Những ngày này, người chăn nuôi gà tại Yên Thế phấn khởi bởi tình hình dịch bệnh ổn định, thị trường tiêu thụ thuận lợi nên giá bán gà và các sản phẩm từ gà đồi ở mức cao, hứa hẹn mang lại thu nhập khá. Người dân đang tất bật chăm sóc gà bán vào dịp Tết Giáp Thìn.
Người dân phấn khởi chăm gà
Theo UBND huyện Yên Thế, đến thời điểm này trên địa bàn huyện có 3,1 nghìn cơ sở chăn nuôi gia cầm với tổng đàn khoảng 4,1 triệu con (trong đó đàn gà 3,85 triệu con). Nhờ được chăm sóc bảo đảm các quy trình, kỹ thuật an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh nên đàn gà tại địa phương phát triển tốt, chất lượng được nâng lên. Thương hiệu gà đồi Yên Thế ngày càng được khẳng định.
Cán bộ thú y kiểm tra, hướng dẫn người dân thực hiện quy trình kỹ thuật chăn nuôi gà an toàn sinh học tại bản Rừng Dài, xã Tam Tiến.
Nét mới là người dân tập trung nuôi những giống dài ngày, cho sản phẩm thơm ngon hơn như gà ta lò, gà mía số 1-Dabaco. Hộ ông Nguyễn Văn Vương ở bản Xuân Môi, xã Xuân Lương đang nuôi hơn 6 nghìn con gà thương phẩm thả đồi, trong đó chủ yếu là giống gà ta lò. Nhìn đàn gà cả nghìn con, con nào con nấy lông mượt, khỏe mạnh, màu sắc sặc sỡ, hứa hẹn sẽ mang lại nguồn thu lớn cho gia đình trong dịp Tết này.
Ông Vương phấn khởi cho biết: “Dịp này tiêu thụ gà khá thuận lợi, cách đây một tuần tôi bán được gần 1 nghìn con gà với giá từ 85- 90 nghìn đồng/kg (tăng từ 20-25 nghìn đồng mỗi kg so với tháng 4/2023). Với mức trên, trừ hết chi phí sẽ cho lãi khoảng 60-70 triệu đồng/nghìn gà. Hiện nay, trong chuồng còn đàn gà 1 nghìn con đã đến tuổi bán và khoảng 2 nghìn con chờ bán vào dịp sát Tết, số còn lại sẽ xuất chuồng trong tháng Giêng”.
Cũng theo ông Vương, nuôi gà ta lò bán được giá hơn các loại khác nhưng thời gian nuôi kéo dài tới 5 tháng. Gia đình ông thường xuyên tiêu độc, khử trùng, vệ sinh chuồng trại nên đàn gà khỏe mạnh, gà xuất bán được gắn tem truy xuất nguồn gốc, thương nhân nhiều nơi về mua hàng mang đi tiêu thụ.
Theo một số hộ chăn nuôi tại Yên Thế, người tiêu dùng thường có nhu cầu sử dụng các loại gà làm lễ vào dịp Tết. Vì vậy, bà con tập trung nuôi giống gà ta lò và ri lai, mía (chiếm khoảng 50% tổng đàn). Loại gà này có ưu điểm là mã đẹp, thịt thơm ngon, cân nặng vừa phải, thích hợp để làm lễ. Ngoài ra, còn một số loại gà khác cũng được chú trọng như lai chọi, lai Hồ, chíp.
Bên cạnh gà lông, các sản phẩm chế biến từ gà như: Xúc xích, giò, chả cũng được tiêu thụ mạnh tại nhiều thị trường. Tại HTX Nông nghiệp Xanh Yên Thế, nhiều đơn hàng đã được đơn vị ký kết tiêu thụ với các đối tác. Để bảo đảm nguồn cung, HTX đã chuẩn bị nguồn nguyên liệu, nâng công suất chế biến, dự kiến sẽ cung ứng khoảng 5 tấn giò, chả, xúc xích, khô gà và 25 tấn gà lông ra thị trường.
Ông Giáp Quý Cường, Giám đốc HTX cho biết: “Năm nay, gà đồi Yên Thế và xúc xích gà của HTX được công nhận đạt tiêu chuẩn 4 sao và tiêu thụ mạnh ở nhiều tỉnh, TP. Đồng thời được phân phối tại hệ thống các siêu thị: BigC (Go!), Winmart, Winmart+ tại Hà Nội, siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch tại nhiều địa phương và các sàn giao dịch thương mại điện tử”.
Nâng chất lượng sản phẩm
Huyện Yên Thế xác định gà đồi là vật nuôi chủ lực và phát triển thành vùng sản xuất hàng hóa có chất lượng, quy mô lớn. Từ năm 2011, gà đồi Yên Thế là vật nuôi đầu tiên trong nước được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận nhãn hiệu bảo hộ độc quyền. Đây cũng là huyện đầu tiên của miền Bắc đạt tiêu chuẩn vùng an toàn dịch bệnh cúm gia cầm và Niu-cát-xơn trên gà (năm 2022).
Nhằm duy trì vùng an toàn dịch bệnh, UBND huyện chỉ đạo ngành chuyên môn và các xã, thị trấn thực hiện đồng bộ, triệt để các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học đối với đàn gà. Cùng đó, quản lý, giám sát dịch bệnh đến từng địa bàn, hộ chăn nuôi để hạn chế tối đa thiệt hại do dịch bệnh gây ra. Nhờ làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh và tiêm phòng vắc-xin nên thời gian qua trên địa bàn không có trường hợp nghi mắc cúm gia cầm và Niu-cát-xơn trên đàn gà.
Bà Nguyễn Thị Bảy, hộ chăn nuôi gà ở bản Rừng Dài, xã Tam Tiến chia sẻ, bên cạnh sử dụng thức ăn chăn nuôi bảo đảm nguồn gốc rõ ràng, các hộ dân trong vùng thường kết hợp sử dụng các thức ăn phối trộn khác như ngô, đậu tương làm thức ăn cho gà nhằm giảm chi phí sản xuất, giúp thịt gà thơm ngon hơn.
Dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, huyện Yên Thế dự kiến cung cấp khoảng 2, 2 triệu con gà (tương đương hơn 5 nghìn tấn gà lông) ra thị trường, chủ yếu gà đạt từ 4 đến 5 tháng tuổi.
Theo ông Lương Văn Hiến, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Thế, đến nay là năm thứ hai Cục Thú y cấp Chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh cúm gia cầm và Niu-cát-xơn trên đàn gà tại Yên Thế. Cơ bản các hộ chăn nuôi trong huyện đã đáp ứng điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học. Dịp Tết Giáp Thìn tới, địa phương dự kiến cung cấp khoảng 2,2 triệu con gà (tương đương hơn 5 nghìn tấn gà lông) ra thị trường, chủ yếu gà đạt từ 4-5 tháng tuổi, cân nặng từ 2-3 kg mỗi con.
Việc tiêu thụ gà đồi hiện khá thuận lợi, giá bình quân 70-80 nghìn đồng/kg gà lông, có thời điểm đạt hơn 90 nghìn đồng/kg (tùy loại). Với giá bán này, người chăn nuôi có lợi nhuận khá, bảo đảm việc duy trì, giữ vững và nâng cao chất lượng sản phẩm. Cùng với bảo đảm chất lượng sản phẩm gà lông, huyện tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng các sản phẩm qua sơ chế, chế biến từ gà nhằm đa dạng nguồn hàng, đáp ứng nhu cầu của thị trường Tết như: Giò, chả, xúc xích, khô gà.
Đến nay toàn huyện có 8 sản phẩm OCOP từ gà, trong đó có 4 sản phẩm 4 sao, còn lại là 3 sao. Năm vừa qua, huyện tiếp tục triển khai mô hình “Hỗ trợ chăn nuôi gà đồi thảo dược”. Cơ quan chuyên môn đánh giá, gà được nuôi trong mô hình này có sức đề kháng tốt, phát triển đồng đều, chất lượng thịt thơm ngon và hiệu quả kinh tế cao hơn.
Dự báo cận Tết, giá gà sẽ tăng. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm mưa rét, chuồng trại ẩm ướt nên dễ xảy ra dịch bệnh. Vì vậy, người chăn nuôi cần chủ động công tác phòng, chống các loại dịch bệnh. Ngành chức năng sẽ tiếp tục tăng cường quản lý, giám sát tổng đàn. Tập trung làm tốt công tác phòng dịch bệnh, trong đó đặc biệt quan tâm tiêm phòng các loại vắc-xin, vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường, áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học, quy trình VietGAP.
Cùng đó, chú trọng kiểm tra, kiểm soát việc lưu thông, buôn bán động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn huyện. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, kịp thời ngăn chặn các trường hợp vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, nhập lậu vào địa bàn.
Bài, ảnh: Nguyễn Hưởng
Nguồn: Báo Bắc Giang
- gà đồi yên thế li> ul>
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
Tin mới nhất
CN,17/11/2024
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất