Nhờ áp dụng thành công mô hình nuôi gà thả vườn, gia đình anh Trần Xuân Hợi ở thôn Đồng Tâm, xã Nam Hóa, huyện Tuyên Hóa (tỉnh Quảng Bình) đã thoát khỏi diện hộ nghèo và có thu nhập ổn định hơn 100 triệu đồng mỗi năm.
Anh Hợi tâm sự, trước đây, cũng như nhiều hộ ở thôn Đồng Tâm, kinh tế của gia đình anh Hợi chủ yếu dựa vào vài sào ruộng và hoa màu, như: ngô, sắn. Nuôi gà thả vườn hầu như nhà nào cũng có nhưng chủ yếu để cải thiện cuộc sống, còn nuôi quy mô để phục vụ sản xuất thì chưa ai nghĩ đến. Cuộc sống rất khó khăn và thiếu thốn, các con lần lượt lớn lên và đi học, càng thêm gánh nặng cho kinh tế gia đình.
Vào giai đoạn khó khăn, thậm chí anh Hợi đã phải bỏ quê vào miền Nam kiếm việc làm nuôi gia đình để các con không nghỉ học giữa chừng. Thấm thía nỗi nhọc nhằn nơi xa xôi, anh Hợi về quê và quyết định vay tiền, chọn cách nuôi gà thả vườn để phát triển kinh tế gia đình. Thời gian đầu, anh chỉ nuôi khoảng 200 con, nhưng do thiếu kinh nghiệm dọn dẹp vệ sinh, xử lý chuồng trại, đàn gà mắc dịch bệnh, thiệt hại nặng nề.
Mô hình nuôi gà thả vườn của anh Trần Xuân Hợi ở thôn Đồng Tâm, xã Nam Hóa mang lại thu nhập trên 100 triệu đồng mỗi năm.
Sau thất bại của lần nuôi đầu, những lần sau, anh Hợi dần rút kinh nghiệm và tìm tòi nghiên cứu tài liệu, học tập kiến thức của những người đi trước từ khâu chọn giống cho đến cách làm chuồng, trại hợp lý, phòng, chống dịch bệnh. Ngay cả việc cho ăn cũng phải hợp lý theo từng giai đoạn phát triển của gà để chúng hấp thụ thức ăn một cách tốt nhất.
Năm 2016, được tham gia lớp tập huấn chăn nuôi gà do Phòng Lao động-Thương binh và xã hội huyện tổ chức tại xã, được vay vốn, hỗ trợ giống từ chương trình giảm nghèo của tỉnh, anh đã mạnh dạn đầu tư mở rộng chuồng trại. Anh Hợi tiếp tục nâng quy mô đàn gà lên 300 con, 500 con, rồi 1.000 con mỗi lứa.
Cũng theo anh Hợi, cách nuôi gà rất đơn giản, không tốn nhiều thời gian chăm sóc. Gà con từ 1 đến 2 tháng tuổi cho ăn 100% cám công nghiệp. Khi gà từ 2 tháng tuổi trở lên, người nuôi trộn thêm ngô, lúa và các sản phẩm nông nghiệp khác cho gà ăn, kết hợp thả vườn để gà vận động, bảo đảm thịt gà chắc và thơm ngon.
Hiện nay, thu nhập từ nuôi gà là nguồn thu chính của gia đình. Ngoài ra, gia đình anh còn nuôi thêm 5 con bò và trồng nhiều cây ăn quả. Mỗi năm, tổng thu nhập của gia đình trên 100 triệu đồng.
Với ý chí vươn lên tự học hỏi, cùng với sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, mô hình nuôi gà thả vườn của gia đình anh Trần Xuân Hợi là một điển hình về phát triển chăn nuôi để thoát nghèo, đem lại thu nhập khá cho gia đình. Hiện nay, gia đình anh đã xây dựng được ngôi nhà kiên cố. Cả 3 người con của anh đều đang theo học đại học. Gia đình anh cũng được bầu chọn là gia đình văn hóa.
Đánh giá về mô hình nuôi gà của anh Trần Xuân Hợi, ông Trần Kim Tuyến, Chủ tịch UBND xã Nam Hóa cho biết, đây là mô hình chăn nuôi có hiệu quả, không những giúp gia đình anh Hợi thoát nghèo mà còn thoát nghèo bền vững. Hiện nay, gia đình anh Hợi đã trở thành hộ khá trong địa phương.
Thời gian tới, xã Nam Hóa sẽ tiếp tục vận động bà con cải tạo vườn tạp để trồng các loại cây ăn quả có giá trị cao, đồng thời, đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng sản xuất hàng hóa. Xã cũng sẽ tranh thủ các chương trình, dự án để hỗ trợ về nguồn vốn, kỹ thuật, giúp người dân phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững.
X.Phú
Nguồn: Báo Quảng Bình
- chăn nuôi gà li>
- gà thả vườn li> ul>
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất