Không chỉ làm cho người chăn nuôi lao đao, hệ lụy của bệnh dịch tả lợn châu Phi (ASF) còn khiến những đại lý kinh doanh thức ăn gia súc, doanh nghiệp sản xuất thức ăn gặp nhiều khó khăn.
Theo lời của bà Lê Thị Nga, chủ đại lý cấp 1 cho một hãng thức ăn gia súc, gia cầm tại phường Vinh Tân, thành phố Vinh, tình trạng thức ăn gia súc chất đống trong kho, ế ẩm là tình trạng chung mà các đại lý chăn nuôi ở Nghệ An gặp phải từ sau đại dịch tả lợn châu Phi. “Bình thường trước đây mỗi ngày tôi xuất kho cả mấy tấn thức ăn gia súc, nay lợn tiêu hủy, dịch bệnh kéo dài nên ế ẩm, không tiêu thụ được” – bà Nga chia sẻ.
Ế ẩm là tình trạng chung mà các đại lý thức ăn chăn nuôi ở Nghệ An gặp phải
Cùng chung cảnh ngộ, cửa hàng thức ăn gia súc ở khối 15 thị trấn Hưng Nguyên (Nghệ An) của chị Hoàng Thị Hoa cũng rơi vào tình trạng ế ẩm. “Ở Hưng Nguyên, lợn dịch, tiêu hủy nhiều, tổng đàn giảm, thời gian tái đàn chưa xác định nên lượng thức ăn bán ra cũng giảm. Nhiều hộ đang có lợn cũng mua cầm chừng vì sợ để lâu thức ăn mất giá trị dinh dưỡng” – chủ cửa hàng tâm sự.
Ông Nghiêm Xuân Bảo – Trạm trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Hưng Nguyên – cho biết: Hiện tổng đàn lợn trên địa bàn huyện giảm sút mạnh (đã tiêu hủy gần 7.000 con/19.000 con, giảm gần 40% so với trước). Tổng đàn giảm, trong khi người dân không được tái đàn nên kéo theo các đại lý kinh doanh thức ăn trên địa bàn huyện cũng bị ảnh hưởng, kinh doanh ngưng trệ, ế ẩm.
Không chỉ lượng hàng bán ra ít, hoạt động buôn bán bị đình trệ mà một số nơi, nhiều đại lý đối mặt với khó khăn khi số nợ xấu tăng. Bởi nhiều hộ kinh doanh thức ăn gia súc bán cho người chăn nuôi đến khi xuất chuồng mới thu hồi tiền. Bà Nguyễn Thị Hà – đại lý thức ăn chăn nuôi ở chợ Sa Nam, Thị trấn Nam Đàn – cho hay, qua đợt dịch tả này, số nợ mấy trăm triệu đồng của người chăn nuôi trở thành “nợ xấu” vì họ thua lỗ, chưa biết đến khi nào mới trả.
Về phía người chăn nuôi, sau dịch tả tấn công, lợn tiêu hủy, nhiều hộ chăn nuôi, chuồng trống không thức ăn vẫn tồn kho khá lớn song thời điểm hiện tại, họ không thể đem trả cho đại lý, cũng không bán lại cho các hộ chăn nuôi khác vì lo sợ dịch bệnh nên đành khóa kho chờ khi dịch được khống chế sẽ tái đàn. Họ mong muốn sớm nhận được tiền hỗ trợ của nhà nước, được giãn nợ để có thể trụ lại trong tình cảnh khó khăn hiện nay.
Theo ông Đặng Văn Minh – Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và thú y Nghệ An – khuyến cáo, thời điểm hiện tại chưa được tái đàn, bà con phải chờ ít nhất là 6 tháng để khử trùng chuồng trại, tiêu diệt mầm bệnh. Trong thời gian đó, nhiều người chuyển hướng sang chăn nuôi trâu, bò, dê (đối với các địa phương vùng nông thôn, miền núi) hoặc nuôi gà theo hướng an toàn sinh học… Do đó, các cơ sở thức ăn chăn nuôi cũng cần nắm bắt xu hướng này để đa dạng hóa các mặt hàng, giảm thức ăn cho lợn, tăng nguồn thức ăn và các loại thuốc thú y cho trâu, bò, dê, gà, thủy sản…
Hoàng Trinh
Nguồn: Công Thương
Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở Nghệ An vào đầu tháng 3/2019 đến cuối tháng 10/2019 đã xảy ra tại 350 xã của 21/21 huyện, thành, thị. Tổng số lợn buộc tiêu hủy gần 80.000 con với tổng trọng lượng gần 4.000 tấn.
- thức ăn chăn nuôi li>
- sản xuất TĂCN li> ul>
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Tổng hợp giá heo tại một số quốc gia trên thế giới ngày tính đến ngày 25/12/2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
Tin mới nhất
T6,27/12/2024
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Tổng hợp giá heo tại một số quốc gia trên thế giới ngày tính đến ngày 25/12/2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất