Về lý thuyết heo có thể bị nhiễm dịch tả heo châu phi (ASF) bởi ăn ruồi nhiễm virus. Các nhà nghiên cứu Đan Mạch đã đưa ra kết luận trên sau khi thực hiện một thử nghiệm thực tế với ruồi. Kết quả của nghiên cứu có thể giải thích sự bùng phát dịch ASF vào mùa hè ở một trại có an toàn sinh học cao ở bang Baltic của nước này.
Bác sỹ thú y Rene Bødker đã làm việc trên nhiều đàn nhiễm ASF ở Baltic và các nước Đông u, ông cũng liên kết với viện thú y quốc gia và đại học Đan Mạch trong một thời gian dài để tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến sự nhiễm bệnh giữa các đàn, điều này có thể giúp những đàn sạch bệnh không bị tấn công bởi virus. ASF thường được biết đến lây lan bằng cách tiếp xúc trực tiếp giữa heo bệnh và heo khỏe hoặc heo ăn phải thức ăn chứa virus.
Cận cảnh loài ruồi Stomoxys calcitrans, loài ruồi được sử dụng trong nghiên cứu.
Trong quá trình làm việc tại trại heo, ông đã để ý đến vai trò của ruồi đối với truyền lây ASF. Ông nói: “Những trang trại ở Baltic có an toàn sinh học rất chặt chẽ – nhiều trại còn tốt hơn những trại điển hình ở Đan Mạch. Mỗi trại đều có hàng rào bao xung quanh. Không sử dụng xe tải chở thức ăn, động vật vào trại. Gần đây họ lắp đặt hệ thống lọc ruồi ở hệ thống thông gió để tránh lây nhiễm ASF nhưng trại vẫn bị nhiễm. Ruồi rất khó để giữ chúng không bay vào chuồng. Một khả năng đưa ra là ruồi đã nhiễm virus ASF có vai trò như một vecto truyền bệnh và thực tế cho thấy dường như tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn vào những tháng mùa hè”
Sự bùng phát dịch không thể đoán trước được ở những trại được bảo vệ cao như thế càng cung cấp thêm lý do khiến Bødker nghi ngờ đến vai trò của ruồi. Ông nói: “ở tất cả các quốc gia nghiên cứu, quần thể heo rừng bị nhiễm virus ASF được tìm thấy di chuyển bên ngoài trại kín. Các nhóm heo rừng khác nhau bị nhiễm bằng cách tiếp xúc trực tiếp nhưng vai trò của việc ruồi hút máu heo cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, ruồi không có khu vực sinh sống rộng lớn”
Ruồi được nhốt cùng máu heo bị nhiễm ASF
Ruồi được coi như một vecto truyền bệnh cơ học
Loài ruồi hút máu (họ Tabanidae) còn được gọi là vector truyền bệnh cơ học đối với một số virus gây bệnh. Chúng sống bán thủy sinh ở ngoài trang trại nơi chúng có thể tiếp xúc với heo rừng bị nhiễm ASF trước khi bay vào chuồng heo nuôi.
Những con ruồi này thường không sống và sinh sản trong chuồng heo nhà nhưng chúng đủ lớn để heo đuổi và ăn phải hoặc vô tình nuốt phải khi đang ăn nếu chúng bay vào chuồng heo. Đây có thể là con đường truyền bệnh từ heo rừng sang heo nhà và có thể giải thích sự bùng phát dịch lớn ở châu u trong những tháng mùa hè. .
Để kiểm tra giả thuyết đó, Bødker và đồng nghiệp đã thử nghiệm gây nhiễm virus ASF cho heo bằng cách cho chúng ăn ruồi được nuôi bằng máu của heo nhiễm bệnh trước đó.
Thực hiện thí nghiệm: Gây nhiễm bằng cách cho ăn ruồi chứa virus ASF
Các nhà nghiên cứu sử dụng ruồi nhỏ hơn (Stomoxys calcitrans) do chúng dễ bị bắt và ăn bởi heo. Thí nghiệm cho thấy heo dễ dàng bị nhiễm virus ASF khi ăn ruồi đã được cho ăn máu nhiễm virus trước đó. Nghiên cứu có 3 nhóm, mỗi nhóm có 4 heo:
– Nhóm 1: nhóm đối chứng dương được bơm trực tiếp vào miệng máu chứa virus liều 5log10 TCID50.
– Nhóm 2: Được cho ăn huyễn dịch nghiền của 20 con ruồi, liều virus 5.1-5.3 log10TCID50.
– Nhóm 3: Được cho ăn bánh mềm bên trong chứa 20 con ruồi còn nguyên.
Ở nhóm 1, có ba heo biểu hiện triệu chứng lâm sàng điển hình của ASF như sốt, bỏ ăn,ủ rũ, co giật, nôn mửa…) từ ngày thứ 6 đến 17. Ba heo trong nhóm 1 sẽ bị giết lần lượt vào ngày 9,15 và 17 sau khi bơm trực tiếp virus vào miệng. Ba heo này đều phát hiện DNA của virus ASF trong máu. Còn một heo cuối cùng khỏe mạnh nhưng vẫn có virus trong máu.
René Bødker đang làm trống một cái bẫy ruồi ở khu vực chôn heo nhiễm ASF ở Baltics
Ở nhóm 2 và 3 tổng 7 con heo có biểu hiện lâm sàng của ASF từ ngày 5-6 hoặc 11-13. Chúng bị giết ở ngày 7 và 12-14.Bảy heo này còn có DNA của virus ASF trong máu và mẫu huyết thanh.
Chỉ một heo trong nhóm 2 và 3 không có biểu hiện lâm sàng của ASF trong thời gian thử nghiệm và không phát hiện DNA virus ASF trong máu sau khi thử nghiệm. Không có kháng thể kháng virus ASF trong huyết thanh của tất cả 12 heo thử nghiệm. Trong mỗi nhóm thời gian nhiễm khác nhau chỉ ra rằng chỉ có 25% heo (nhóm 1) và 50% (nhóm 2 và 3) bị nhiễm ASF do nuốt phải virus. Những heo con lại có khả năng là bị nhiễm bệnh do tiếp xúc với heo nhiễm virus qua đường miệng trong nhóm.
Liều lượng, loại ruồi và khoảng cách
Theo một nghiên cứu trước đây về chủ đề này, một con ruồi có thể mang 3.8-4.0 log10TCID50 virus ASF tương đương với liều gây nhiễm qua đường miệng. Nếu tính đến lượng máu mà ruồi S.calcitrans đã ăn thì chúng cắn một heo để nhiễm ASF có hiệu giá virus trong máu khoảng 5.8 log10TCID50. Với heo yếu có thể bị nhiễm với liều thấp hơn. Ruồi Tabanidae có thể mang lượng máu gấp 5 lần ruồi nhà nên có nguy cao cơ hơn đối với heo.
Bødker và nhóm nghiên cứu của ông ta dự đoán rằng không có khả năng heo nuốt phải ruồi ăn máu chứa virus là con đường truyền lây virus ASF giữa heo rừng và heo nhà trong chuồng nuôi. Tuy nhiên kết quả lại chỉ ra là ruồi Stomoxys có thể là đường truyền bệnh ở khoảng cách ngắn trong khi các loài ruồi to hơn như Tabanidae có thể giải thích sự truyền bệnh ở khoảng cách xa hơn (ví dụ từ heo rừng vào trại).
Ruồi đang hút máu một heo đã được gây mê
Kết quả ở Phòng thí nghiệm – không có tính thực tế
Nhận xét về kết quả, Bødker nói, “heo có thể bị nhiễm bằng cách ăn ruồi chứa virus ASF trong điều kiện phòng thí nghiệm nhưng không có nghĩa là điều này xảy ra dễ dàng trong đàn heo ở điều kiện thực địa. Con đường lây nhiễm chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong trại và có lẽ điều này giải thích tính lây lan không đồng nhất giữa các đàn ở các quốc gia nhiễm ASF. Những nghiên cứu mới cần được thực hiện để hiểu rõ con đường lây nhiễm giữa các đàn heo”
“Chắc chắn là sẽ có những con đường lây nhiễm khác của ASF, chúng ta cần thêm các nghiên cứu mới để tìm ra con đường lây nhiễm chính. Cho đến khi chúng ta có một loại vaccine phòng bệnh, có thể rất tốn kém cho nông dân thì hiện tại có thể đối phó với ASF bằng những cách quản lý đỡ tốn kém hơn như ngăn chặn ruồi trong trại. Ví dụ ở những đàn heo lớn ở Baltic và các nước Đông u nơi mà có nhiều heo rừng hoạt động xung quanh trại, người nuôi có thể cân nhắc có nên đầu tư hệ thống ngăn ruồi vào trang trại hay không”
Ông kết luận, “sự di chuyển của các loài heo rừng cũ và mới xung quanh khu vực trang trại cũng làm tăng nguy cơ ngành chăn nuôi phơi nhiễm với virus ASF. Đây là lý do vì sao ngành chăn nuôi heo Đan Mạch và chính quyền Đan Mạch đã quyết định xây dựng một hàng rào biên giới giữa Đức và Đan Mạch để ngăn chặn sự di chuyển của heo rừng. Nếu chúng ta ngăn chặn được heo rừng, chúng ta cũng ngăn được ruồi bị nhiễm virus ASF không vào trong trại”
Virus ASF có thể tồn tại trong ruồi trong 3 ngày.
Một nghiên cứu khác của các nhà nghiên cứu Đan Mạch công bố trên Vi sinh vật Thú y về vai trò của ruồi nhà đối với sự truyền lây virus ASF. Các bộ phận khác nhau của ruồi được phân tích sự có mặt của DNA virus và nhiễm virus ở các thời điểm khác nhau sau khi ruồi ăn máu của heo nhiễm virus ASF. Sử dụng kỹ thuật qPCR, DNA virus ASF được phát hiện trong miệng ruồi ít nhất 12 giờ và duy trì ở mẫu đầu và cơ thể ruồi 3 ngày sau khi ăn máu. Họ cũng phát hiện virus nhiễm vào các mẫu cơ thể ruồi ở thời điểm 3 giờ và 12 giờ sau khi cho ăn. Sự hiện diện của virus ASF trong ruồi nhà sau khi ăn máu có virus đã chỉ ra rằng ruồi có khả năng truyền virus ASF.
VietDVM team (theo pigprogress)
Nguồn: VietDVM.com
- ruồi li>
- lây truyền li>
- virus ASF li>
- bệnh Dịch tả lợn Châu Phi li>
- bệnh Dịch tả heo Châu Phi li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất