Những năm gần đây, khi nghề chăn nuôi heo bấp bênh do dịch bệnh, giá cả thị trường biến động, nhiều nông dân ở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đã chủ động chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, thu lợi nhuận cao. Điển hình như ông Nguyễn Văn Hải ở ấp Long Quới, xã Ngũ Hiệp.
Tham quan hệ thống chuồng trại giữa vườn cây xanh mát của ông Nguyễn Văn Hải mới thấy phương thức làm ăn bài bản, mang tính bền vững. Mỗi ô chuồng đều được ông gắn bảng theo dõi nguồn gốc, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe, ngày tiêm phòng vắc xin… Đàn heo khỏe mạnh là kết quả từ việc thực hiện đúng quy trình kỹ thuật và kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm của người nông dân nhạy bén, chăm chỉ.
Ông Nguyễn Văn Hải vệ sinh chuồng trại chăn nuôi.
Trước năm 2000, ông Nguyễn Văn Hải chăn nuôi nhỏ lẻ để có nguồn thu nhập phụ. Sau thời gian tích lũy kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi, năm 2001 ông Hải đầu tư xây dựng chuồng trại kiên cố và chăn nuôi thương phẩm, khởi điểm với 20 heo sinh sản, 150 heo thịt. 15 năm gắn bó với nghề chăn nuôi, ông Hải luôn thuộc lòng bài toán: Con giống + thức ăn + vệ sinh thú y. Muốn nuôi heo hiệu quả, đạt lợi nhuận cao trước hết phải chọn con giống tốt, khỏe mạnh.
Thông qua báo đài và nghiên cứu tài liệu, ông áp dụng thành công phương pháp thụ tinh nhân tạo cho đàn heo sinh sản, chủ động con giống sạch bệnh tại chuồng trại của gia đình. Nuôi với quy mô lớn nên ông thường xuyên kiểm tra, chăm sóc tốt đàn heo, tiêm phòng vắc xin định kỳ nhằm chủ động phòng ngừa các dịch bệnh nguy hiểm. Bên cạnh đó, ông thực hiện nghiêm ngặt công tác vệ sinh thú y. Chuồng trại được xây cách ly với nhà ở, nhiệt độ chuồng nuôi được giữ hợp lý theo điều kiện thời tiết, luôn khô ráo, sạch sẽ, phân heo được xử lý qua hầm biogas tạo nguồn chất đốt cho sinh hoạt gia đình. Khéo tính toán và thực hiện an toàn sinh học trong chăn nuôi, ông Hải hạn chế được rủi ro do giá cả thị trường biến động, dịch bệnh phát sinh.
Hiện nay, hệ thống chuồng trại của ông duy trì thường xuyên khoảng 40 heo sinh sản, từ 250 – 300 heo thịt. Quyết tâm bám nghề, vợ chồng ông đã có điều kiện xây dựng nhà cửa khang trang, nuôi 2 con học hành. Nhiều năm liền ông được bình chọn là điển hình nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi cấp tỉnh.
Ông Nguyễn Văn Hải hiện là Tổ trưởng Tổ hợp tác chăn nuôi heo xã Ngũ Hiệp với 21 thành viên. Tổ được thành lập với mục đích trao đổi kinh nghiệm, cùng phát huy hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi heo thương phẩm, cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho thị trường. Trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), Chi hội Nông dân ấp Long Quới, xã Ngũ Hiệp cũng khuyến khích nông dân học hỏi, áp dụng quy trình khép kín như ông Hải để nâng cao thu nhập.
Ông Nguyễn Văn Hải chia sẻ: “Gặp không ít thăng trầm nhưng quan trọng là mình kiên trì, quyết tâm bám nghề. Nhờ chăn nuôi, kinh tế gia đình tôi khấm khá hơn, có điều kiện cải tạo 7 công vườn tạp thành vườn chuyên canh sầu riêng. Với bà con quanh đây tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm để cùng chăn nuôi hiệu quả. Theo tôi, xây dựng NTM, đơn giản nhất là làm sao để người nông dân tự tin làm giàu trên mảnh đất quê mình”.
Trường Giang
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- Khuyến nông li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li> ul>
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao
- Hà Tĩnh: Nhân rộng mô hình nuôi chồn hương
- Mật ngọt từ ong dú
- Nuôi chim cút lấy trứng lộn
- Khởi nghiệp từ nuôi dúi mốc
- ‘Thủ phủ’ chồn hương Quảng Bình
- Nuôi chim bồ câu Pháp tạo thu nhập cho nông dân địa phương
- Nuôi gà sao an toàn sinh học hiệu quả cao
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Anh kỹ sư xây dựng thành công thương hiệu yến sào trên vùng đất khó
- Ông Cường “vượt bão” thành nông dân xuất sắc Việt Nam
- Hành trình chinh phục khát vọng khoa học
- Thanh Hóa: Làm kinh tế giỏi từ chăn nuôi thỏ hộ gia đình
- Tỷ phú nông dân nhờ nuôi gà lai chọi
- Tỷ phú Sừng Sừng Khai nơi Ngã ba biên giới
- Lãi tiền tỷ từ mô hình trang trại
- Trang trại bò, vịt lớn nhất đất mỏ
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao
- Hà Tĩnh: Nhân rộng mô hình nuôi chồn hương
- Mật ngọt từ ong dú
- Nuôi chim cút lấy trứng lộn
- Khởi nghiệp từ nuôi dúi mốc
- ‘Thủ phủ’ chồn hương Quảng Bình
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất