Tản mạn đầu năm về con đỉa - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Tản mạn đầu năm về con đỉa

    PGS.TS Đỗ Võ Anh Khoa, TS. Nguyễn Thế Thao, ThS. Nguyễn Thị Chuyên, ThS. Phạm Thị Huê

     

    Trường Đại học Lâm nghiệp

    Liên hệ: 0918026653/[email protected]

     

    1. Tổng quan

    Dùng đỉa để trị bệnh.

    (https://yuvannaturefoundation.com/leech-therapy/)

     

    • Đỉa (Hirudinea) thường sống ở vùng nước nông, ao, hồ, đầm lầy và những đoạn suối chảy chậm, ẩn mình giữa các loài thực vật thủy sinh hoặc dưới đá, khúc gỗ và các mảnh vụn khác trong nước;

     

    • Hầu hết đỉa sống ở nước, một số có thể sống trong môi trường khô ráo bằng cách đào hố bùn/lòng đất nhiều tháng mà không cần nguồn nước bên ngoài;

     

    • Đỉa gây ra nỗi sợ hãi không đáng có ở nhiều người. Khi chúng bám vào da, vết cắn của chúng gần như không gây đau đớn. Tuy nhiên, vết cắn của đỉa cũng có thể dẫn đến tử vong (mặc dù rất hiếm)/ tạo điều kiện cho mầm bệnh khác tấn công vật chủ;

     

    • Đỉa là thức ăn cho động vật ăn thịt bao gồm cá, chim, rắn, rùa, tôm càng, ếch, chuồn chuồn, động vật lưỡng cư và ở mức độ thấp hơn là côn trùng và ốc sên;

     

    • Đỉa cần máu để phát triển và sinh sản;

     

    • Đỉa tiết ra enzyme hirudin trong nước bọt để ngăn máu đông lại trước khi tiêu hóa và để ngăn vật chủ hình thành cục máu đông để chúng hút máu dễ dàng. Ngoài ra, hirudin cũng có thể làm tê liệt cục bộ;

     

    • Một con giun đất bị cắt làm đôi có thể phát triển thành hai con giun riêng biệt. Nhưng nếu 1 con đĩa nếu bị cắt thì xem như đã chết. Nó cũng không có khả năng tái sinh trong điều kiện đã phơi khô hoặc đốt cháy. Đó là sự mất mát về mặt tiến hóa của chúng;

     

    • Đỉa có thể sống từ 2-8 năm. Trong tự nhiên, chúng có thể tồn tại >10 năm (khá dài đối với một số động vật không xương sống);

     

    • Đỉa có 2 trái tim hình ống, 10 mắt (nhưng thị lực kém), 10 dạ dày, 32 đoạn não và 9 cặp tinh hoàn; Chiều dài đỉa thường từ 1,27- 6,35cm (một số loài ở Mỹ có thể dài tới 25,4-50,8cm);

     

    • Đỉa có hầu nhô ra được gọi là vòi, hoặc hầu không thể nhô ra. Một số nhóm có hàm;

     

    • Khoảng 3/4 loài đỉa là loài ký sinh hút máu vật chủ, số còn lại là động vật ăn thịt.

     

    2. Lợi ích

     

    • Nhu cầu ngày càng tăng về đỉa làm thuốc (đông y và tây y) trên toàn thế giới. Các bác sĩ đã sử dụng đỉa để lấy máu và điều trị các cơn đau thấp khớp, bệnh gút, tất cả các loại sốt, mất thính giác, bệnh zona, bệnh ngoài da, chấn thương, nhọt, tim mạch, tắc nghẽn mạch máu, xơ vữa động mạch… Ngoài ra bột đỉa còn dùng để trị hói đầu/rụng tóc, giúp thúc đẩy lưu lượng máu đến các mô bị tổn thương của bệnh nhân hoặc chống tắt nghẽn mạch máu/tiểu đường,…;

     

    • Đỉa có thể dùng làm mồi câu cá, làm thức ăn cho một số loài vật nuôi.

     

    3. Tác hại

     

    • Phá hoại hệ sinh thái nông nghiệp-thủy sản;

     

    • Truyền bệnh (Đỉa không có hệ thống miễn dịch để khử trùng chất chứa trong ruột. Vì vậy, nếu một con đỉa có vi khuẩn gây bệnh trong ruột bám vào vết thương vật chủ sẽ có thể gây nhiễm trùng cho vật chủ).

     

    4. Sinh sản

     

    • Đỉa là loài lưỡng tính, có cả cơ quan sinh dục đực (10 tinh hoàn) và cái. Giống như giun đất, chúng cũng có âm vật, một vùng da dày lên mà chỉ lộ rõ ​​trong thời kỳ sinh sản;

     

    • Giao phối là quá trình đan xen giữa các cá thể, mỗi cá thể gửi tinh trùng vào vùng âm vật của cơ thể khác. Tinh trùng sau đó sẽ đến buồng trứng để thụ tinh. Đỉa mẹ tạo thành một cái kén cứng, sền sệt bao quanh khối trứng và gắn nó vào vật cứng hoặc chôn trong bùn;

     

    • Đỉa đẻ từ 1- >100 trứng trong kén hình bầu dục hoặc hình thuôn dài (khoảng 5 con mỗi kén) và thường bám vào đá hoặc thảm thực vật;

     

    • Thông thường, phải mất khoảng 2 tuần để trứng nở thành con. Chúng mất 1 năm để trưởng thành về mặt sinh sản. Những con non nở ra giống và hoạt động như những con trưởng thành và không thay đổi nhiều cho đến khi lớn lên;

     

    • Đỉa sinh sản vào mùa xuân;

     

    • Loài đỉa tốt nhất để nuôi là Hirudo medicinalisHirudo orientalis. Ba năm đầu có khả năng cho kén cao.

     

    • Việc phân biệt đỉa già và trẻ là không dễ.

     

    5. Nuôi dưỡng

     

    • Đỉa ký sinh – ăn máu của cá, chim, động vật lưỡng cư và động vật có vú;

     

    • Thức ăn cho đỉa: ếch, cá, giun đất, ốc, trứng cá, côn trùng thủy sinh, giáp xác nhỏ (không phải tôm), máu của động vật có vú. Một số loài ăn xác thối và chỉ một số ít đỉa hút máu động vật máu nóng;

     

    • Cho ăn 1 lần/tuần (đĩa có thể chịu đói lên đến 6 tháng);

     

    • Nhiệt độ thích hợp nhất là 20–25°C. Đỉa có khả năng sống sót khi tiếp xúc với nhiệt độ cực thấp (-196°C) cũng như ở điều kiện bảo quản kéo dài ở -90°C;

     

    • Đỉa không cần đèn/ánh sáng vì sống về đêm;

     

    • Nước ngọt mát (giếng/hồ lạnh) là chìa khóa để giữ cho đỉa khỏe mạnh (Không dùng nước Clo/nước máy). Tốt nhất nên thay nước 2-3 ngày một lần hoặc ít nhất một lần một tuần để giữ mức độc tố, chất phân hủy và mảnh vụn ở mức tối thiểu. Loại bỏ 1⁄4 lượng nước cũ ra khỏi thùng chứa và thay thế bằng nước mới.

     

    6. Kiểm soát

     

    • Vôi sống: 53-99% CaO – phụ thuộc vào pH được tạo ra. Vôi sống 99% CaO/ở nồng độ 250 ppm, pH>8,6 có hiệu quả cao nhất trong việc tiêu diệt đỉa trưởng thành và kén của chúng;

     

    • Neguvon: mặc dù có hiệu quả trên đỉa trưởng thành nhưng không ảnh hưởng đến sức sống của ấu trùng trong kén;

     

    • Dylox/Masoten: được đề nghị là 0,5 ppm, trộn kỹ trong lòng đất;

     

    • Đồng sunfat pentahydrate: liều khuyến cáo là 5 ppm. Tuy nhiên, cách tiếp cận này sẽ giết chết mọi thứ dưới nước, bao gồm cả cá và các sinh vật khác. Vì vậy, phương pháp này chỉ nên được sử dụng ở những vùng nước kín, không có cá;

     

    • Vịt: ăn đỉa như là giải pháp sinh học.

     

    7. Chống đỉa bám

     

    • Xịt/bôi vào chân/vùng da hở, giày, quần áo nước muối đậm (làm mất nước, khiến nó bong ra khỏi da và chết), thuốc đuổi côn trùng có vị đắng (kem có DEET – N diethyl-3-methylbenzamide, Craghoppers Nosilife, Permethrin, Dettol), dầu bạch đàn chanh/giấm, lá thuốc lá,…;

     

    • Đẩy móng tay hoặc vật cứng nhẹ nhàng vào bên dưới mút/răng của con đỉa (không giật đỉa thô bạo ra khỏi da vì khiến nó nôn ra máu chứa vi khuẩn).

     

    8. Thu hoạch đỉa con

     

    Lấy một lon nhôm, đục những lỗ nhỏ đủ nhỏ để đỉa chui vào, sau đó bỏ mồi vào lon.

     

    Tóm lại

     

    Đỉa là loài ký sinh dễ nuôi với chi phí thấp. Thị trường tiêu thụ đỉa khô và bột đỉa khá lớn (đỉa khô và bột đỉa). Nhiều nước (Nga, Trung Quốc, Hy Lạp…) cũng có nông trại nuôi đỉa để phục vụ cho y học. Đây có thể đây là mô hình phù hợp với kinh tế nông hộ, khi mà các loài vật nuôi thông thường không còn là ưu thế. Tuy nhiên, việc nuôi đỉa cần phải có khuyến cáo đầy đủ, mô hình nuôi/sản xuất-tiêu thụ phải được kiểm soát/quản lý chặt chẽ,… để không ảnh hưởng đến môi trường/hệ sinh thái nông nghiệp-thủy sản và sức khỏe con người (đặc biệt là trẻ em).

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.