Các nhà đầu tư nước ngoài đang gia tăng chiến lược mở rộng và chiếm lĩnh thị trường thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam.
Cuối tuần qua, Tập đoàn Singapore HAID đã “rót” 15 triệu USD để đầu tư xây dựng nhà máy rộng 3,5ha, chuyên sản xuất, kinh doanh các loại thức ăn gia súc, gia cầm, thức ăn thủy sản với sản lượng 500.000 tấn/năm. Để thực hiện mục tiêu phát triển liên tục, tập đoàn này đã đầu tư 6 nhà máy ở Việt Nam, đặt tại các tỉnh Đồng Nai, Nha Trang, Long An, Bình Dương và Hải Dương.
Việt Nam đứng đầu khối Asean về sản lượng sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp
Dù chậm chân hơn so với một số đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi đến từ nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật, Hà Lan… nhưng HAID tự tin với kế hoạch mở rộng “thần tốc” và khả năng phát triển mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam.
Trước đó, Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa) – một cái tên không còn mấy xa lạ với thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam cũng đã không ngần ngại khi đầu tư hơn 135 tỷ đồng để xây dựng nhà máy sản xuất trên diện tích hơn 69.000 m2 tại Khu công nghiệp Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, có công suất 15.000 tấn/tháng. Hiện, Japfa Việt Nam đã có 5 nhà máy thức ăn chăn nuôi, cùng hàng chục trang trại nuôi lợn, gà đang hoạt động theo mô hình sản xuất, kinh doanh khép kín.
Không chịu kém cạnh trong chiến lược “phủ sóng”, Tập đoàn CJ (Hàn Quốc) cũng đã đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi thứ 5 tại Việt Nam. Nhà máy này được xây dựng trên diện tích 4,1 ha, có công suất thiết kế 324.000 tấn/năm với tổng vốn đầu tư 448 tỷ đồng, dây chuyền sản xuất của nhà máy được nhập khẩu đồng bộ từ châu Âu.
Theo đại diện của CJ cho biết, những chuỗi nhà máy sản xuất của CJ được xây dựng nhằm hiện thực hóa mục tiêu cung cấp cho thị trường 1,2 triệu tấn thức ăn chăn nuôi/năm. Còn Công ty TNHH Cargill Việt Nam (thuộc Tập đoàn Cargill-Mỹ) cũng đã kịp khánh thành nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi thứ 9 tại Việt Nam…
Cùng với những “ông lớn” ngoại quốc đang gia tăng sự hiện diện mạnh mẽ hệ thống nhà máy sản xuất, phân phối rộng khắp các tỉnh thành tại Việt Nam, nhiều DN FDI khác cũng đang lên kế hoạch tham gia thị trường này.
Theo nhận định của các chuyên gia, sở dĩ các DN nước ngoài mạnh tay rót vốn vào thị trường thức ăn chăn nuôi của Việt Nam là bởi sức hấp dẫn và tốc độ gia tăng nhanh của nó với mức tăng trưởng trung bình từ 10 – 15%/năm. Việt Nam hiện là nước đứng đầu khối Asean và đứng thứ 12 thế giới về sản lượng sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp.
Hiện tại, nhu cầu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam là khoảng 16 triệu tấn/năm, trị giá khoảng 6 tỷ USD. Dự báo đến năm 2020, con số này có thể lên đến 25 – 26 triệu tấn/năm với trị giá hàng chục tỷ USD.
Mặc dù lợi nhuận trung bình hàng năm mà ngành thức ăn chăn nuôi đem lại tính đến thời điểm hiện tại vẫn còn thấp hơn so với một số nước trong khu vực, nhưng các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đẩy mạnh đầu tư, mở rộng và xây dựng mới các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi bởi nhìn thấy tiềm năng trong tương lai của thị trường này sẽ còn phát triển mạnh mẽ.
Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho rằng, đối với thị trường thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm của Việt Nam hiện nay, các DN nước ngoài đang chiếm ưu thế. Họ không chỉ mạnh về tiềm lực tài chính, có sự hỗ trợ từ công ty mẹ, cùng nhiều năm kinh nghiệm khi hoạt động tại nước ngoài mà quan trọng hơn, các nhà đầu tư nước ngoài có chiến lược khá bài bản trong việc xâm nhập, chiếm lĩnh thị trường.
Nhất là đối với chiến lược liên kết, bao tiêu sản phẩm từ khâu đầu đến khâu cuối, bắt tay với người chăn nuôi. Trong khi đó, ở những khâu này, DN trong nước còn khá yếu, liên kết lỏng lẻo.
“Mặc dù số lượng các DN Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực này cũng lên đến con số hàng trăm, trong đó có một số DN quy mô vừa và lớn như Dabaco, Masan, GreenFeed, Vina và Lái Thiêu, nhưng chỉ chiếm khoảng 30% thị phần và đáng lo ngại hơn, thị phần của DN trong nước đang có nguy cơ ngày một sụt giảm trước sự mở rộng quy mô của DN nước ngoài. Vì vậy, nếu không nhanh chóng thay đổi chiến lược, mảnh đất màu mỡ này sẽ nằm trong tay đối thủ ngoại” – ông Lịch đưa ra khuyến cáo.
Tuyết Thanh
Nguồn: Thời báo Ngân hàng
- thức ăn chăn nuôi li>
- thị trường thức ăn chăn nuôi li> ul>
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Tổng hợp giá heo tại một số quốc gia trên thế giới ngày tính đến ngày 25/12/2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
Tin mới nhất
T6,27/12/2024
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Tổng hợp giá heo tại một số quốc gia trên thế giới ngày tính đến ngày 25/12/2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất