[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Tình hình xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi trên toàn cầu vào năm 2018 được dự báo tăng gần 3% lên mức 10,1 triệu tấn, do sự gia tăng xuất khẩu từ các quốc gia Brazil, Australia, Argentina và Hoa Kỳ.
Thị trường thịt thế giới 2018 dự báo sẽ không có nhiều biến động
Thịt bò và thịt cừu
Sản lượng hai loại thịt này được dự báo sẽ tăng trưởng gần 2% trên toàn cầu trong năm 2018, lên 62,6 triệu tấn với riêng Hoa Kỳ và Brazil, chiếm khoảng một nửa tốc độ tăng trưởng.
Tại Brazil, quốc gia này sẽ thúc đẩy sản lượng, mở rộng xuất khẩu nhưng sẽ phải đối mặt với những khó khăn, thách thức từ các vấn đề trong nước.
Đối với Argentina, sản xuất tiếp tục được thúc đẩy, bởi những thuận lợi mang lại từ các chính sách phát triển chăn nuôi và quá trình mở rộng đàn.
Tại Úc, đàn vật nuôi khôi phục nhanh chóng sau đợt hạn hán. Sản lượng thịt bò của nước này đang tăng dần.
Hoa Kỳ, sản lượng dự kiến sẽ tăng lên gần 3% vào năm 2018, lên mức kỷ lục 12,4 triệu tấn, khi bước sang năm thứ tư gia tăng đàn. Nguồn cung tăng cao và giá bò Mỹ thấp hơn các nước khác, sẽ thúc đẩy Mỹ xuất khẩu sang thị trường Mexico, Canada và các thị trường chính ở Đông Á. Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh mới ở thị trường châu Á khi Úc mở rộng đàn. Tại Nhật Bản, Hoa Kỳ cũng sẽ phải đối mặt khó khăn với lợi thế mở rộng thuế quan mà Úc đang có.
Vào tháng 5 năm 2017, Hoa Kỳ lấy lại được thị trường thịt bò Trung Quốc, cho phép xuất khẩu các sản phẩm: tươi/ướp lạnh/đông lạnh, cũng như một số loại thịt khác. Sau 13 năm kể từ khi Hoa Kỳ bị cấm vận tại Trung Quốc, thị trường này đã được chuyển đổi, từ một nhà nhập khẩu không đáng kể, trở thành nhà nhập khẩu lớn thứ nhất thế giới. Ngành chăn nuôi bò thịt của Trung Quốc không thể đẩy mạnh sản xuất với tốc độ cần thiết để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của thị trường nội địa. Kết quả là, thịt bò nhập khẩu đã tăng mạnh từ năm 2013, và đạt 820.000 tấn (2,6 tỷ USD) vào năm 2016.
Mặc dù cơ hội xuất khẩu thịt bò Mỹ sang Trung Quốc đã mở ra, nhưng các nhà cung cấp vẫn có thể bị hạn chế trong ngắn hạn, do những yêu cầu về việc hạn ngạch.
Trung Quốc đã chuyển đổi nhanh chóng trở thành nhà nhập khẩu thịt bò số 1 trên thế giới. Từ năm 2011 đến năm 2016, sản xuất thịt bò của Trung Quốc tăng 8% lên 7,0 triệu tấn, nhưng mức độ tiêu thụ đã tăng mạnh lên 20% ở mức 7,8 triệu tấn. Chăn nuôi bò thịt tại Trung Quốc bị hạn chế, bởi chi phí cao do thiếu cơ sở hạ tầng, dây chuyền giết mổ thiếu đầu tư, và ngành chăn nuôi phân tán chủ yếu ở quy mô nhỏ lẻ, manh mún. Vì vậy, sản xuất trong nước gặp phải thách thức rất lớn, khi phục vụ các trung tâm tiêu thụ thịt bò lớn ở phía đông. Không đáp ứng được nhu cầu trong nước, đất nước đông dân nhất thế giới này đã và đang nhập khẩu từ thị trường quốc tế.
Trung Quốc dự kiến sẽ nhập khẩu 1,0 triệu tấn vào năm 2018, cao hơn 11% so với năm 2017. Các nước Nam Mỹ sẽ vẫn là các nhà cung cấp hàng đầu như Braxin, Uruguay, Argentina duy trì tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ. Úc, trước đây là nước xuất khẩu lớn nhất sang Trung Quốc, nhưng vào thời điểm này Úc sẽ vẫn gặp nhiều hạn chế bởi nguồn cung giảm sút cho tới khi xây dựng lại đàn gia súc. Mỹ sẽ cạnh tranh với các mặt hàng thịt bò cao cấp khác từ Úc và Canada, nhưng sẽ bị hạn chế bởi các điều khoản quy định trong Nghị định thư. Tuy nhiên, thịt bò Mỹ đã có danh tiếng lớn ở Trung Quốc và có thể sẽ thành công hơn trong phân khúc thị trường cao cấp.
Sản lượng thịt bò toàn cầu được dự báo tăng gần 2% trong năm 2018, lên 113,1 triệu tấn, chủ yếu là vào việc mở rộng nhập khẩu ở Trung Quốc.
Thịt lợn
Xuất khẩu toàn cầu được dự báo tăng gần 3% trong năm 2018 do nhu cầu mạnh mẽ từ các nước Mexico, Philippines, và Nam Mỹ (Argentina, Chilê và Colombia), nơi mà giá sản xuất thịt bò rất cạnh tranh và tiêu dùng bình quân đầu người tăng lên. Tuy nhiên, giá thịt lợn được dự đoán sẽ tiếp tục giảm trong năm nay.
Trung Quốc, sản lượng thịt lợn sẽ tiếp tục tăng trong năm 2018 do các nhà sản xuất đáp ứng được nhu cầu của thị trường và thu về lợi nhuận dương.
Chăn nuôi lợn ở Trung Quốc sẽ bước sang thời kỳ mới. Lindsay Kuberka, chuyên gia kinh tế nông nghiệp cho rằng, các nhà chăn nuôi lợn đã bước vào giai đoạn mở rộng sản xuất trong năm 2017, dự báo sẽ tiếp tục mở rộng trong năm 2018. Ngành lợn sẽ tiếp tục được củng cố đáng kể, đẩy nhanh việc áp dụng các quy định về môi trường mới và tăng cường việc hạn chế ô nhiễm từ trang trại chăn nuôi lợn. Số lượng các nhà sản xuất không nhiều, nhưng sản xuất với quy mô lớn hơn, chi phí giảm và hiệu quả tăng lên rõ rệt.
Nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc được dự báo sẽ tiếp tục giảm vào năm 2018, khi sản lượng sản xuất trong nước có thể đáp ứng được phần nào nhu cầu của người dùng dẫn đến việc giảm nhu cầu nhập khẩu thịt heo. Liên minh châu Âu – EU, Hoa Kỳ và Canada vẫn sẽ là nhà cung cấp chính cho thị trường này, họ cạnh tranh chủ yếu về giá cả. Với nhu cầu tương đối mạnh về nguồn đầu vào cho chế biến, sản lượng nhập khẩu sẽ không thể giảm hơn so với mức cũ, điều đó đồng nghĩa với việc Trung Quốc vẫn duy trì vị trí là nhà nhập khẩu thịt lợn hàng đầu thế giới, chiếm gần 1/5 sản lượng.
Tại Nga, Philippines, Mexico, sản phẩm chế biến từ thịt heo cũng sẽ tăng về sản lượng sản xuất.
Đối với Liên minh châu Âu EU, trong số các nhà sản xuất chính, chỉ có khu vực này sẽ giảm sản lượng do thị trường trong nước và xuất khẩu tương đối ảm đạm. Song EU sẽ vẫn là nhà xuất khẩu lớn nhất và không thay đổi ở mức 2,8 triệu tấn – nhưng xuất khẩu thịt lợn của EU sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức bởi việc giảm sản lượng nhập khẩu từ Trung Quốc và đồng Euro tăng giá.
Hoa Kỳ, sản lượng dự kiến sẽ tăng trưởng 4% vào năm 2018, do mức tăng trưởng mạnh vào năm 2017. Các nhà sản xuất đã đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu mạnh bằng cách nuôi lợn nái nhiều hơn. Sự tăng trưởng sản xuất liên tục dự kiến sẽ gây ra áp lực cho giá thịt lợn vào năm 2018 và giúp thúc đẩy xuất khẩu gần 5%. Mexico sẽ vẫn là thị trường quan trọng đối với Hoa Kỳ, với mức giá trên thị thường nội địa tương đối cao. Các nhà xuất khẩu vẫn sẽ duy trì được sức mạnh đối với thị trường Châu Á, đặc biệt là Nhật Bản và Philippines.
Gia cầm
Sản lượng thịt toàn cầu dự báo sẽ tăng 1% trong năm 2018 lên 91,3 triệu tấn, chủ yếu từ các thị trường Mỹ, Brazil, Ấn Độ và Liên minh châu Âu EU. Sản lượng của Hoa Kỳ và Brazil được thúc đẩy bởi việc gia tăng xuất khẩu trong khi Liên minh châu Âu và Ấn Độ là do nhu cầu trong nước tăng chậm nhưng ổn định.
Trung Quốc: Sản lượng thịt của Trung Quốc dự báo sẽ giảm 5% xuống còn 11 triệu tấn trong năm 2018. Sản lượng sản xuất năm 2017 và 2016 giảm lần lượt là 6 và 8%, khi mà đất nước này vẫn tiếp tục phải đối mặt với sự bùng phát của dịch cúm gia cầm, giới hạn của nguồn gen di truyền hiện có, thị trường đang trong trạng thái bão hòa, giá thấp, và nhu cầu thấp. Vì vậy nhập khẩu của Trung Quốc được dự báo tăng gần 7%.
Braxin: Xuất khẩu toàn cầu vào năm 2018 được dự báo tăng 3% lên 11,4 triệu tấn. Do Brazil đã phục hồi từ nửa đầu năm 2017 sau các vấn đề về chất lượng, xuất khẩu được dự báo tăng gần 4% vào năm 2018. Xuất khẩu của Braxin tăng do được thúc đẩy bởi khả năng cạnh tranh của sản phẩm và các đối thủ cạnh tranh chính bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các hạn chế thương mại liên quan đến cúm gia cầm.
Hoa Kỳ: Sản xuất và xuất khẩu của Hoa Kỳ: sản lượng dự kiến sẽ tăng 2% lên mức kỷ lục 19,0 triệu tấn vào năm 2018. Xuất khẩu sẽ tăng 3% lên gần 3,2 triệu tấn.
HUYỀN ANH
Nhu cầu về các sản phẩm chăn nuôi ở Đông Á vẫn sẽ cao. Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy các hoạt động nhập khẩu thịt, vì sản xuất trong nước không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng cao. Các quốc gia sản xuất dầu mỏ sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức, bởi giá dầu vẫn đang ở mức thấp, điều đó sẽ cản trở sự tăng trưởng kinh tế và giảm nhu cầu về mặt hàng thịt.
- sản phẩm chăn nuôi li>
- xuất khẩu li>
- thị trường thịt lợn li>
- Thị trường thịt li> ul>
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/12/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 10/12/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 03/12/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 26/11/2024
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 05/11/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 22/10/2024
- Dê thịt có giá, người nuôi lãi từ 2 – 3 triệu đồng/con
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất