Thúc đẩy các giải pháp về thị trường, chủ động sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và giảm chi phí trung gian trong chuỗi cung ứng là những giải pháp được các đại biểu nhấn mạnh tại hội nghị triển khai kế hoạch 2023 của Cục chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn diễn ra sáng nay (28/12) tại Hà Nội.
Năm 2022, ngành nông nghiệp nói chung, ngành chăn nuôi nói riêng chịu tác động của việc đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu do dịch Covid-19 và giá nguyên liệu, chi phí logistic tăng cao ảnh hưởng trực tiếp hoạt động xuất nhập khẩu, tiêu thụ nông lâm thủy sản, trong đó có sản phẩm chăn nuôi và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Trong bối cảnh nhiều khó khăn, ngành chăn nuôi tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, đến nay, tổng đàn lợn của cả nước khoảng 28,6 triệu con, tăng 3,2%; đàn gia cầm khoảng 531 triệu con, tăng 1,4%; đàn bò khoảng 6,53 triệu con, tăng 1,9%. Sản lượng thịt hơi khoảng 7,05 triệu tấn, tăng 4,8%…
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến giải pháp thị trưởng là động lực duy trì và thúc đẩy chăn nuôi trong bối cảnh khó khăn.
Trên cơ sở nhận định những thách thức trong năm 2023, giải pháp được nhấn mạnh tại hội nghị là cần rà soát những đối tượng vật nuôi có lợi thế để thúc đẩy sản xuất; chủ động nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi với việc phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp triển khai các mô hình liên kết sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Theo ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục chăn nuôi, trong bối cảnh thực hiện Hiệp định thương mại tự do đa phương và song phương, hoạt động sản xuất và thị trường sản phẩm chăn nuôi mở ra nhiều cơ hội vì vậy cần tăng cường kiểm soát dịch bệnh nguy hiểm và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời có các cơ chế thu hút sự tham gia đầu tư của doanh nghiệp trong và ngoài nước vào lĩnh vực giết mổ, chế biến phục vụ xuất khẩu và sản xuất thức ăn chăn nuôi:
“Về thức ăn chăn nuôi nguyên liệu đầu vào như: ngô, khô dầu đậu tương trong nước mới chỉ đáp ứng từ 30% đến 35%. Theo chỉ đạo của Bộ, Cục Chăn nuôi phối hợp với các đơn vị trong Bộ và liên kết với một số Tập đoàn triển khai mô hình liên kết sản xuất thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Bên cạnh đó, làm viêc với một số địa phương có lợi thế khác để phát triển nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, từng bước chủ động nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, giảm phụ thuộc vào nhập khẩu”.
Ông Dương Tất Thắng từng bước chủ động sản xuất thức ăn trong nước, giảm phụ thuộc nhập khẩu.
Nhấn mạnh tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho rằng, tăng trưởng của ngành chăn nuôi có ý nghĩa quan trọng trong tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp, đảm bảo nguồn cung thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, một phần cho xuất khẩu. Đến nay ngành chăn nuôi đã có nhiều sản phẩm xuất khẩu như: xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc; thịt gà sang Nhật Bản, thịt lợn, sữa sang Hongkong (Trung Quốc), thịt lợn mảnh sang Hàn Quốc.
Ngành chăn nuôi triển khai nhiệm vụ năm 2023.
Chỉ rõ những hạn chế của ngành chăn nuôi chưa có nhiều sản phẩm xuất khẩu, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, giải pháp thị trường chính là động lực để tháo gỡ khó khăn và duy trì tăng trưởng của ngành chăn nuôi thời gian tới: “Một trong những yếu tố quan trọng là phải xúc tiến thương mại, tháo gỡ khó khăn các hàng rào kỹ thuật và mở rộng được thị phần, thị trường ở các nước. Tin tưởng những doanh nghiệp đã đầu tư vào nông nghiệp, đặc biệt trong ngành chăn nuôi đủ năng lực để chế biến và chế biến sâu trong thời gian tới có nhiều sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Đó chính là động lực và giải pháp quan trọng để “lôi kéo” tăng trưởng chăn nuôi trong giai đoạn tới. Đối với thị trường trong nước với 100 triệu dân về chế biến và chế biến sâu ở các phân khúc cũng phải quan tâm”./.
Minh Long/VOV1
- An toàn sinh học: Hướng đi bền vững và hiệu quả cho ngành chăn nuôi Tây Nguyên
- Hiệu quả và tiềm năng ứng dụng công nghệ expander trong sản xuất thức ăn chăn nuôi
- Silvafeed® Nutri P: Giải pháp phù hợp để ngăn ngừa và điều trị các bệnh tiêu chảy
- Premier Tech: Tối ưu hóa việc quản lý TĂCN với Cân Phễu Premier Tech: Giải pháp cân định lượng chính xác cho ngành chăn nuôi Việt Nam
- AChaupharm: Stress nhiệt – Nỗi lo khi chuyển mùa
- Nâng cao chất lượng giống bò sữa, bò thịt bằng công nghệ sinh sản tiên tiến từ Hoa Kỳ
- Giá dê tăng, người dân vẫn e dè tái đàn
- Hiệu quả nuôi vịt xiêm sử dụng thức ăn thảo dược
- Ngành chăn nuôi Việt không quá lo ngại việc Mỹ áp thuế
- Xây dựng quy trình, thủ tục rõ ràng trong tình huống dịch bệnh động vật cấp bách
Tin mới nhất
T2,28/04/2025
- An toàn sinh học: Hướng đi bền vững và hiệu quả cho ngành chăn nuôi Tây Nguyên
- Hanvet: Hiệu quả sử dụng SUPER ZYM bổ sung thức ăn cho lợn giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm phát thải trong chăn nuôi
- Hiệu quả và tiềm năng ứng dụng công nghệ expander trong sản xuất thức ăn chăn nuôi
- Premier Tech: Tối ưu hóa việc quản lý TĂCN với Cân Phễu Premier Tech: Giải pháp cân định lượng chính xác cho ngành chăn nuôi Việt Nam
- AChaupharm: Stress nhiệt – Nỗi lo khi chuyển mùa
- Ngành chăn nuôi đối diện với cơn bão thuế: Thời cơ xen lẫn thách thức!
- Nâng cao chất lượng giống bò sữa, bò thịt bằng công nghệ sinh sản tiên tiến từ Hoa Kỳ
- Tạo dựng môi trường pháp lý ổn định cho ngành thú cưng
- Giá dê tăng, người dân vẫn e dè tái đàn
- Hiệu quả nuôi vịt xiêm sử dụng thức ăn thảo dược
- Lumigard Most: Giải pháp sức khỏe đường ruột cho động vật dạ dày đơn
- Olmix Asialand Việt Nam và Gia cầm Hòa Phát: Ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược về chăm sóc sức khỏe vật nuôi
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
Bình luận mới nhất