10 năm kiên trì nuôi nhím, gia đình chị Hoàng Thị Như Hạ ở tổ dân phố 4 (phường Bình Tân, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk) có thu nhập ổn định, mỗi năm lãi trên 130 triệu đồng.
Trước đây, ngoài nương rẫy, nguồn thu của gia đình chị Hạ chủ yếu phụ thuộc vào chăn nuôi bò nhưng do giá cả bấp bênh lại dịch bệnh nên kinh tế gia đình không ổn định. Năm 2009, tình cờ được người quen giới thiệu giống nhím rừng, vợ chồng chị Hạ quyết định mua một cặp về nuôi thử. Sau một năm nuôi thử nghiệm, nhận thấy nhím là loài ăn tạp, dễ nuôi, thức ăn chỉ là các loại lá, rau, củ, quả sống, cám gạo…, chị Hạ tiếp tục nhân giống tăng đàn nhím. Để có thêm kinh nghiệm, chị Hạ cất công tìm đến những trại nuôi nhím số lượng lớn để học hỏi, đồng thời cập nhật thêm kiến thức từ sách, báo.
Mô hình nuôi nhím của gia đình chị Hoàng Thị Như Hạ (phường Bình Tân, thị xã Buôn Hồ).
Hiện trang trại của chị Hạ có 60 con nhím, trong đó có 14 con nhím giống bố mẹ. Nhím cái sau một năm nuôi bắt đầu sinh sản, một con nhím mẹ đẻ 3 lứa mỗi năm, trung bình 2 – 3 con/lứa. Nhím con nuôi khoảng 6 tháng thì xuất bán, cân nặng khoảng 15 kg/con. Trung bình mỗi năm chị Hạ xuất bán 2 lứa nhím, với giá dao động từ 230.000 – 250.000 đồng/kg.
Ông Phạm Phi Long, Chủ tịch Hội Nông dân phường Bình Tân, thị xã Buôn Hồ: “Mô hình nuôi nhím với chi phí đầu tư không cao, kỹ thuật đơn giản, nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là mô hình có nhiều triển vọng nhân rộng giúp nông dân phát triển kinh tế”.
Chị Hạ cho biết, ưu điểm lớn nhất khi nuôi nhím là nguồn thức ăn đa dạng, có thể tự kiếm và trồng được nên giảm được một khoản lớn chi phí. Hệ thống chuồng nuôi xây dựng đơn giản, nền xi măng, cố định lồng nuôi bằng khung sắt, chia ra nhiều dãy, mỗi dãy ngăn thành nhiều lồng, mỗi lồng nuôi có kích thước 70 x 90 cm. Phân nhím có mùi rất khó chịu, do đó chuồng trại phải thiết kế thông thoáng để thuận tiện cho việc thu dọn hằng ngày.
Nhím là loài động vật còn nhiều bản năng hoang dã nên có sức đề kháng cao, dễ thích nghi với môi trường, ít bị dịch bệnh, nhẹ công chăm sóc, có thể vừa làm nghề khác vừa tranh thủ nuôi nhím kiếm thêm thu nhập. “Để nhím có sức đề kháng, tăng trưởng nhanh, tránh được bệnh tật, tôi sử dụng thêm men vi sinh trộn với thức ăn để cho nhím ăn hằng ngày. Khâu chăm sóc tuy đơn giản nhưng trong giai đoạn sinh sản phải hết sức cẩn trọng, hạn chế di chuyển chuồng trại vì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của nhím”, chị Hạ chia sẻ.
Thịt nhím có tính hàn, tác dụng giải nhiệt, chất lượng thịt thơm ngon với thành phần dinh dưỡng cao. Để ổn định đầu ra cho sản phẩm, chị Hạ chủ động tìm nguồn cung ứng cho các nhà hàng, khách sạn tại địa phương và một số địa phương lân cận. Không chỉ làm giàu cho gia đình, chị Hạ còn sẵn sàng hướng dẫn kỹ thuật nuôi nhím và cung cấp con giống cho những ai có nhu cầu.
Thùy Linh
Nguồn: Báo Đắk Lắk
- nuôi nhím cảnh li>
- nuôi nhím li> ul>
11 Comments
Để lại comment của bạn
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
Tin mới nhất
T3,24/12/2024
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Mình có bảy con nhím đực muốn trao đổi nhím cái (theo thỏa thuận thương lượng). Ai có nhu cầu thì liên hệ 0913850624.
E có 1 cặp nhím giống vì công việc nên không nuôi nữa cần bán. Mọi người chỉ đầu ra giúp mình mình ở Phú Yên.
0977768975
giá nhiêu vậy bạn.
Mình muốn mua. Bạn liên hệ qua zalo mình nhé, 0905771934.
Trại nhím Củ Chi (TP Hồ Chí Minh) chuyên cung cấp nhím giống, bao tiêu đầu ra. Liên hệ 0949719719.
Giá sao bạn
Giá nhím giống sao bạn
Trại Nhím Củ Chi TP.HCM chuyên cung cấp nhím giống, hướng dẫn kỹ thuật nuôi và bao tiêu đầu ra cho bà con nông dân tại TP.HCM và khu vực lân cận như Bình Dương, Long An, Tây Ninh, Đồng Nai… Chi tiết liên hệ: 0949 719 719 A. Ngọc
Mình muốn nuôi thủ có bán con giống ko vậy
E muốn nuôi nhím mà chưa có giống, mong anh chị hướng dẫn. SĐT 0369923066.