[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 27/6/2023, tại Hà Nội, Hội Chăn nuôi Hà Nội đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VII. Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành bao gồm 29 thành viên, Ban thường vụ 07 thành viên. Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Giang, sinh năm 1957, được bầu làm Chủ tịch Hội Chăn nuôi Hà Nội nhiệm kỳ VII (2023-2028). Thạc sĩ Bùi Tuấn Khải, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Hà Nội khóa IV, V, VI được bầu làm Chủ tịch danh dự Hội Chăn nuôi Hà Nội khóa VII vì sự tâm huyết, những đóng góp lớn, uy tín và tầm ảnh hưởng trong ngành chăn nuôi Hà Nội.
Toàn cảnh Đại hội
Tham dự Đại hội có TS Nguyễn Xuân Dương – Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, TS Nguyễn Ngọc Sơn – Phó Chủ tịch thường trực Hội Chăn nuôi Việt Nam, TS Nguyễn Tất Thắng – Tổng Thư kí Hội Chăn nuôi Việt Nam, ông Tạ Văn Tường – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội, ông Trần Đình Chí – Chánh Văn phòng Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Hà Nội, đại diện Hội Làm vườn TP. Hà Nội, cùng các doanh nghiệp, trang trại, người chăn nuôi…
Các đại biểu tham dự Đại hội
Theo đánh giá của Hội CHăn nuôi Hà Nội, 5 năm qua, chăn nuôi Hà Nội gặp nhiều khó khăn, thách thức chưa từng có. Năm 2019, bùng phát Dịch tả heo châu Phi và lan rộng ra khắp các tỉnh của Việt Nam và thành phố Hà Nội. Riêng Hà Nội, đàn lợn bị chết và thiêu hủy trên 25%, tác hại đến chăn nuôi nông hộ, phát sinh chi phí, tổn thất nghiêm trọng cho người chăn nuôi, nhiều hộ phá sản hoặc ngừng chăn nuôi. Bệnh Viêm da nổi cục ở trâu, bò mới phát hiện ở nước ta đang phát triển ở một số huyện. Bệnh Cúm gia cầm cũng lẻ tẻ xuất hiện…
Giá thịt lợn tăng giảm thất thường: Năm 2020, thịt lợn cung giảm đẩy giá thịt lợn lên trên 100.000 đồng/kg. Sau đó tháng 2/2022, dịch Covid-19 bùng phát, anh hưởng lớn tới cuộc sống của mọi người, kinh tế bị giảm phát, nguồn cung vật tư, tiêu thụ sản phẩm bị đứt gãy, từ đó ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi…
Từ cuối năm 2021 tới nay, giá thức ăn gia súc tăng cao đến 30%, làm tăng giá thành sản xuất thịt lợn, trong khi đó giá thịt lợn giảm nhanh. Tới đầu năm 2023, có nơi thịt lợn chỉ bán với mức giá 45.000-46.000 đồng/kg, thấp hơn giá thành sản xuất gây thua lỗ lớn cho người chăn nuôi lợn.
Chăn nuôi gia cầm, bò thịt cũng có diễn biến tương tự, người nuôi gà thịt, nhất là gà công nghiệp lao đao vì giá bán xuống thấp và giá bò thịt cũng giảm sâu.
Giữa năm 2022, UBND thành phố ban hành quyết định cấm chăn nuôi ở trong nội thành, tác động đến tâm lý các doanh nghiệp, trang trại, nông hộ của các huyện chuẩn bị lên quận như Gia Lâm, Đông Anh, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức…
Trong tình hình trên, Thành ủy, UBND thành phố, các ban, ngành đã có nhiều giải pháp, tháo gỡ khó khăn cho người chăn nuôi. Thành phố ban hành nhiều chính sách hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao trong Nông nghiệp (trong đó có hỗ trợ chăn nuôi), hỗ trợ chống ASF, dịch Covid-19, giảm lãi suất vay vốn, từ đó tạo nguồn lực để chăn nuôi Hà Nội khôi phục và phát triển.
Tính tới cuối năm 2022, chăn nuôi Hà Nội đã có những kết quả tốt, đàn lợn 1,5 triệu con, 31 triệu con gia cầm, 15 vạn trâu bò, cung ứng trên 30 vạn tấn thịt lợn, 5 vạn tấn thịt gia cầm, 600 tấn thịt trâu bò, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm cho thành phố, tạo thêm việc làm và thu nhập cho nông dân, nâng tỷ lệ thu nhập từ chăn nuôi lên 55% tổng giá trị Nông nghiệp.
Ths Nguyễn Ngọc Giang, Tân Chủ tịch Hội Chăn nuôi Hà Nội, Nguyên là giám đốc Trung tâm đào tạo và chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi Công ty Cổ phần Giống gia súc Hà Nội, nguyên là Phó Giám đốc Trung tâm sữa và giống bò Hà Nội
Đóng góp vào thành tựu của Chăn nuôi Hà Nội, có sự đóng góp của Hội Chăn nuôi Hà Nội trong nhiệm kỳ VI trên các mặt hoạt động như:
Củng cố và phát triển Hội, duy trì hoạt động có hiệu quả của ban chấp hành và chi Hội: Năm 2020, Hội phát triển thêm chi Hội chăn nuôi xã Mai Đình (Sóc Sơn), nâng tổng số chi hội thành viên lên 43 chi hội với 4550 hội viên là doanh nghiệp, trang trại, nông hộ, nhà khoa học và quản lý chăn nuôi.
Tăng cường hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ chăn nuôi
Hội xác định hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ chăn nuôi cho hội viên và nông dân tham khảo, ứng dụng vào sản xuất là nội dung quan trọng và chủ yếu trong nhiệm kỳ.
Hội đã biên soạn 15 tài liệu nhiệm kỳ về kỹ thuật chăn nuôi, chế biến thức ăn, xử lý môi trường, công nghệ cao trong chăn nuôi để hướng dẫn hội viên và nông dân áp dụng.
Trong 5 năm, hội đã tổ chức 18 lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lợn nạc, bò thịt chất lượng cao, nuôi gia cầm, nuôi giun quế, xử lý môi trường chuồng trại, chế biến và sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trâu, bò… cho 1350 hội viên và nông dân, thông qua tập huấn kỹ thuật đã thông tin cho hội viên các giải pháp chủ yếu để tăng năng suất chăn nuôi, giảm chi phí sản xuất thịt gia cầm, trâu, bò, lợn tăng thu nhập và lợi nhuận cho người chăn nuôi.
Tùy theo yêu cầu của từng giai đoạn, Hội đã xác định các nội dung cấp thiết cần thảo luận, trao đổi và thống nhất để tiến hành các hội thảo chuyên đề.
Trong 5 năm hội đã tổ chức 5 hội thảo về các nội dung: chăn nuôi hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi, chế biến phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trâu, bò, giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi… cho 385 đại biểu tham gia. Thôn qua các hội thảo, Hội đã xác định các nội dung và giải pháp kiến nghị UBND Thành phố và các ban, ngành xem xét để ban hành các quy định, chính sách hỗ trợ người chăn nuôi ứng dụng tiến bộ KHKT và công nghệ mới vào sản xuất.
Đoàn Chủ tịch Đại hội
Hội là tổ chức xã hội nghề nghiệp nên nội dung tư vấn, phản biện được Hội triển khai tích cực. Hội đã tư vấn, phản biện bằng văn bản hoặc tham luận đóng góp ý kiến trong các hội nghị, hội thảo của thành phố. Nhiệm kỳ VI, Hội đã tư vấn, phản biện đóng góp ý kiến về xây dựng Luật Chăn nuôi, giải pháp tháo gỡ khó khăn trong chăn nuôi sau ASF và Covid-19, văn bản cấm căn nuôi trong nội thành, giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi, giải pháp đẩy mạnh chương trình nông thôn mới giai đoạn 2025-2030, góp ý về Luật thủ đô bổ sung, Luật đất đai sửa đổi…
Các văn bản tư vấn phản biện đã được thành phố xem xét, nghiên cứu để quyết định quan trọng trong các văn bản về chính sách hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi, biện pháp cấm chăn nuôi trong nội thành…
Hội đã tư vấn cho một số doanh nghiệp và trang trại phát triển chăn nuôi sinh học, chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt là tiếp tục tư vấn dự án “Phát triển bò thịt chất lượng cao”, của Công ty Cổ phần giống gia súc Hà Nội.
Đại hội tặng quà cho các đơn vị, cá nhân có thành tích hoạt động xuất sắc
Tổ chức thi đua và phát huy các điển hình tiên tiến rất mạnh mẽ
Hội đãphát động phong trào thi đua đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, tăng cường hoạt động hội, tổ chức tổng kết và phổ biến kinh nghiệm của các mô hình chăn nuôi giổi cho các hội viên và nông dân tham khảo qua các hoạt động Hội có nhiều chi hội hoạt động có hiệu quả. Các chi hội tiêu biểu như:
Chi hội Chăn nuôi xã Phù Lưu (Ứng Hòa), Chi hội xã Bắc Phú Sóc Sơn, Chi hội xã Thụy An (Ba Vì) và Hội Chăn nuôi và tiêu thụ gà đồi Ba Vì, Chi hội xã Minh Tân (Phú Xuyên). Công ty Cổ phần Giống gia súc, Công ty Cổ phần Sữa Ba Vì..
Với những cố gắng trên, nhiệm kỳ qua tập thể Hội Chăn nuôi được Bộ NN&PTNT tặng bằng khen. 78 cá nhân, 62 đơn vị chi hội, doanh nghiệp được UBND thành phố, Hội Chăn nuôi Việt Nam, Liên hiệp các Hội KHKT Hà Nội tặng bằng khen và giấy khen.
Về thu chi, tài chính, Hội đã sử dụng kinh phí tập trung vào các hoạt động hội như chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, xâu dựng mô hình chăn nuôi, hỗ trợ các hoạt động của chi hội.
Ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội
Phát biểu tại Đại hội, ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội đánh giá cao Hội Chăn nuôi Hà Nội với 31 năm hình thành và phát triển, đã duy trì nề nếp hoạt động tốt, phát triển lớn mạnh với hơn 4000 hội viên, có ảnh hưởng nhất định với chăn nuôi Hà Nội.
Nhiệm vụ thời kỳ mới, theo ông Tạ Văn Tường, Ban chấp hành và Ban Thường vụ ban thường vụ của Hội cần tập trung tổ chức tốt nghị quyết Đại hội. Trong đó, chú trọng các nhiệm vụ như: 1. Mở rộng thành viên, bao quát các nhân tố mới, nhân tố lớn là các trang trại, doanh nghiệp…; 2. Đổi mới tổ chức hoạt động để đáp ứng thực tiễn của ngành chăn nuôi trong giai đoạn mới; 3. Tăng cường thực hiện các nhiệm vụ phản biện về chính sách, chủ trương của Thành phố và Trung ương liên quan đến lĩnh vực, ngành hàng chăn nuôi; 4. Tăng cường nắm bắt thực tiễn của các thành viên của Hội, để làm tốt vai trò cầu nối giữa Nhà nước và Người chăn nuôi, doanh nghiệp, giúp ngành chăn nuôi phát triển bền vững.
TS Nguyễn Xuân Dương – Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam phát biểu tại Đại hội
Theo TS Nguyễn Xuân Dương – Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết, Hội Chăn nuôi là Hội mạnh nhất trong số 34 Hội thành viên của Hội Chăn nuôi Việt Nam khi có trụ sở, kinh phí và có tới hơn 4.000 thành viên.
TS Nguyễn Xuân Dương cho rằng, Hội Chăn nuôi Việt Nam sẽ có kế hoạch tổ chức một hội nghị phát triển hội viên, trong đó sẽ lắng nghe những kinh nghiệm của Hội Chăn nuôi Hà Nội, để phổ biến cho các tỉnh hội khác. Và cũng rất mong từ Hội Chăn nuôi Hà Nội là tiên phong, cùng với các tỉnh Hội khác sẽ đồng thanh kiến nghị, phản biện các chính sách, chủ trương về chăn nuôi lên các đoàn Đại biểu quốc hội; và từ diễn đàn Quốc hội, thì tiếng nói của ngành chăn nuôi sẽ được các Báo chí và cơ quan, ban, ngành khác lắng nghe; từ đó tạo hiệu ứng xã hội tốt
TS Nguyễn Xuân Dương kỳ vọng Hội Chăn nuôi Hà Nội nhiệm kỳ mới sẽ hoạt động chuyên nghiệp, sáng tạo và năng động hơn; để những thành viên khi tham gia vào Hội được cung cấp những thông tin mới, bổ ích; được lắng nghe; được bảo vệ quyền lợi, thì Hội sẽ có nguồn kinh phí hoạt động hiệu quả và có vị thế, tiếng nói hơn nữa.
Các đại biểu tham dự Đại hội chụp ảnh lưu niệm tại trụ sở của Hội Chăn nuôi Hà Nội tại số 73 Hoàng Cầu, Hà Nội
HÀ NGÂN
Nhiệm kỳ mới, theo đánh giá, trong điều kiện khó khăn về dịch bệnh, thị trường và giá cả chăn nuôi, dịch Covid-19 kéo dài, nhiệm kỳ VII (2023-2028), Hội Chăn nuôi Hà Nội xác định tập trung vào các nội dung hoạt động sau: Củng cố, duy trì và tăng cường phát triển Hội; tăng cường hoạt động chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôi; tăng cường công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội…
- Chủ tịch Hội Chăn nuôi Hà Nội li>
- hội chăn nuôi hà nội li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- TIN BUỒN
- Hội Chăn nuôi Việt Nam đề xuất mức thuế VAT bằng 0% đối với sản phẩm chăn nuôi sơ chế
- Hội chăn nuôi Việt Nam và trường hóa, sự sống (Đại học Bách khoa Hà Nội): Hợp tác xây dựng theo chuỗi giá trị
- Lễ ký kết hợp tác giữa Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Hoa Kỳ với Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam và Hội Chăn nuôi Việt Nam
- TS. Nguyễn Xuân Dương được vinh danh là Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2024
- Thông báo mời thầu tư vấn phát triển Hội/Hiệp hội
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Tiếp và làm việc với Đoàn đại biểu Bộ Nông nghiệp Dominicana
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Chính thức nhận cờ đăng cai tổ chức “Hội nghị Chăn nuôi Á-Úc lần thứ 21”
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Đồng hành tháo gỡ khó khăn cùng các Hội Chăn nuôi Thú y phía Bắc
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Rất. Ok