Các nghiên cứu cho thấy côn trùng có thể được sử dụng làm thực phẩm cho con người và động vật nuôi trong tương lai.
- Thị trường côn trùng làm thực phẩm rất triển vọng
- Côn trùng có thể thay thế đậu tương trong thành phần thức ăn cho gia cầm
- Sử dụng côn trùng làm thức ăn chăn nuôi: Xu hướng và triển vọng (P1)
- Sử dụng côn trùng làm thức ăn chăn nuôi: Xu hướng và triển vọng (P2)
Nhu cầu tăng cao
Đến năm 2050, thế giới sẽ cần lượng protein nhiều hơn 70% so với nhu cầu ngày nay; điều này xuất hiện do dân số ngày càng tăng trong những năm gần đây, nhận thức ngày càng tăng về lợi ích của chế độ ăn giàu protein và những thay đổi nhân khẩu học khác. Nhưng hệ thống nông nghiệp và sản xuất lương thực hiện tại của chúng ta đang gây ra áp lực lớn lên môi trường, phụ thuộc quá mức vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế, bao gồm đất canh tác và nước uống.
Nông nghiệp chăn nuôi – bao gồm gia cầm, nuôi trồng thủy sản và gia súc được nuôi để lấy thịt và sữa – đóng một vai trò quan trọng đối với nguồn cung cấp protein tổng thể trên toàn cầu. Với việc tiêu thụ các sản phẩm như vậy ngày càng tăng cùng với sức mua gia tăng của người tiêu dùng phổ thông, Liên hợp quốc dự đoán nhu cầu đối với protein có nguồn gốc từ động vật sẽ tăng gấp đôi trong vòng 3 thập kỷ tới.
Cho đến nay, một phần đáng kể sản lượng đậu nành và ngô trên toàn thế giới được sử dụng để chế biến thức ăn chăn nuôi, trong khi 20 triệu tấn cá biển tự nhiên hàng năm được sử dụng để sản xuất bột cá, hay bột cô đặc làm thức ăn gia súc đã khử chất béo được sử dụng để chế biến thức ăn cho cá, tôm trong các hồ nuôi. Những dữ kiện và số liệu thống kê này vô cùng đáng lo ngại, vì chúng làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng liên quan đến tính bền vững và an ninh lương thực.
Câu hỏi quan trọng nhất là liệu ăn thuần chay hay kì vọng người dân chuyển hoàn toàn sang chế độ ăn dựa trên thực vật có phải là một giải pháp đơn giản cho thách thức về nhu cầu protein khổng lồ hay không?
Theo India Times, câu trả lời vẫn là một vùng xám. 43% người dân trên toàn cầu phụ thuộc vào nguồn protein có nguồn gốc từ động vật như một loại thực phẩm chính. Ấn Độ được coi là quốc gia chủ yếu ăn chay hoặc hướng tới sữa, nhưng quốc gia này vẫn có hơn 70% người dân tiêu thụ thịt, cá hoặc trứng.
Tuy nhiên, nếu cả thực vật và động vật nuôi đều không phải là giải pháp, thì thứ gì có thể giúp con người tạo ra một hệ thống lương thực bền vững và an toàn hơn? Câu trả lời khả thi nhất hiện tại có thể chính là côn trùng, những sinh vật nhỏ bé nhưng ẩn chứa tiềm năng to lớn trong lĩnh vực nông nghiệp.
Côn trùng là thức ăn tự nhiên cho cá, gà, tôm và các loại gia súc khác. Côn trùng cung cấp dinh dưỡng và hương vị tối ưu cho động vật, giúp chúng tăng trưởng và miễn dịch tối ưu.
Hơn nữa, côn trùng là động vật ăn xác thối trong tự nhiên, chúng tiêu thụ các sản phẩm phụ hữu cơ và thức ăn thừa để phát triển nhanh chóng, không cần tới đất canh tác, uống ít nước và ít phát thải khí nhà kính. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tích hợp protein và chất béo gốc côn trùng trong chế độ ăn của vật nuôi đã giúp tăng năng suất lên tới 20% và giảm tỷ lệ tử vong ở động vật nuôi.
Trong hàng nghìn năm qua, hơn 2000 loài côn trùng đã được nuôi trên toàn cầu để thu hoạch, bao gồm trứng, ấu trùng, nhộng và con trưởng thành của một số loài côn trùng.
Trên thực tế, ngày nay, côn trùng là một phần chính trong chế độ ăn của 2 tỷ người trên toàn cầu. Theo ước tính, người và vật nuôi có thể ăn được tới 80% trọng lượng cơ thể côn trùng trong khi con số này chỉ là 55% đối với gà. Côn trùng cũng chuyển hóa thức ăn nhanh hơn vì chúng là loài máu lạnh và sinh sản nhanh chóng.
Ích lợi của côn trùng
Côn trùng rất giàu dinh dưỡng với 30-75% protein và 15-40% chất béo, và là nguồn cung cấp tốt tất cả các axit amin thiết yếu và không thiết yếu, bao gồm một lượng lớn Vitamin B1, B2, B3, sắt và kẽm. Điều này làm cho chúng trở thành nguồn dinh dưỡng thích hợp làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cũng như thức ăn cho con người.
Nông nghiệp côn trùng không phải là một khái niệm mới: con người đã nuôi ong và tằm để lấy mật và tơ trong nhiều năm. Các công ty trên toàn cầu đã bắt đầu sản xuất thương mại ruồi đen, dế, giun ăn thịt, châu chấu,… bằng hệ thống tự động hóa và mở rộng quy mô sản xuất côn trùng hàng loạt.
Hầu hết các loài côn trùng đều chứa nhiều phân tử sinh học có tác dụng chống vi khuẩn, chống viêm, chống tăng huyết áp và các đặc tính hữu ích khác, điều này có thể dẫn đến việc sử dụng chúng trong y tế và sản xuất dược phẩm.
Vì vậy, côn trùng thực sự có thể là một phần trong thực phẩm tương lai của con người và vật nuôi. Ngay cả Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) cũng đã công nhận “Côn trùng là tương lai của thực phẩm và thức ăn chăn nuôi”, đồng thời đã công bố một số báo cáo nêu rõ lợi ích của nó.
Tuy nhiên, các lợi ích về dinh dưỡng và môi trường không thể ngay lập tức dẫn đến sự thay đổi nhận thức của người tiêu dùng bình thường đối với việc tiêu thụ trực tiếp các sản phẩm làm từ côn trùng. Việc không chấp nhận côn trùng, hậu quả từ việc tiêu thụ côn trùng và những yếu tố văn hóa khác cần được khắc phục trước khi người dân chấp nhận sử dụng côn trùng như một nguồn thực phẩm tương lai.
Hiện tại, sử dụng côn trùng để cung cấp dinh dưỡng cho động vật nuôi, cho những lĩnh vực không liên quan tới con người hoặc cho các ngành công nghiệp khác sẽ là một hướng đi thiết thực và sẽ tạo ra đủ thời gian để giải quyết những nghi ngờ và lo ngại về việc tiêu thụ và sử dụng trực tiếp những sinh vật này.
Nguồn Tổ Quốc
- thức ăn chăn nuôi li>
- thực phẩm li>
- côn trùng li>
- lương thực li> ul>
- SHG: Khánh thành trại chăn nuôi lợn công nghệ an toàn sinh học 183 tỷ đồng
- Trung Quốc chiếm 46% trong tổng sản lượng thịt lợn thế giới năm 2024
- Thoát nghèo nhờ nuôi dê
- Giá thịt lợn tại Vương quốc Anh tăng mạnh
- Những tiến bộ gần đây trong đánh giá năng lượng ở lợn
- Kinh nghiệm quản lý và đầu tư phát triển chăn nuôi của một số quốc gia phát triển và bài học cho Việt Nam (kỳ i)
- Lãi trăm triệu đồng từ nuôi gà đẻ trứng
- Trung Quốc điều tra việc nhập khẩu thịt bò vì tình trạng cung vượt cầu khiến giá thịt giảm mạnh
- Phát triển chăn nuôi gắn với tiêu dùng xanh tại Việt Nam: Hiện trạng, thách thức và giải pháp
- Hiệu quả của việc bổ sung bổ sung 25-hydroxycholecalciferol (25-OH-D3) ở gà đẻ nuôi mật độ cao
Tin mới nhất
T5,02/01/2025
- SHG: Khánh thành trại chăn nuôi lợn công nghệ an toàn sinh học 183 tỷ đồng
- Trung Quốc chiếm 46% trong tổng sản lượng thịt lợn thế giới năm 2024
- Thoát nghèo nhờ nuôi dê
- Giá thịt lợn tại Vương quốc Anh tăng mạnh
- Những tiến bộ gần đây trong đánh giá năng lượng ở lợn
- Kinh nghiệm quản lý và đầu tư phát triển chăn nuôi của một số quốc gia phát triển và bài học cho Việt Nam (kỳ i)
- Lãi trăm triệu đồng từ nuôi gà đẻ trứng
- Trung Quốc điều tra việc nhập khẩu thịt bò vì tình trạng cung vượt cầu khiến giá thịt giảm mạnh
- Phát triển chăn nuôi gắn với tiêu dùng xanh tại Việt Nam: Hiện trạng, thách thức và giải pháp
- Hiệu quả của việc bổ sung bổ sung 25-hydroxycholecalciferol (25-OH-D3) ở gà đẻ nuôi mật độ cao
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất