[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Nguồn cung bị ảnh hưởng trước đó từ dịch tả lợn châu Phi (ASF) và dịch vụ hậu cần, vận chuyển bị gián đoạn, trong khi nhu cầu cải thiện đã giúp giá thịt lợn thế giới tăng trở lại trong nửa cuối tháng 4/2020.
Thị trường thế giới
Giá cả
Trong tháng 4/2020, ngành thịt lợn thế giới vẫn bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 do nhiều quốc gia vẫn thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của dịch. Tuy nhiên, nguồn cung bị ảnh hưởng trước đó từ dịch tả lợn châu Phi (ASF) và dịch vụ hậu cần, vận chuyển bị gián đoạn, trong khi nhu cầu cải thiện đã giúp giá thịt lợn thế giới tăng trở lại trong nửa cuối tháng 4/2020.
Tháng 4/2020, giá thịt lợn nạc giao kỳ hạn tháng 5/2020 tại Chicago, Hoa Kỳ biến động mạnh, giá giảm mạnh trong 15 ngày đầu tháng, sau đó tăng trở lại. Ngày 28/4/2020 giá thịt lợn nạc tại Chicago, Hoa Kỳ giao kỳ hạn tháng 5/2020 dao động ở mức 56,3 UScent/lb, tăng 6,2% so với cuối tháng 3/2020, nhưng vẫn giảm 35,3% so với ngày 28/4/2019.
Nhiều quốc gia vẫn thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19, chủ yếu là phong tỏa và hạn chế di chuyển đã ảnh hưởng tới nhiều công ty sản xuất thịt lợn trên thế giới.
Về cung – cầu
Trong báo cáo mới nhất về ngành chăn nuôi và gia cầm, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) dự báo sản lượng thịt lợn toàn cầu trong năm 2020 đạt 94,3 triệu tấn, giảm 7% so với năm 2019. Nguyên nhân giảm là do sản lượng thịt lợn giảm tại Trung Quốc, Việt Nam và Phi-líp-pin do dịch tả lợn châu Phi. Sản lượng thịt lợn tại Trung Quốc năm 2020 dự báo đạt 34 triệu tấn, Việt Nam dự báo đạt 2,2 triệu tấn và Phi-líp-pin là 1,5 triệu tấn, giảm lần lượt 20%, 5% và 9% so với năm 2019. USDA dự báo sản lượng thịt lợn tăng tại Hoa Kỳ, Bra-xin và EU do nhu cầu xuất khẩu mạnh, khuyến khích các nước mở rộng quy mô chăn nuôi.
USDA dự báo xuất khẩu thịt lợn toàn cầu năm 2020 sẽ tăng 12% so với năm 2019, lên 10,5 triệu tấn. Năm 2020, dự báo Trung Quốc nhập khẩu khoảng 3,9 triệu tấn thịt lợn, chiếm 40% tổng lượng nhập khẩu toàn cầu, trong khi, nhập khẩu của các quốc gia khác ngoài Trung Quốc dự báo hầu hết sẽ giảm.
Dự kiến, kinh tế suy yếu và tác động của dịch Covid-19 đối với nhu cầu ngành dịch vụ ăn uống có thể sẽ làm giảm nhu cầu thịt lợn. USDA cũng hạ các dự báo xuất khẩu thịt bò và thịt gà trên thị trường toàn cầu năm 2020, xuống 10,7 triệu tấn và 11,7 triệu tấn, giảm lần lượt 2% và 1% so với năm 2019. USDA dự báo sản lượng thịt gà toàn cầu tăng nhẹ 1% so với năm 2019, lên 100,5 triệu tấn trong năm 2020 do sản lượng tại Bra-xin, Trung Quốc và Hoa Kỳ dự báo tăng, bù đắp suy giảm sản lượng tại EU, Anh, Ấn Độ, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ.
Trung Quốc: Nguồn cung thịt lợn tại Trung Quốc sẽ tiếp tục gặp áp lực lớn trong quý II/2020 và giá thịt lợn có thể đạt đỉnh vào khoảng tháng 9/2020 do tác động của dịch tả lợn tới hoạt động chăn nuôi lợn tại nước này. Nguồn cung thịt lợn gặp vấn đề do các yếu tố sản xuất cơ bản yếu, bất ổn trong hoạt động nhập khẩu và tiêu dùng thịt lợn phục hồi.
Trong quý I/2020, sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm 29,1% so với cùng kỳ năm 2019 xuống còn 10,38 triệu tấn, do chịu tác động của dịch tả lợn châu Phi, làm suy giảm mạnh quy mô chăn nuôi lợn. Nông dân Trung Quốc đang nỗ lực tái thiết ngành chăn nuôi lợn nhưng thời gian tái đàn kéo dài và sản lượng thịt lợn dự báo tiếp tục giảm trong năm 2020.
Hoạt động chăn nuôi lợn tại Trung Quốc trong quý I/2020 cũng chịu tác động tiêu cực của dịch Covid-19. Các nhà máy giết mổ phải đóng cửa phần lớn trong tháng 2/2020, sau khi Chính phủ Trung Quốc kéo dài thời gian nghỉ Tết Nguyên đán để kìm hãm sự bùng phát dịch bệnh, làm giảm sản lượng giết mổ. Các nhà máy bắt đầu quay trở lại hoạt động trong tháng 3/2020 khi nông dân bắt đầu bán lợn quá cân ra thị trường.
Đàn lợn của Trung Quốc có khoảng 321,4 triệu con tính tới cuối quý I/2020
Theo Tổng cục Thống kê Trung Quốc, quy mô chăn nuôi lợn của Trung Quốc giảm 14,4% so với cùng kỳ năm 2019 xuống còn 321,4 triệu con tính tới cuối quý I/2020, nhưng tăng so với mức 310,41 triệu con báo cáo hồi cuối tháng 12/2019.
Quy mô chăn nuôi lợn nái tính tới cuối tháng 3/2020 là 33,81 triệu con và sản lượng giết mổ của Trung Quốc trong quý I/2020 là 131,29 triệu con, giảm 30,3% so với cùng kỳ năm 2019.
Tổng sản lượng thịt của Trung Quốc trong quý I/2020, bao gồm thịt lợn, thịt bò, thịt cừu và thịt gia cầm giảm 19,5% xuống còn 18,13 triệu tấn. Sản xuất chăn nuôi gia cầm bị thiệt hại nặng do các biện pháp kìm hãm sự lây lan của dịch Covid-19 trong thời gian đỉnh dịch hồi tháng 2/2020.
Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực bình ổn giá thịt lợn bằng cách liên tục xả kho dự trữ thịt lợn đông lạnh của nhà nước với quy mô xả bán đã lên tới gần 300.000 tấn từ đầu năm đến nay. Nhập khẩu thịt lợn cũng tăng lên mức cao kỷ lục trong những tháng gần đây, với kim ngạch nhập khẩu thịt lợn quý I/2020 đạt gần 1 triệu tấn, gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2019.
Thị trường trong nước
Theo Tổng cục Thống kê, tháng 4/2020, dịch tả lợn châu Phi tiếp tục được kiểm soát trên cả nước, các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn đang thực hiện tái đàn; chăn nuôi gia cầm phát triển tốt. Ước tính tháng 4/2020, đàn trâu cả nước giảm 2% so với cùng thời điểm năm 2019; đàn bò tăng 3,8%; đàn lợn giảm 13,2%; đàn gia cầm tăng 14%.
Tính đến ngày 26/4/2020, cả nước không còn dịch tai xanh trên lợn; có 1 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 tại Ninh Bình, 1 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại Cần Thơ chưa qua 21 ngày và 2 ổ dịch lở mồm long móng tại Kon Tum. Dịch tả lợn châu Phi tái phát 6 ổ dịch tại 2 địa phương. Hiện nay cả nước có 106 xã thuộc 47 huyện của 20 địa phương có ổ dịch tả lợn châu Phi chưa qua 30 ngày.
Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công thương
Kinh tế suy yếu và tác động Covid-19 có thể làm giảm nhu cầu thịt lợn
Dự kiến, kinh tế suy yếu và tác động của dịch Covid-19 đối với nhu cầu ngành dịch vụ ăn uống có thể sẽ làm giảm nhu cầu thịt lợn. USDA cũng hạ các dự báo xuất khẩu thịt bò và thịt gà trên thị trường toàn cầu năm 2020, xuống 10,7 triệu tấn và 11,7 triệu tấn, giảm lần lượt 2% và 1% so với năm 2019. USDA dự báo sản lượng thịt gà toàn cầu tăng nhẹ 1% so với năm 2019, lên 100,5 triệu tấn trong năm 2020 do sản lượng tại Bra-xin, Trung Quốc và Hoa Kỳ dự báo tăng, bù đắp suy giảm sản lượng tại EU, Anh, Ấn Độ, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ.
- Trung Quốc li>
- Thị trường thịt trong nước và quốc tế li> ul>
- Tổng hợp giá heo tại một số quốc gia trên thế giới ngày tính đến ngày 25/12/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/12/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 10/12/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 03/12/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 26/11/2024
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 05/11/2024
Tin mới nhất
T6,27/12/2024
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Tổng hợp giá heo tại một số quốc gia trên thế giới ngày tính đến ngày 25/12/2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất