Thái Lan: Tổ hợp chăn nuôi gà hoàn hảo để xuất khẩu - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Thái Lan: Tổ hợp chăn nuôi gà hoàn hảo để xuất khẩu

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Cuối tháng 8/2018, đoàn nhà báo chúng tôi có chuyến tham quan hệ thống trang trại và nhà máy chế biến thịt của Tập đoàn Charoen Pokphand (CP) tại tỉnh Korat, Thái Lan. Đây là mô hình chăn nuôi khép kín và hoàn hảo nhất tại tỉnh Thái Lan, và tại Việt Nam tới đây cũng sẽ có mô hình tương tự, thậm chí còn hiện đại hơn Thái Lan, được CP đầu tư tại tỉnh Bình Phước.

    Tự động hoàn toàn, khép kín mọi khâu

    Chuỗi sản phẩm thịt chỉ chuyên dành cho thị trường xuất khẩu của CP tại tỉnh Korat là một chuỗi  sản xuất khép kín với cụm các nhà máy, bao gồm: nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, trang trại nuôi gà bố mẹ, nhà máy ấp trứng, hệ thống trang trại chăn nuôi gà thịt, nhà máy giết mổ, nhà máy chế biến thịt, hệ thống kho trữ lạnh để xuất khẩu. Các nhà máy và hệ thống trang trại chăn nuôi này đặt tại một khu vực với bán kính không vượt quá 50 km, nhằm tạo ưu thế về vận chuyển, kiểm soát, cũng như hiệu quả tốt nhất trong hoạt động sản xuất. Nếu gà thịt vận chuyển từ trang trại đến nhà máy giết mổ khoảng cách quá xa gà sẽ mệt, và hao hụt trọng lượng nhiều.

    Thái Lan: Tổ hợp chăn nuôi gà hoàn hảo để xuất khẩu

    Đoàn nhà báo tới thăm nhà máy chế biến thịt của Tập đoàn C.P tại Korat, Thái Lan

    Cảm nhận đầu tiên khi đến thăm trang trại chăn nuôi C.P tại Thái Lan là khuôn viên xung quanh các chuồng chăn nuôi được trồng rất nhiều cây xanh và bồn hoa. Khâu kiểm soát dịch bệnh vô cùng chặt chẽ từ giống bố mẹ, trại nuôi cho đến quy trình sản xuất. Trước khi muốn xây dựng trang trại chăn nuôi tại nơi nào đó, phải tìm khu vực có thể kiểm soát dịch bệnh. Trong vòng bán kính 10 km không được có bất cứ trang trại chăn nuôi nào khác.

    Dường như không có bất cứ ai được vào trong chuồng nuôi khi quá trình chăn nuôi diễn ra, kể cả công nhân, kỹ sư của trang trại, đến khách tham quan, kể cả lãnh đạo của trang trại cũng không được vào khu vực chăn nuôi. Bởi đó, là nguyên tắc phòng chống dịch bệnh cho gia súc gia cầm. Vì vậy, chúng tôi chỉ được ngồi ở văn phòng của trang trại, theo dõi gia súc gia cầm qua màn hình.

    Trong các chuồng nuôi đều có hệ thống camera với rất nhiều “mắt”, nối vào màn hình. Các kỹ sư, công nhân phải ngồi ở tòa nhà văn phòng để điều khiển thiết bị, “chăm sóc” gia súc gia cầm. Mỗi lứa nuôi, cửa chuồng chỉ mở cửa hai lần, một lần là khi đưa con giống vào nuôi, và lần thứ hai là xuất chuồng. Suốt quá trình diễn ra lứa nuôi, cửa chuồng đóng, hoạt động chăn nuôi được điều khiển tự động mọi khâu thông qua hệ thống máy tính, từ phân phối thức ăn, nước uống, điều chỉnh độ ẩm, nhiệt độ.

    Một trong những bí quyết ở đây là đệm nền chuồng với men vi sinh để suốt lứa nuôi không phải dọn phân mà trong chuồng không có mùi hôi, không có mùi ammoniac. Việc không công nhân không hiện diện trong chuồng nuôi gà, cũng là để đảm bảo quyền phúc lợi vật nuôi cho đàn gà được sống tự nhiên thoải mái nhất, gà khát thì uống, đói thì ăn, có khu vực cho gà nghỉ ngơi trong chuồng.

    Trong khi tại Việt Nam, việc công nhân chăn nuôi vào trong chuồng nuôi gia súc, gia cầm làm vệ sinh, dọn phân, hay đổ thức ăn vào máng, thậm chí là tiêm phòng dịch bệnh cho gia súc… đã tạo stress, sợ hãi cho vật nuôi, khiến chúng chậm lớn và giảm chất lượng thịt.

    Thái Lan: Tổ hợp chăn nuôi gà hoàn hảo để xuất khẩu

    Chuỗi sản phẩm thịt chỉ chuyên dành cho thị trường xuất khẩu của CP tại tỉnh Korat là một chuỗi  sản xuất khép kín với cụm các nhà máy, bao gồm: nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, trang trại nuôi gà bố mẹ, nhà máy ấp trứng, hệ thống trang trại chăn nuôi gà thịt, nhà máy giết mổ, nhà máy chế biến thịt, hệ thống kho trữ lạnh để xuất khẩu.

    Các kỹ sư, công nhân chăn nuôi của CP Thái Lan chỉ cần ngồi ở văn phòng quan sát máy tính cũng biết được gà có hành vi như thế nào, có biểu hiện bất thường hay không. Trong chuồng gà đặt các thiết bị cân tự động, là những hộp hình vuông sát dưới nền chuồng. Gà trong quá trình vận động, chạy nhảy chúng nhảy lên mặt cân, máy tính ở văn phòng sẽ hiện lên số đo trọng lượng của con gà đó. Kỹ sư chăn nuôi sẽ qua đó mà tính toán được tốc độ tăng trọng của đàn gà.

    Với quy trình chăn nuôi tự động hoàn toàn như vậy, một công nhân quản lý được 4 chuồng nuôi, với 80.000 con gà. Một bác sĩ thú y theo dõi kiểm soát dịch bệnh cho 200.000 – 500.000 con gà. Đồng thời, nhờ khép kín, ngăn chặn hoàn toàn nguồn dịch bệnh xâm nhập từ bên ngoài, cùng với việc 3 lần đưa vắc xin phòng dịch cho gà vào qua đường nước uống, giúp cho đàn gà an toàn tuyệt đối với dịch bệnh.

    Tại Thái Lan, giá bán gà thịt cũng như các sản phẩm chăn nuôi khác được Chính phủ Thái Lan áp giá, điều hành ổn định trong suốt thời gian dài. Vì vậy, các trang trại chăn nuôi không thể tự đưa ra giá bán để cạnh tranh nhau, mà chỉ có thể cạnh nhau về giá thành. Tức là, cơ sở nào chăn nuôi đạt giá thành thấp hơn thì sẽ thu được lợi nhuận cao hơn.

    Với Công ty C.P Thái Lan, giá thành chăn nuôi một kg thịt gà khoảng 33 bath, tương đương 23.000 đồng. Giá bán tại trại chăn nuôi khoảng 37 bath, tương đương  26.000 đồng/kg. Dù chăn nuôi chỉ có lãi khoảng 3000 đồng tiền Việt cho 1 kg thịt gà, nhưng một nhân công nuôi chăm sóc quản lý 80.000 con gà, nên bình quân lợi nhuận đạt được trên mỗi lao động lên tới khoảng 720 triệu đồng/lứa nuôi (thời gian chăn nuôi mỗi lứa gà khoảng 2 tháng, bao gồm cả lúc nghỉ trống chuồng đợi lứa mới).

    80 sản phẩm chế biến từ thịt gà

    Chúng tôi tham quan nhà máy Giết mổ gà và chế biến thịt Korat của Tập đoàn CP chuyên chế biến thịt gà xuất khẩu đặt tại tỉnh Korat của Thái Lan, tuy đã được đưa vào hoạt động cách nay 14 năm nhưng vẫn mang tính hiện đại của nó. Từ khâu giết mổ, pha lóc, chế biến, đóng gói đều được thực hiện trên dây chuyền sản xuất hoàn toàn tự động, rất ít có công nhân tham gia. Dây chuyền sản xuất này không chỉ hiện đại về tự động hóa mà còn có hệ thống thiết bị dò kim loại, cũng như hệ thống thiết bị chụp X-quang để phát hiện những vật thể lạ.

    Thái Lan: Tổ hợp chăn nuôi gà hoàn hảo để xuất khẩu

    Ông Sanhawat Chaichana, Giám đốc Nhà máy Giết mổ và Chế biến Korat (áo đen, thứ ba từ trái sang)

    Ông Sanhawat Chaichana, Giám đốc Nhà máy Giết mổ và Chế biến Korat, cho biết nhà máy này mỗi ngày chế biến khoảng 400.000 con gà để phục vụ xuất khẩu trên 15 thị trường trên thế giới, trong đó có thị trường Nhật, châu Âu. Theo đó sản xuất từ 70-80 dòng sản phẩm chế biến từ hấp cho đến chiên hoặc nướng… mỗi một thị trường sẽ có những sản phẩm phù hợp để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Tức sản xuất, chế biến sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng.

    Để tạo ra được gần 80 dòng sản phẩm chế biến phong phú như vậy, C,P thu thập qua nhiều phương thức: từ sự đặt hàng của đối tác ở Nhật và các nước; đi khảo sản các món ăn của khắp các địa phương trên đất nước Thái Lan xem người dân có những món ăn gì độc đáo từ thịt gà, rồi nghiên cứu nâng sản phẩm lên, chế biến tự động quy mô công nghiệp. Sản phẩm thịt gà sau khi chế biến có giá trị bán cao gấp 6 lần so với gà thịt nguyên con xuất chuồng, nếu không tính chi phí gia vị đưa vào trong sản phẩm chế biến, chi phí điện, nước, nhân công, khấu hao máy móc. Nếu tính hết các chi phí này vào giá thành, thì công đoạn chế biến đem lại giá trị gia tăng cao gấp 2 lần so với thịt gà chưa chế biến.

    Ông Sanhawat Chaichana cho hay, Thái Lan từ lâu đã là quốc gia xuất khẩu thịt gà đứng đầu Châu Á, với tổng giá trị xuất khẩu sản phẩm này khoảng 3,3 tỉ USD/năm, trong đó riêng CP Thái Lan đạt 1,5 tỉ USD/năm. C.P tại Thái Lan có 4 nhà máy chế biến thịt gà đặt ở 4 tỉnh khác nhau, trong đó nhà máy sớm nhất được xây dựng và xuất khẩu từ năm 1973, nhưng nhà máy tại Korat là nhà máy “sinh sau đẻ muộn” nhất, nên hiện đại nhất và công suất cũng lớn nhất trên đất nước Thái Lan.

    Thái Lan: Tổ hợp chăn nuôi gà hoàn hảo để xuất khẩu

    Tác giả bài báo và sản phẩm thịt gà của Tập đoàn C.P (Thái Lan)

    Việt Nam sẽ có tổ hợp thịt gà xuất khẩu hiện đại hơn Thái Lan

    Ông Vũ Anh Tuấn, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam cho biết, sắp tới tại Việt Nam sẽ có tổ hợp cụm các nhà máy và trang trại giống như Thái Lan để phục vụ cho xuất khẩu sản phẩm thịt gà. C.P Việt Nam đang đầu tư xây dựng tổ hợp này tại tỉnh Bình Phước – đây là tỉnh được đánh giá là khu an toàn dịch bệnh đối với gà. Tại đây sẽ xây dựng nhà máy thức ăn chăn nuôi, hệ thống trang trại gà giống bố mẹ, nhà máy ấp trứng, hệ thống trang trại chăn nuôi gà thịt và nhà máy chế biến các sản phẩm từ thịt gà. “Tổ hợp ở Bình Phước sẽ được CP đầu tư mới hoàn toàn. Do tổ hợp nhà máy ở Việt Nam được đầu tư sau nên các thiết bị được sử dụng là những công nghệ mới nhất, hiện đại nhất nên sẽ hơn hẳn cụm nhà máy ở Thái Lan”, ông Vũ Anh Tuấn nói.

    CP Việt Nam đã ký kết hợp tác với Tập đoàn Itochu của Nhật Bản, để Tập đoàn làm đầu mối phân phối, tiêu thụ sản phẩm thịt gà của CP Việt Nam tại thị trường Nhật Bản. Itochu có lịch sử phát triển gần 160 năm và là một trong những tập đoàn thương mại tổng hợp hàng đầu với khoảng 120 công ty hoạt động ở 63 quốc gia trên thế giới. Vào tháng 5/2018, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã  có buổi tiếp và làm việc với Tập đoàn ITOCHU đến từ Nhật Bản và lãnh đạo Công ty Chăn nuôi C.P Việt Nam về vấn đề liên kết xuất khẩu thịt gà Việt Nam sang Nhật Bản.

    Chu Minh Khôi

    Ngày 20/8 vừa qua, tại UBND tỉnh Bình Phước đã diễn ra hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Phước năm 2018. Tại đây, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, ông Montri Suwanposri – Tổng Giám đốc Công ty CP Việt Nam đã nhận được giấy chứng nhận đầu tư từ ông Nguyễn Văn Hùng – Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Becamex, tỉnh Bình Phước. Ông Montri Suwanposri cho biết, Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP. Việt Nam công bố đầu tư dự án chế biến gà xuất khẩu, là một dự án có quy mô lớn nhất trong các dự án mà CP. Việt Nam đã đầu tư tại Việt Nam. Dự án này có vốn đầu tư lên đến 200 triệu USD, với công suất đạt 50 triệu con/năm. Đây là dự án xuất khẩu gà chế biến theo mô hình khép kín đầu tiên của Việt Nam thực hiện chính sách của Chính phủ trong việc thúc đẩy Việt Nam trở thành nước sản xuất thực phẩm đạt tiêu chuẩn của quốc tế. Để tạo công ăn việc làm, tạo cơ hội cho người dân Việt Nam sinh sống tại địa phương, với hơn 3.000 vị trí công việc có liên quan trực tiếp đến dự án. ” Công ty C.P Việt Nam tin tưởng với sự hỗ trợ hết mình từ tất cả cơ quan hữu quan, dự án này sẽ nhanh chóng được thực hiện và có thể xuất khẩu sản phẩm gà chế biến vào đầu năm 2020 và đưa Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia sản xuất thực phẩm quan trọng trong nền công nghiệp thực phẩm thế giới” – ông Montri cho biết thêm.

    2 Comments

    1. Diepvansang

      Tui muốn hợp tác với cty phải làm như thế nao

    2. Đào Văn Hưng

      Tôi muốn hợp tác với công ty thì làm thế nào?

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.