Triển khai từ năm 2014, dự án “Ngân hàng bò” do Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh phát động đã đạt được những kết quả tích cực, tạo sinh kế mang lại cơ hội thoát nghèo cho nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh.
Ông Lê Quang Bình (bìa trái, ấp Tân Bình, xã Sơn Bình, huyện Châu Đức) vui mừng khi nhận bò giống do Hội Chữ thập đỏ huyện Châu Đức trao tặng.
Theo chỉ dẫn của cán bộ Hội CTĐ huyện Châu Đức, chúng tôi tới nhà của bà Cao Thị Hồng Phượng, thôn Phước An, xã Đá Bạc, huyện Châu Đức, một trong những hộ được nhận bò sinh sản do Hội CTĐ huyện Châu Đức vận động. Gia đình bà Phượng thuộc hoàn cảnh khó khăn, con gái bị bệnh não úng thủy, nằm một chỗ, mọi hoạt động sinh hoạt thường ngày phải phụ thuộc vào người khác.
Vợ chồng bà làm nghề tự do, ai thuê gì thì làm nấy. Ngôi nhà gia đình bà đang ở là nhà tình thương được xây trên đất của họ hàng cho ở nhờ. Năm 2017, sau khi bình xét, Hội CTĐ huyện Châu Đức đã trao cho gia đình bà 1 con bò sinh sản trị giá 20 triệu đồng. Sau 5 năm cần cù chăm sóc, gia đình bà Phượng có đàn bò gồm 1 bò sinh sản và 3 con với tổng trị giá trên 60 triệu đồng.
“Được Hội CTĐ huyện Châu Đức hỗ trợ, tôi có thể vừa yên tâm ở nhà chăm sóc con, vừa chăm đàn bò. Vì bò có đặc điểm dễ chăm sóc, cung cấp đầy đủ thức ăn như cỏ, rơm, cám là được. Nhờ đàn bò mà gia đình tôi có tiền để chi trả các chi phí chữa bệnh cho con”, bà Phượng chia sẻ. Ngoài ra, bà cũng đã trao cho gia đình khác 1 con bê đực. Hiện tại bò sinh sản của gia đình bà đang mang bầu, dự kiến tháng 6 đàn bò của gia đình bà Phượng sẽ có thêm 1 con bê nữa.
Không chỉ có gia đình bà Phượng, nhiều hộ trên địa bàn tỉnh cũng có chung niềm vui thoát nghèo từ dự án hỗ trợ bò sinh sản. Gia đình ông Nguyễn Tất Huân, phường Hắc Dịch, TX. Phú Mỹ là hộ nghèo chuẩn quốc gia. Tuy hai vợ chồng ông đã hơn 60 tuổi nhưng vẫn phải đi làm thuê để nuôi con trai bị bệnh ung thư đường ruột, phải nằm một chỗ.
Năm 2018, gia đình ông Huân được nhận hỗ trợ 1 con bò sinh sản từ dự án ngân hàng bò của Hội CTĐ TX. Phú Mỹ. Sau 4 năm nuôi dưỡng, nhờ bò sinh sản, ông Huân đã xuất bán được 3 lứa bê, thu về gần 70 triệu đồng. Nhờ số tiền này, ông Huân có thêm điều kiện mua thuốc cho con và trang trải cuộc sống gia đình. “Tôi biết ơn Hội CTĐ TX. Phú Mỹ, nhờ được hỗ trợ mà gia đình tôi có thêm thu nhập để lo chi phí hằng ngày và tiền thuốc men hàng tháng cho con trai. Tôi mừng lắm! Tôi luôn cố gắng hết sức để chăm sóc bò thật tốt, để lo cho cuộc sống của tôi tốt hơn, không phụ tấm lòng của mọi người trao gửi tới tôi”, ông Huân nói.
Sau 6 năm dự án “ngân hàng bò” được triển khai, trên địa bàn TX. Phú Mỹ có 15 hộ được nhận thêm sinh kế để vượt khó với tổng giá trị trên 300 triệu đồng. Bà Nguyễn Thị Quý, Chủ tịch Hội CTĐ TX.Phú Mỹ cho biết, từ khi triển khai đến nay, thì số bê con được sinh ra khoảng 20 con, đa số là bê đực nên các hộ đã bán, còn bê cái, các hộ giữ lại để nuôi, phát triển đàn bò của mình.
“Để các hộ chăm sóc tốt bò sinh sản, Hội CTĐ TX.Phú Mỹ đã phối hợp với Hội Nông dân tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăm sóc bò, trang bị cho các hộ thêm kỹ năng, kiến thức chăn nuôi bò sinh sản”, bà Quý chia sẻ.
Bà Hà Thị Việt Bắc, Phó Chủ tịch Hội CTĐ tỉnh cho biết, qua khảo sát, các hộ được trao bò sinh sản rất vui khi nhận được nguồn hỗ trợ và họ chăm sóc bò rất tốt, phát triển nguồn bê để trao cho hộ gia đình khó khăn khác, người dân cũng được giữ con bò cái giống đó để nuôi tạo thêm nhiều bê con nữa. Đây có thể được xem là mô hình giảm nghèo có hiệu quả thiết thực; hỗ trợ các hộ nghèo, mở hướng phát triển kinh tế, giải quyết việc làm.
“Từ những kết quả đạt được, thời gian tới, Hội CTĐ tỉnh tiếp tục kêu gọi các tổ chức đơn vị, nhà hảo tâm hỗ trợ cho ngân hàng bò để tạo sinh kế cho người dân khó khăn, đang có nhu cầu chăn nuôi bò. Đồng thời, Hội CTĐ kịp thời luân chuyển bò sinh sản đến các hộ nghèo khác chăn nuôi. Từ đó, tạo cơ hội giúp các hộ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững”, bà Bắc nhấn mạnh.
Bài, ảnh: NHUNG HOA
Nguồn: Báo Bà Rịa Vũng Tàu
- Ngân hàng bò li> ul>
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất