Theo thống kê, toàn tỉnh Bắc Ninh hiện có khoảng 4,5 triệu con gia cầm, trong đó, gà có hơn 3,1 triệu con hàng ngày chất thải ra môi trường khoảng 300 tấn. Với khối lượng lớn như vậy, việc phát huy hiệu quả giải pháp đệm lót sinh học là cần thiết để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, hạn chế dịch bệnh trong mùa hè nắng nóng, nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
Là hộ có nhiều năm kinh nghiệm và hiện đã xây dựng được hệ thống chuồng trại khép kín quy mô lớn, ông Nguyễn Văn Tầm, thôn Lai Đông (Trung Chính, Lương Tài) quyết định tìm hiểu và sử dụng đệm lót sinh học từ năm 2018. Chỉ với 300.000 đồng chi phí cho 20kg rỉ mật đường, nửa kg men gốc trộn với 120ml nước và ủ trong 1 tuần. Hỗn hợp này sau đó được mang phun trực tiếp vào đệm lót bằng trấu, mùn cưa, giúp gia đình ông xử lý nền chuồng hiệu quả, an toàn 3 chuồng nuôi diện tích 1.200 m2 với 10.000 con gà giống và gà thương phẩm.
Ông Tầm chia sẻ: “Hiện đang là thời điểm nắng nóng, sức đề kháng của vật nuôi giảm nên nguy cơ nhiễm bệnh và khả năng bùng phát dịch rất cao. Công tác vệ sinh chuồng trại là hết sức quan trọng. So với phương pháp rắc trấu truyền thống, việc áp dụng đệm lót sinh học để xử lý phân có nhiều ưu điểm về phòng bệnh, làm giảm chi phí đầu tư trong trồng trọt như phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật; tăng độ phì nhiêu của đất. Cùng với phương pháp này, gia đình tôi tiêm vắc xin, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, cho ra chất lượng con giống tốt, có nguồn gốc rõ ràng nên sản phẩm tiêu thụ thuận lợi”.
Giải pháp đệm lót sinh học được Trung tâm Khuyến nông và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tỉnh triển khai thí điểm từ năm 2014 tại 6 hộ chăn nuôi gà, lợn ở các huyện Yên Phong, Quế Võ và thị xã Từ Sơn. Đến nay, có khoảng 30 cơ sở chăn nuôi đang sử dụng. Ông Vũ Thái Ninh, Giám đốc Trung tâm nhận định: Ưu điểm của việc sử dụng đệm lót sinh học là góp phần giảm thiểu đáng kể mùi hôi từ chất thải và hô hấp ở vật nuôi, hạn chế lượng chất thải ra môi trường xung quanh. Tăng cường quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn giúp tăng sức đề kháng, tạo ra thực phẩm sạch, mùi vị thơm ngon.
Gia đình bà Đặng Thị Lợi, thôn Xuân Hội (Lạc Vệ, Tiên Du) phát huy tốt hiệu quả đệm lót sinh học cho chăn nuôi gà đẻ trong mùa nắng nóng.
Bà Đặng Thị Lợi, thôn Xuân Hội (Lạc Vệ, Tiên Du) phấn khởi cho biết: “Trời nắng nóng, việc dọn dẹp chuồng nuôi trước đây với chúng tôi rất vất vả. Từ khi áp dụng đệm lót sinh học gia đình tôi giảm lao động, công dọn chuồng, tiết kiệm chi phí. Nửa năm đến một năm mới phải dọn chuồng một lần mà năng suất gà đẻ vẫn tốt”.
Để làm đệm lót sinh học thường có hai cách đó là rắc men vi sinh trực tiếp lên đệm lót hoặc tiến hành ủ men vi sinh sau đó mới rắc lên đệm lót. Đệm lót được làm từ các nguyên liệu có độ xơ cao, có độ trơ cứng không dễ bị làm mềm nhũn, không độc, không gây kích thích đối với gà như: mùn cưa, vỏ bào của các loại gỗ, vỏ lạc, lõi ngô, thân cây ngô nghiền, vỏ hạt bông, thân cây bông, bã mía, xơ dừa… có độ dày từ 30 – 40 cm. Trong mùa hè, hệ thống chuồng trại cần lắp đặt các quạt thông gió, quạt hơi nước. Thường xuyên mở cửa chuồng trại cho thông thoáng, sử dụng đệm lót mỏng, thay mới trong những tháng nóng nhất, định kỳ cào trên bề mặt để giúp cho đệm lót được tơi xốp, phân được phân hủy nhanh. Ngoài ra, người chăn nuôi cũng cần lưu ý mua men vi sinh tại các cơ sở uy tín để bảo đảm an toàn cho đàn vật nuôi.
Để nhân rộng mô hình và gia tăng tiện ích của giải pháp này, Trung tâm Khuyến nông và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tỉnh tiếp tục tập huấn, phổ biến kỹ thuật chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học đúng quy trình, tổ chức tham quan mô hình, trao đổi kinh nghiệm giữa các hộ sản xuất, từ đó, thay đổi tập tục nuôi, cải thiện đời sống của người dân, phát triển chăn nuôi bền vững.
Song Giang
Nguồn tin: Báo Bắc Ninh
- đệm lót sinh học li> ul>
- Tính ngon miệng rất quan trọng với vật nuôi
- GREENFEED phát triển bền vững từ các thực hành nông nghiệp tuần hoàn
- Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng chăn nuôi dê thịt
- Nuôi bò thịt thâm canh gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
- Bảo vệ: Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập trụ sở mới tại Việt Nam
- Tầm quan trọng của dịch vụ hậu mãi trong việc tối ưu hóa hiệu suất
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
- Những tiến bộ công nghệ cao trong chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam
Tin mới nhất
T4,04/12/2024
- Tính ngon miệng rất quan trọng với vật nuôi
- GREENFEED phát triển bền vững từ các thực hành nông nghiệp tuần hoàn
- Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng chăn nuôi dê thịt
- Nuôi bò thịt thâm canh gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Bảo vệ: Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập trụ sở mới tại Việt Nam
- Tầm quan trọng của dịch vụ hậu mãi trong việc tối ưu hóa hiệu suất
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
- Những tiến bộ công nghệ cao trong chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam
- WHO kêu gọi tăng cường giám sát cúm gia cầm
- Bảo vệ: Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập trụ sở mới tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất