[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Từ trang trại gà đẻ 10.000 con, mỗi tháng hộ gia đình Cô Năm (huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) có thu nhập trên 150 triệu đồng. Nuôi gà đẻ trứng cũng là mô hình phát triển kinh tế đang được rất nhiều nông dân học hỏi.
Đầu tư trang trại nuôi gà đẻ trứng giúp nhiều gia đình đổi đời
Theo cô Năm, cách đây khoảng 6 – 7 năm, gia đình bắt đầu chăn nuôi gà đẻ với số lượng khoảng 3.000 con. Chưa có người tư vấn, hướng dẫn, cô Năm chủ yếu tự mày mò, tìm hiểu và lựa chọn giống gà Isa-brown để nuôi lấy trứng. Ở những lứa gà đầu, gia đình tự xây dựng chuồng trại, sử dụng các loại thức ăn tự nhiên có sẵn… sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu về không đáng là bao. Năm 2017, trong một dịp tình cờ, cô Năm biết đến sản phẩm thức ăn dành cho gà đẻ của Vinafeed Group. Liên hệ với doanh nghiệp, cô được đội ngũ kỹ sư chăn nuôi và nhân viên kinh doanh xuống tận nơi, hướng dẫn tận tình.
“Ban đầu, gia đình chỉ thử nghiệm nuôi khoảng 1.000 gà đẻ theo tư vấn của kỹ sư và sử dụng 100% sản phẩm thức ăn chăn nuôi của Vinafeed Group. Tôi còn nhớ, lúc đó kỹ sư của Công ty đã tư vấn cho tôi dùng sản phẩm Vina 272. Họ cũng hướng dẫn tôi cần làm chuồng trại như thế nào, máng ăn ra sao, nước uống cho gà… từng chi tiết rất tỉ mỉ. Chỉ sau 1 lứa, tôi quyết định áp dụng toàn bộ quy trình và sử dụng thức ăn Vina cho cả trang trại. Đến nay trang trại của tôi đang có 10.000 gà đẻ, bao gồm 2 giống là gà Isa-brown và gà ác”, cô Năm cho biết.
Theo anh Thanh Tùng – nhân viên của Vinafeed Group, những giống gà thích hợp để nuôi gà đẻ có thể kể đến như: Isa-brown, Hyline, Ai Cập… gà đẻ trứng giống như gà Lương Phượng. Ngoài ra, giống gà ác cũng là giống gà nuôi lấy trứng rất hiệu quả. Tỷ lệ đẻ trứng của gà ác thấp hơn một số giống gà khác, cao nhất có thể đạt tới 50 – 60%, tuy nhiên, giá bán của loại trứng này lại cao hơn hẳn so với những loại trứng khác. Ở thời điểm hiện tại, giá bán của trứng gà này tại trang trại dao động trong khoảng từ 2,700 – 2,900 đồng. Trong khi đó, giống gà Isa-brown sẽ đẻ trứng liên tục, ít tiêu tốn thức ăn. Đặc biệt, nếu sử dụng kết hợp các sản phẩm Vina 271, Vina 272 và Vina 272S theo đúng hướng dẫn kỹ thuật, tỷ lệ đẻ trứng của giống gà Isa-brown có thể đạt 90%. Gà đẻ trứng to, đều màu sắc, lòng đỏ lớn, phù hợp với nhu cầu của thị trường, giúp gia tăng lợi nhuận cho người chăn nuôi. Giống gà này vừa có thể nuôi dưới dạng công nghiệp, vừa có thể thả vườn nên được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Với gia đình nuôi khoảng 10.000 gà đẻ trứng mỗi tháng có thể thu lãi từ 120 – 150 triệu đồng. Không chỉ thu lãi từ trứng gà, sau mỗi đợt thay lứa gà mới, gà ác bán lấy thịt vẫn được giá do gà nặng cân, thịt ngon.
Bên cạnh đó, để chăn nuôi gà đẻ đạt hiệu quả cao, khâu phòng trừ dịch bệnh luôn được đặt lên hàng đầu, nhất là vấn đề tiêm phòng vắc xin theo đúng quy định. Cô Năm cho biết: “Qua các lứa gà đẻ, tôi có tích lũy kinh nghiệm về phòng chống dịch bệnh cho gà, nhưng vẫn có lúc do chưa hiểu hết gây thiệt hại về kinh tế. Tuy nhiên, từ khi hợp tác với Vinafeed Group, vấn đề này được giải quyết nhanh gọn, vì đội ngũ kỹ sư xuống tận nơi tư vấn thời điểm nào cần tiêm thuốc gì, vắc xin gì cho gà. Họ có nhật ký chăn nuôi và quản lý rất kỹ nên mình không phải lo lắng gì cả.
Thấy gia đình cô Năm chăn nuôi gà đẻ thuận lợi, đời sống kinh tế gia đình không ngừng nâng lên, nhiều nông hộ cũng đến tham quan trang trại và học hỏi kinh nghiệm về áp dụng. Mỗi lần có người hỏi thăm cô đều hướng dẫn tận tình, từ con giống, thức ăn, nước uống đến kiến thức kỹ thuật, nhờ vậy, không ít gia đình đã chăn nuôi gà đẻ đạt hiệu quả, nâng cao thu nhập.
Tại khu vực huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, mô hình chăn nuôi gà lấy trứng của gia đình cô Năm được đánh giá cao vì đem lại hiệu quả kinh tế và góp phần đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi tại đia phương.
Liên Nguyễn
- chăn nuôi gà đẻ li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất