Thịt bò đông lạnh nhập khẩu có giá chỉ 60.000-70.000 đồng/kg, nhưng các chuyên gia nghi ngờ có thể đó là thịt trâu hay thịt heo nái được “phù phép”.
Thịt bò hay thịt trâu Ấn Độ, thịt heo nái “phù phép” rất khó nhận biết
Thông tin từ cơ quan chức năng cũng cho biết lượng thịt bò đông lạnh nhập khẩu thời gian qua không tăng, chỉ có thịt trâu Ấn Độ đông lạnh với giá rẻ được nhập về nhiều.
Sau một thời gian tạm lắng, thời gian gần đây trên thị trường TP.HCM lại xuất hiện các loại thịt bò giá rẻ đến bất ngờ, được quảng cáo trên các trang mạng và thậm chí được một số doanh nghiệp chuyên kinh doanh thực phẩm bày bán công khai.
Theo ghi nhận tại một số nhà cung cấp thực phẩm đông lạnh nhập khẩu, “thịt bò” nhập khẩu thậm chí được bán với giá chỉ 70.000 đồng/kg, chỉ bằng 1/3 giá thịt bò tươi được bày bán trên thị trường.
Như tại một đơn vị cung cấp thịt đông lạnh ở quận Bình Tân, “thịt bò” Ấn Độ được bán với giá thấp nhất là 68.000 đồng/kg (thịt nạm vụn), 70.000 đồng/kg (lưỡi), sườn, gầu giá 95.000 đồng/kg, thịt thăn có giá trên 120.000 đồng/kg.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong buôn bán thịt nhập khẩu, giám đốc một doanh nghiệp thực phẩm tại TP.HCM khẳng định không thể có giá thịt bò, nạc vai bò đông lạnh về Việt Nam mà bán với giá 60.000-70.000 đồng/kg.
“Mức giá này ngang bằng với giá bán sỉ ở các nước có ngành chăn nuôi bò phát triển, trong khi thịt nhập về Việt Nam phải chịu nhiều loại chi phí như thuế, phí vận chuyển, lãi của nhà kinh doanh… Do đó, chỉ có một cách lý giải cho hiện tượng này là người ta bán thịt trâu nhưng nói thịt bò, và đây là thịt trâu nhập lậu mới rẻ như vậy”, vị này nhận định.
Bà Trương Thị Đồng, Giám đốc Công ty TNHH Trung Đồng (Đồng Nai), chuyên nhập khẩu bò về giết mổ, khẳng định “thịt bò” nhập khẩu được bán với giá chỉ 70.000 đồng/kg là điều khó có khả năng xảy ra.
Theo bà Đồng, đó là loại hàng hóa không rõ nguồn gốc, không có hóa đơn chứng từ và không chắc chắn có phải thịt bò hay không.
Theo bà Đồng, bò Úc nguyên con nhập về đến Việt Nam hiện nay đã có giá trên 70.000 đồng/kg hơi, qua công đoạn giết mổ, pha lóc nữa nên không thể bán với giá rẻ như vậy được.
“Chính vì giá thịt bò đông lạnh ở Việt Nam rẻ bất thường như thời gian qua mà nhiều đơn vị nhập bò nguyên con từ Úc về giết mổ như chúng tôi phải giảm nhập khẩu vì không cạnh tranh được”, bà Đồng cho hay.
Nên chọn mua thực phẩm tại những địa điểm có uy tín. Trong ảnh: thịt bò được bày bán tại một chợ ở TP.HCM
Tại một cơ sở kinh doanh thực phẩm ở quận Tân Bình, nơi rao bán “thịt bò” Ấn Độ đông lạnh với giá khoảng 100.000 đồng/kg, khi nghe chúng tôi yêu cầu xem giấy tờ chứng minh nguồn gốc, nhà cung cấp mới thừa nhận đây thực chất là thịt trâu nhập khẩu về Việt Nam.
Do người tiêu dùng quen với tên gọi là thịt bò Ấn nên cứ giới thiệu là thịt bò Ấn. “Tui có đầy đủ giấy tờ chứng nhận thịt trâu đông lạnh nhập khẩu” – vị này nói.
Theo một số nhà kinh doanh thực phẩm nhập khẩu, thịt trâu đông lạnh nhập khẩu chính ngạch từ Ấn Độ về VN có giá khoảng 2,3-3 USD/kg, tương đương 50.000-70.000 đồng/kg.
Cộng thuế nhập khẩu (khoảng 20%) và chi phí lưu hàng, chưa kể nhà nhập khẩu cố tình hạ thấp giá nhập khẩu xuống để trốn thuế, nên giá bán chỉ từ 70.000 đồng/kg là đã có lời.
Ngoài ra, thời gian qua đã có nhiều lô hàng tạm nhập về các cảng phía Bắc để tái xuất đi Trung Quốc nhưng lại bán tại thị trường trong nước như các cơ quan chức năng từng khuyến cáo.
“Khi ra thị trường, không có giấy tờ chứng minh, tiêu thụ chủ yếu ở các quán ăn, quán nhậu, cơ sở chế biến thì thịt bò hay thịt trâu rất khó phân biệt”, giám đốc một doanh nghiệp nói.
Nguồn tin từ cơ quan thú y cũng cho biết trong khi lượng thịt bò đông lạnh nhập khẩu thời gian qua không tăng đột biến, lượng thịt trâu nhập từ Ấn Độ về Việt Nam khá lớn.
Nhưng nhà kinh doanh có “phù phép” thịt trâu thành thịt bò để bán ra thị trường hay không đòi hỏi quản lý thị trường phải vào cuộc để kiểm tra.
Một cán bộ Chi cục Thú y TP.HCM nhận định thêm một khả năng: thịt bò nhập khẩu khoảng 70.000 đồng/kg nhiều khả năng là thịt… heo nái được “phù phép”.
Vị này cho hay thời gian qua cơ quan thú y đã phát hiện nhiều vụ “phù phép” các loại thịt heo, đặc biệt heo nái, thành các loại thịt bò, hươu, nai, đà điểu…
“Thịt heo nái có màu sắc giống thịt bò, chỉ cần mua thêm hương liệu tẩm ướp là xong. Các loại sản phẩm sau khi được “phù phép” được đóng gói, gắn mác hàng nhập khẩu và giá bán ra cũng rẻ bất ngờ. Cũng có thể thịt bò nhập khẩu nhưng hết hạn sử dụng đã được nhà nhập khẩu bóc gỡ bao bì rồi bán tháo để thu hồi vốn” – vị này phân tích.
Trần Mạnh – Hoàng Lộc
Nguồn: Báo Tuổi trẻ
Người chăn nuôi bò lỗ nặng
Theo các công ty kinh doanh thịt bò, việc nhập khẩu thịt bò về VN là tất yếu bởi giá cạnh tranh hơn nhiều so với bò nuôi trong nước.
Sau khi đạt đỉnh ở mức trên 360.000 con bò sống về Việt Nam vào năm 2015, lượng bò Úc về Việt Nam đã giảm dần các năm vừa qua.
Tuy nhiên, mỗi năm Việt Nam vẫn đang nhập trên 160.000 con bò từ thị trường này (năm 2017 là 165.172 con).
Nguồn bò từ Úc sụt giảm được bổ sung bằng bò từ Thái Lan, Lào, Campuchia… và cả thịt bò đông lạnh.
Do đó, giá bò hơi của người chăn nuôi bán ra trong năm 2017 giảm xuống rất thấp, hiện chỉ dao động quanh mức 55.000-65.000 đồng/kg.
Với mức giá này, chỉ những hộ dân nuôi lấy công làm lời còn có lãi, các đơn vị nuôi vỗ béo, đầu tư nhiều đang bị lỗ.
TR.M.
- Thịt bò giá rẻ li>
- Thịt bò đông lạnh li>
- Thịt trâu Ấn Độ li>
- Thịt heo nái li>
- Bò Ấn Độ li> ul>
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/12/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 10/12/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 03/12/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 26/11/2024
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 05/11/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 22/10/2024
- Dê thịt có giá, người nuôi lãi từ 2 – 3 triệu đồng/con
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất