Theo công ty nghiên cứu thị trường Mỹ Meticulous Market Research, thị trường côn trùng ăn được sẽ đạt 9,6 tỷ USD vào năm 2030, với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 28,3%.
Tại nhiều quốc gia, các loại côn trùng như dế mèn, châu chấu, bọ xít đã trở thành những món ăn đặc sản. Ảnh: Khmer Times
Dự báo của công ty Meticulous Market Research cho biết, về khối lượng, thị trường côn trùng thế giới dùng làm thức ăn cho cả con người lẫn gia súc, gia cầm và thủy sản dự kiến sẽ đạt 3,13 triệu tấn vào năm 2030, với tốc độ tăng trưởng hàng năm CAGR là 31,1% trong giai đoạn 2022–2030.
Sự tăng trưởng của thị trường côn trùng được thúc đẩy bởi lượng phát thải khí nhà kính ngày càng tăng từ ngành chăn nuôi gia súc và gia cầm. Trong khi đó, giá trị dinh dưỡng cao của côn trùng cùng những lợi ích môi trường của côn trùng ăn được, và nhu cầu ngày càng tăng đối với protein côn trùng trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi và nguy cơ thấp lây truyền bệnh tật thông qua việc tiêu thụ côn trùng ăn được… chính là những ưu điểm của ngành này
Tuy nhiên, hiện việc thiếu một hàng lang, khung pháp lý chuẩn hóa, cùng với các rào cản tâm lý và đạo đức, lối sống đối với việc tiêu thụ côn trùng làm thực phẩm, và nguy cơ dị ứng do tiêu thụ côn trùng được cho là sẽ kìm hãm sự phát triển của thị trường này.
Theo các nghiên cứu, những nền kinh tế mới nổi được dự báo sẽ nắm giữ cơ hội tăng trưởng đáng kể cho những người tham gia hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh côn trùng.
Ông Phusit Ratanakul Sereroengrit, Tổng giám đốc Cục Xúc tiến Thương mại Quốc tế Thái Lan cho biết, cơ quan thương vụ của nước này tại thành phố Chicago (Mỹ) vuwag hoàn thành một báo cáo cho thấy, mức độ tiêu thụ côn trùng tại thị trường Mỹ đang tăng trửng liên tục và hứa hẹn rất nhiều triển vọng.
Côn trùng được coi là một loại protein thay thế bền vững, hiện mới được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực chế biến thực phẩm và đồ uống, bao gồm cả ngành công nghiệp bánh kẹo, bột thức ăn gia súc và thức ăn cho vật nuôi, thú cưng.
Theo Hiệp hội các nhà chế biến thực phẩm Thái Lan, trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại về an ninh lương thực do những tác động nghiêm trọng của cuộc chiến Nga-Ukraine đang diễn ra, côn trùng ăn được và nguồn protein có nguồn gốc từ côn trùng có thể mở ra tiềm năng xuất khẩu mạnh trên thị trường thế giới.
Một trang trại nuôi dế cơm làm thực phẩm ở miền Bắc Thái Lan. Ảnh: The Nation
Ông Visit Limlurcha, Chủ tịch danh dự của hiệp hội cho biết, Thái Lan là quốc gia nắm giữ “bí quyết” chăn nuôi côn trùng ăn được, đồng thời lưu ý rằng việc nuôi côn trùng cần ít vốn đầu tư và nhân công nhưng lại có thời gian sinh lợi và thu hoạch ngắn hơn so với các nguồn cung cấp protein khác.
Hiện các thị trường xuất khẩu côn trùng quan trọng nhất của Thái Lan bao gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam.
Tại Thái Lan, đến nay đã có hơn 20.000 trang trại nuôi dế truyền thống, chủ yếu nằm ở khu vực đông bắc với sản lượng trên 7.000 tấn. Thái Lan hiện cũng là nước xuất khẩu côn trùng sống lớn thứ 17 thế giới.
Trong 5 tháng đầu năm 2021, lượng côn trùng sống xuất khẩu của Thái Lan đạt 575 tấn, đem về giá trị kim ngạch xuất khẩu 85.346 USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2020. Các thị trường xuất khẩu chính bao gồm Mỹ (chiếm 40,4%), tiếp theo là Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (17,9%), Đức (16,9%), Vương quốc Anh (12,1%), Hà Lan (10,9%) và Hàn Quốc (1,35%).
Ở nhiều nước trên thế giới, việc sử dụng côn trùng làm thức ăn đã có từ lâu, với nhiều loài khá phổ biến như châu chấu, nhộng tằm, dế mèn, mối, nhộng ve sầu, đuông dừa, sâu chít, sâu dâu, sâu sắn dây…. thậm chí nhiều loài còn được chế biến thành những món ăn đặc sản như bọ cạp chiên, dế cơm chiên, châu chấu sốt sa tế, bọ xít rang lá chanh, cà cuống …
Hà Dương (theo BKP; TH)
Nguồn: nongnghiep.vn
- AHDB: Sản lượng thịt bò và thịt cừu của Vương quốc Anh trong quý I/2025 giảm
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi vịt
- Phú Yên: Phát triển chăn nuôi an toàn sinh học
- TPHCM nghiên cứu xây dựng sàn giao dịch thịt heo
- An toàn sinh học: Hướng đi bền vững và hiệu quả cho ngành chăn nuôi Tây Nguyên
- Hiệu quả và tiềm năng ứng dụng công nghệ expander trong sản xuất thức ăn chăn nuôi
- Silvafeed® Nutri P: Giải pháp phù hợp để ngăn ngừa và điều trị các bệnh tiêu chảy
- Premier Tech: Tối ưu hóa việc quản lý TĂCN với Cân Phễu Premier Tech: Giải pháp cân định lượng chính xác cho ngành chăn nuôi Việt Nam
- AChaupharm: Stress nhiệt – Nỗi lo khi chuyển mùa
- Nâng cao chất lượng giống bò sữa, bò thịt bằng công nghệ sinh sản tiên tiến từ Hoa Kỳ
Tin mới nhất
T2,28/04/2025
- AHDB: Sản lượng thịt bò và thịt cừu của Vương quốc Anh trong quý I/2025 giảm
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi vịt
- Phú Yên: Phát triển chăn nuôi an toàn sinh học
- TPHCM nghiên cứu xây dựng sàn giao dịch thịt heo
- An toàn sinh học: Hướng đi bền vững và hiệu quả cho ngành chăn nuôi Tây Nguyên
- Hanvet: Hiệu quả sử dụng SUPER ZYM bổ sung thức ăn cho lợn giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm phát thải trong chăn nuôi
- Hiệu quả và tiềm năng ứng dụng công nghệ expander trong sản xuất thức ăn chăn nuôi
- Premier Tech: Tối ưu hóa việc quản lý TĂCN với Cân Phễu Premier Tech: Giải pháp cân định lượng chính xác cho ngành chăn nuôi Việt Nam
- AChaupharm: Stress nhiệt – Nỗi lo khi chuyển mùa
- Ngành chăn nuôi đối diện với cơn bão thuế: Thời cơ xen lẫn thách thức!
- Lumigard Most: Giải pháp sức khỏe đường ruột cho động vật dạ dày đơn
- Olmix Asialand Việt Nam và Gia cầm Hòa Phát: Ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược về chăm sóc sức khỏe vật nuôi
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
Bình luận mới nhất