Trại chăn nuôi lợn nái ngoại của gia đình chị Hồ Thị Hồng, xã Quỳnh Bảng (Quỳnh Lưu).
Năm 2015, nhận thấy nuôi lợn nái ngoại cho hiệu quả kinh tế cao, chị Hồ Thị Hồng đã mạnh dạn nhận thầu 1,5 ha đất ở Nông trường Trịnh Môn, xã Quỳnh Bảng để cải tạo, xây dựng trang trại chăn nuôi lợn nái ngoại. Gia đình đã xây dựng 3 chuồng nuôi, mỗi chuồng có diện tích 400m2; sau đó mua 200 con lợn nái ngoại giống Mỹ và Đài Loan về thả nuôi. Ban đầu, để hiểu về kỹ thuật của chăn nuôi lợn nái ngoại, chị Hồng cùng với chồng là anh Vũ Văn Năng đã ra các tỉnh như Yên Bái, Đồng Nai… học hỏi và cách chăm sóc lợn nái ngoại.
“Xác định chăn nuôi là phải đầu tư và kiên trì nên trong quá trình nuôi, tôi đã đi học hỏi ở các trang trại lớn và chủ yếu mình tự tìm hiểu, mày mò để làm. Quan trọng nhất khi chăn nuôi là phải phòng trừ dịch bệnh, tiêm vắc xin theo định kỳ, quy trình nuôi phải đảm bảo, khoa học thì vật nuôi mới phát triển khỏe mạnh, sinh trưởng nhanh”. Chị Hồng chia sẻ.
Mỗi con lợn nái đều gắn số hiệu ở tai để tiện theo dõi và chăm sóc.
Mô hình chăn nuôi lợn nái ngoại của gia đình chị Hồng có quy mô, hiện đại. Hiện nay, tất cả 3 chuồng nuôi được tách hẳn riêng biệt gồm chuồng lợn nái mang bầu, chuồng lợn nái con và chuồng lợn nái đẻ. Ở mỗi chuồng, các ô được làm bằng khung sắt với đầy đủ hệ thống quạt hút khí, dàn lạnh với tổng chi phí hết 3 tỷ đồng. Từ khâu làm chuồng, xây dựng hầm bioga, hệ thống nước uống tự động cho đàn lợn, dàn làm mát, điện sưởi ấm cho lợn con gia đình chị Hồng đều tuân thủ theo quy trình khoa học do trung tâm hướng dẫn.
Hơn 1 năm làm quen với việc nuôi lợn nái ngoại, chị Hồng nhận thấy nhiều ưu điểm vượt trội của giống, trung bình mỗi con đẻ được 2,5 lứa/năm, mỗi lứa từ 10 – 11 con. Trong năm đầu tiên đã có 50 con lợn nái đẻ với trên 1000 con. Số lợn con đến ngày xuất bán được các các trang trại và hộ gia đình trong và ngoài huyện đến mua toàn bộ.
Bên cạnh nuôi lợn nái ngoại, chị còn nuôi khoảng 200 con gà, ngan và đào ao thả cá với diện tích 6.000 m2. Trang trại đã tạo việc làm ổn định cho 5 lao động với mức lương từ 4 – 8 triệu đồng/người/tháng. Tổng thu nhập mỗi năm đạt gần 1 tỷ đồng/năm.
Lợn con được chăm sóc chu đáo
Chị Hồng cho biết, để việc chăn nuôi phát triển bền vững thì phòng, chống dịch từ xa, người vào trại phải phun thuốc sát trùng; xe chở lợn xuất chuồng được sát trùng và đi theo đường riêng; chuồng trại và môi trường xung quanh luôn được vệ sinh sạch sẽ, tiêm phòng vắc-xin cho lợn đúng và đủ liều… Điều đặc biệt đối với con lợn ngoại là phải đảm bảo chuồng trại luôn sạch sẽ, khô ráo thoáng mát nên chị phải cử công nhân thay phiên nhau trực 24/24 giờ.
Mong muốn của chị Hồ Thị Hồng là được thuê đất lâu dài để đầu tư nâng cấp chuồng trại và tăng thêm tổng đàn. Do lợn con giống không đủ cung cấp cho cho người chăn nuôi nên thời gian tới chị đang có kế hoạch mở rộng thêm 3 ha đất nữa để phát triển chăn nuôi nuôi lợn nái ngoại, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động.
Bích Thuận – Việt Hùng
- Khuyến nông li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li> ul>
- Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng chăn nuôi dê thịt
- Khá lên nhờ nuôi cầy vòi hương
- Quảng Ngãi: “Ngân hàng heo giống” mang lại hiệu quả cho nông dân nghèo
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao
- Hà Tĩnh: Nhân rộng mô hình nuôi chồn hương
- Mật ngọt từ ong dú
- Nuôi chim cút lấy trứng lộn
- Khởi nghiệp từ nuôi dúi mốc
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Trại chim công đẹp trên đất B’Lao
- Anh kỹ sư xây dựng thành công thương hiệu yến sào trên vùng đất khó
- Ông Cường “vượt bão” thành nông dân xuất sắc Việt Nam
- Hành trình chinh phục khát vọng khoa học
- Thanh Hóa: Làm kinh tế giỏi từ chăn nuôi thỏ hộ gia đình
- Tỷ phú nông dân nhờ nuôi gà lai chọi
- Tỷ phú Sừng Sừng Khai nơi Ngã ba biên giới
- Lãi tiền tỷ từ mô hình trang trại
- Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng chăn nuôi dê thịt
- Khá lên nhờ nuôi cầy vòi hương
- Quảng Ngãi: “Ngân hàng heo giống” mang lại hiệu quả cho nông dân nghèo
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao
- Hà Tĩnh: Nhân rộng mô hình nuôi chồn hương
- Mật ngọt từ ong dú
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất