[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – “Nông nghiệp 4.0” hay “Nông nghiệp công nghệ cao” được nói đến rất nhiều trong thời gian qua khiến nhiều người có cảm giác hoảng hốt, hoang mang. Những người làm nông nghiệp với quy mô nhỏ lẻ, vốn dĩ đã luôn phải chống chọi với nhiều bất lợi và nguy cơ, nay lại càng thêm mối đe doạ nghiêm trọng vì tụt hậu. Tuy vậy, nếu bình tĩnh quan sát và chịu khó thay đổi với những ứng dụng thực tế và cụ thể, thì hộ gia đình hay trang trại nhỏ vẫn có rất nhiều cơ hội nâng cao năng lực và hiệu suất để tiếp cận với mặt bằng chung. Hãy bắt đầu sự thay đổi này bằng tư duy mới trong cải tiến và xây dựng chuồng trại!
Một trong những yêu cầu quan trọng của trang trại chuyên nghiệp là quy hoạch không gian và sử dụng vật liệu xây dựng dựa trên đặc tính sinh học của vật nuôi. Ví dụ: Gà rất nhạy cảm với âm thanh. Nếu sử dụng vật liệu thiếu chuyên nghiệp, không giúp kiểm soát được tiếng ồn từ mưa gió và tác động của thời tiết, rất dễ dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng khi âm thanh vượt quá sức chịu đựng của loài vật này.
Ảnh chụp tại trang trại gà CP (Bình Phước), do Lysaght Agrished – nhãn hiệu chuyên về giải pháp và vật liệu trang trại của Công ty NS BlueScope Lysaght Vietnam – cung cấp.
Nhận thức rõ hạn chế của chuồng trại kiểu cũ
Trồng trọt, chăn nuôi là hoạt động kinh tế trọng yếu của nhiều gia đình. Song, thông thường, theo cách làm quen thuộc, chuồng trại là công trình phụ nên được xây dựng một cách chắp vá với đủ loại vật liệu cũ, “có gì dùng nấy” hoặc chỉ ưu tiên vật liệu rẻ tiền.
Về hình thức, chuồng trại kiểu cũ luôn đem đến một bức tranh nhếch nhác, kém vệ sinh. Còn về kỹ thuật, sẽ tạo ra một môi trường kém hiệu quả cả về sản lượng và chất lượng. Bức bí, không thoáng khí vào mùa nóng, không giữ nhiệt vào mùa lạnh, lại không đủ điều kiện để giữ vệ sinh…, nên vật nuôi hay cây trồng đều không thể mạnh khoẻ và sinh trưởng tối ưu dù giống có thật tốt.
Hơn nữa, chuồng trại truyền thống dễ phát sinh nhiều nguy cơ dịch bệnh, khó kiểm soát, khó ngăn ngừa. Đặc biệt, chuồng trại cũ còn rất thiếu an toàn cho cả cây trồng, vật nuôi và con người vì dễ xiêu sập, xuống cấp và không có khả năng chống chọi với biến động của thời tiết.
Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến nông dân luôn phải vất vả, tiêu hao nhân lực, chi phí rất cao nhưng hiệu quả thu hoạch từ trồng trọt, chăn nuôi luôn phập phồng ở mức rất thấp.
Các trang trại nuôi tôm luôn đối diện với nguy cơ bị hao mòn, xuống cấp rất nhanh vì môi trường nước và không khí khắc nghiệt. Vì vật, vật liệu cho hệ khung và hệ trần của trang trại cực kỳ quan trọng, cần được lựa chọn từ những nguồn rất chuyên nghiệp.
Trang trại phức hợp về nuôi và sản xuất tôm có quy mô 315 ha của Tập đoàn Việt Úc tại Bạc Liêu đang trong quá trình xây dựng với giải pháp và vật liệu do Lysaght Agrished cung cấp
Làm chuồng trại kiểu mới, cần chú ý những gì?
Ngay cả chưa thể áp dụng công nghệ gì cao siêu, nông dân vẫn có thể có được triển vọng mới với chuồng trại và không gian nuôi – trồng bằng cách ứng dụng, tiếp thu cách thức và kinh nghiệm từ mô hình nông trại mới.
Theo lời khuyên từ giới chuyên môn, để cải tiến hoặc xây mới chuồng trại, điều đầu tiên, nhà nông cần nhận thức rõ rằng điều kiện khí hậu, nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguyên vật liệu truyền thống đã thay đổi. Do đó, cần phải xoá bỏ cách làm cũ để phù hợp với yêu cầu mới, cho ra năng suất mới.
Thứ hai, cần tham khảo các thông tin và quy cách chuồng trại hiện đại để tạo nên những “ngôi nhà” phù hợp nhất với loại cây, loại con được nuôi trồng. Có rất nhiều kinh nghiệm và cách làm quen thuộc không phù hợp với cơ sở khoa học, nên cần mạnh dạn thay đổi.
Nếu tham khảo các mô hình trang trại đúng quy chuẩn, nhà nông sẽ thấy được cách bố trí không gian, kích thước phù hợp với đặc tính sinh học của từng loài vật nuôi, cây trồng hoặc từng giai đoạn sinh trưởng. Ứng dụng điểm này, không chỉ giúp phát huy tối đa khả năng phát triển của chúng, mà còn giúp tạo nên những chuồng trại thoáng đãng, dễ quản lý, dễ vệ sinh, hạn chế nguy cơ ủ dịch, ủ bệnh, không lãng phí sức lao động và chi phí đầu tư.
Điều quan trọng nữa khi xây dựng chuồng trại là lựa chọn vật liệu phù hợp. Về cơ bản, có 3 nhóm vật liệu trọng tâm: Hệ khung, hệ trần và tường bao. Tuỳ vào từng mục tiêu canh tác cụ thể và điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, thời tiết thực tế của địa phương, sẽ có lựa chọn phù hợp khác nhau cho vật liệu. Tuy nhiên, yêu cầu chung là độ bền vững, đáp ứng được khả năng chống ăn mòn từ khí thải, chất thải, chịu đựng được nắng, gió, mưa và biến động của thời tiết.
Với các yêu cầu đó, vật liệu chuyên dụng cho trang trại có các yêu cầu kỹ thuật riêng. Vì vậy, không nên quan niệm rằng vật liệu nào cũng như nhau. Cách sử dụng vật liệu không phù hợp dẫn đến tình trạng chung là cứ sau một – hai năm, nhà nông phải tốn kém để tu sửa hoặc làm mới do sự xuống cấp quá nhanh của chuồng trại. Đây cũng là nguyên nhân chính gây hao tốn lớn cả chi phí và công sức.
Với các trang trại lợn trong môi trường khí hậu nhiệt đới, thoáng khí, thoát nhiệt là yếu tố được quan tâm hàng đầu khi thiết kế và chọn vật liệu cho chuồng trại. Theo đặc điểm chung, loài gia súc này sẽ bỏ ăn nếu nhiệt độ trong chuồng lên đến 36OC và không còn nhu cầu hoạt động nếu lên đến 42OC.
Ảnh chụp tại trang trại lợn Thái Dương (Nghệ An), do Lysaght Agrished – nhãn hiệu chuyên về giải pháp và vật liệu trang trại của Công ty NS BlueScope Lysaght Vietnam – cung cấp.
Trang thiết bị và công nghệ mới: Phù hợp chứ không phải đắt tiền
Có nhiều nhà nông, vì quá mong muốn hiện đại hoá và nâng cao năng suất, nên “bấm bụng” đầu tư lớn mua trang thiết bị hiện đại, học hỏi công nghệ mới. Tuy nhiên, do chưa tạo được những cơ sở tương thích để ứng dụng nên khoản đầu tư này trở thành lãng phí, gánh nặng hoặc không giúp phát huy công dụng tối đa.
Lời khuyên chung từ các nhà chuyên môn là muốn ứng dụng trang thiết bị và công nghệ mới, cũng phải bắt đầu từ việc đánh giá và trang bị lại chuồng trại phù hợp. Chỉ khi có được cơ sở đầu tiên là không gian chuồng trại đồng bộ, tương thích, có định hướng rõ ràng, thì kỹ thuật và công nghệ mới có khả năng ứng dụng thực tiễn và phát huy công năng.
Do vậy, thay vì sốt ruột với “công nghệ mới”, nhà nông nên chú trọng vào mô hình trang trại mới trước. Tham khảo một kế hoạch toàn diện và đồng bộ sẽ giúp lựa chọn trang thiết bị phù hợp nhất với nhu cầu, ngân sách và khả năng sản xuất.
Mạnh dạn tiếp cận các nguồn tư vấn mới
Trong văn hoá nông nghiệp truyền thống, bà con nông dân thường rất bận rộn mỗi ngày, luôn phải gắn chặt với việc trông nom, quản lý, canh tác. Hơn nữa, nhà nông VN thường có quan niệm rằng những chương trình tư vấn, hội thảo chuyên ngành… dành cho những người “hiện đại”, chứ không dành cho mình.
Quan niệm này gây trở ngại cho việc tiếp thu thông tin mới và kiến thức hữu ích, khiến nhà nông chỉ quanh quẩn trong kinh nghiệm và thói quen cũ, không có cơ sở để tạo sự thay đổi hay triển vọng cập nhật.
Hiện nay, với nhu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, các doanh nghiệp về dịch vụ tư vấn kỹ thuật xây dựng chuồng trại bắt đầu hiện diện và cố gắng đến gần với nhà nông hơn. Trong đó, có cả những doanh nghiệp chuyên nghiệp từ nước ngoài. Không nhất thiết mọi tiếp cận với họ đều tốn chi phí nên khuyến nghị chung là để thay đổi năng lực sản xuất, nhà nông cần mạnh dạn tiếp nhận tiếp nhận và tận dụng các nguồn tư vấn này. Trước khi quyết định đầu tư một hạng mục nào đó, có thể tham khảo chi tiết hoặc tìm kiếm sự hướng dẫn hữu ích từ chính các doanh nghiệp này.
Vân Anh
- trang trại chăn nuôi li>
- lysaght li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất