Chưa đầy một năm nuôi vịt trời, ông Huỳnh Ngọc Tiến (50 tuổi, ở thôn Phú Ninh, xã Tam Ngọc, TP.Tam Kỳ) đã cho xuất chuồng hàng ngàn con vịt giống, trứng và vịt thương phẩm, thu lãi gần 1 tỷ đồng.
Đến thôn Phú Ninh, hỏi ông Tiến “vịt trời” thì hầu như ai cũng biết bởi ông là người đầu tiên đưa giống vịt trời về nuôi tại địa phương. Có mặt tại trại nuôi vịt trời của ông, chúng tôi không khỏi bất ngờ khi chứng kiến đàn vịt trời hơn 2.000 con đang bơi lội tung tăng trên mặt hồ nước rộng khoảng 7ha. Theo lời ông Tiến, để có được thành quả như ngày hôm nay, ngoài chuyện dám nghĩ, dám làm thì cũng có cả sự tình cờ. “Cách đây hơn một năm, khi xem ti vi tôi thấy có phóng sự mô tả về mô hình chăn nuôi vịt trời thuần hóa đầu tiên cả nước do anh Tô Văn Dần, ở Lục Ngạn (Bắc Giang) thực hiện. Thấy mô hình khả thi, tôi đã lặn lội ra tận Bắc Giang và được anh Dần tận tình hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm nuôi vịt trời nên tôi đã mua hơn 100 con vịt mái về gây giống với giá 25 triệu đồng để nuôi thử nghiệm” – ông Tiến cho biết.
Từ 100 con vịt trời giống, hiện nay ông đã có hơn 2.000 con.
Sau khi đưa vịt về nuôi tại trang trại, hơn 100 con vịt trời của ông bắt đầu sinh sản. Từ chỗ hơn 100 con vịt trời giống, hiện nay ông đã nhân lên hơn 2.000 con gồm cả vịt sinh sản và vịt thương phẩm. Cũng theo ông Tiến, dù nguồn gốc vịt đã được nuôi thuần dưỡng, nhưng bản tính hoang dã của chúng vẫn còn. Loài vịt này rất thích bơi lội và bay rất giỏi, nhưng khi chúng được thuần dưỡng và quen với bầy đàn thì chúng chỉ quanh quẩn trong chuồng và xung quanh hồ mà thôi. Ông Tiến cho biết thêm, những năm gần đây tại các nhà hàng, loại động vật này được nhiều người tìm mua, nhất là các nhà hàng đặc sản. Việc chăn nuôi vịt trời mang lại kinh tế rất cao, đặc biệt vịt trời bắt nguồn từ tự nhiên, dễ nuôi và mau lớn. Khi sống trong môi trường bán hoang dã, chúng rất khỏe mạnh, nhưng để chủ động phòng bệnh cho đàn vịt, ông Tiến vẫn tiêm phòng đầy đủ cho chúng với ba mũi chính: dịch tả, tố huyết trùng, H5N1. Vì vậy trong quá trình nuôi đến nay vịt chưa bị dịch bệnh lần nào.
Thức ăn chính của vịt là lúa, bèo lục bình, cám bắp… Sau khoảng 4 – 5 tháng nuôi, vịt trời trưởng thành, có thể sinh sản. Nhờ nguồn thức ăn phong phú trong mặt hồ, đàn vịt của ông Tiến nhanh chóng đạt trọng lượng 2 – 2,5kg trong vòng 4 – 5 tháng nuôi. Ông Tiến chia sẻ: “Vịt trời được nuôi theo hình thức bán hoang dã, chăn thả ra môi trường tự nhiên, lặn ngụp bắt cá tôm, bay cùng bầy đàn để tìm kiếm thức ăn… nên vịt rất chắc, thị dai, ngon. Thịt vịt trời mềm, có màu đỏ tươi, thơm ngon, đặc biệt không có vị “hôi” tanh như vịt nhà”.
Sau gần 1 năm chăm sóc, hiện tại ông có gần 500 con vịt trời đang trong thời kỳ sinh sản và hơn 1.500 con vịt thương phẩm. Ông cho biết mỗi con vịt trời mái đẻ 8 – 10 quả trứng/đợt và 35 – 40 quả/5 tháng. Hiện ông cho ấp gần 2.000 quả trứng trong một mẻ, sau 4 – 5 ngày tiếp tục cho mẻ khác vào ấp tiếp với tỷ lệ nở 80%. “Ban đầu mình chỉ nuôi mang tính thử nghiệm, nhưng hiện giờ mình đã học được công nghệ ấp và đầu tư máy ấp tại nhà” – ông Tiến bộc bạch. Trung bình mỗi tháng ông Tiến xuất bán khoảng 100 – 120 con vịt thương phẩm, với giá vịt thương phẩm dao động 200 – 250 nghìn đồng/con.
Ngoài nuôi vịt thương phẩm, ông còn bán vịt giống với giá 25 – 30 nghìn đồng/con, bán trứng vịt 5 – 6 nghìn đồng/trứng. Mặc dù chăn nuôi mới gần một năm, nhưng sau khi trừ chi phí, ông Tiến thu lãi gần 1 tỷ đồng. Không những thế, trang trại của ông còn tạo công ăn việc làm cho 2 lao động tại địa phương với mức thu nhập 3 triệu đồng/tháng. Sắp tới ông sẽ mở rộng diện tích mặt hồ để thuận tiện cho việc chăn nuôi cũng như tăng số lượng của đàn vịt trời.
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- Khuyến nông li>
- phương pháp chăn nuôi li> ul>
- Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng chăn nuôi dê thịt
- Khá lên nhờ nuôi cầy vòi hương
- Quảng Ngãi: “Ngân hàng heo giống” mang lại hiệu quả cho nông dân nghèo
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao
- Hà Tĩnh: Nhân rộng mô hình nuôi chồn hương
- Mật ngọt từ ong dú
- Nuôi chim cút lấy trứng lộn
- Khởi nghiệp từ nuôi dúi mốc
Tin mới nhất
T2,16/12/2024
- EU: Sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 147 triệu tấn năm 2024
- Nghiên cứu tìm ra nguyên nhân ‘vô hình’ gây ra tình trạng thiếu thức ăn chăn nuôi
- Chủ động tăng đàn bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp cuối năm
- Nga cung cấp hơn 100 triệu USD thịt heo cho Trung Quốc
- Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?
- Mỗi tháng, Đồng Nai cung cấp ra thị trường gần 60 ngàn tấn thịt các loại
- Tháo gỡ điểm nghẽn trong quy định của Luật tiêu chuẩn, kỹ thuật
- Trại chim công đẹp trên đất B’Lao
- Gần 2.000 cơ sở ở ‘thủ phủ chăn nuôi’ Đồng Nai ngừng hoạt động
- Trung Quốc cấm nhập khẩu một số động vật do lo ngại lây lan dịch lưỡi xanh
- Trại chim công đẹp trên đất B’Lao
- Anh kỹ sư xây dựng thành công thương hiệu yến sào trên vùng đất khó
- Ông Cường “vượt bão” thành nông dân xuất sắc Việt Nam
- Hành trình chinh phục khát vọng khoa học
- Thanh Hóa: Làm kinh tế giỏi từ chăn nuôi thỏ hộ gia đình
- Tỷ phú nông dân nhờ nuôi gà lai chọi
- Tỷ phú Sừng Sừng Khai nơi Ngã ba biên giới
- Lãi tiền tỷ từ mô hình trang trại
- Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng chăn nuôi dê thịt
- Khá lên nhờ nuôi cầy vòi hương
- Quảng Ngãi: “Ngân hàng heo giống” mang lại hiệu quả cho nông dân nghèo
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao
- Hà Tĩnh: Nhân rộng mô hình nuôi chồn hương
- Mật ngọt từ ong dú
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất