Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 đã cận kề, dịp này, bên cạnh chăm sóc, chính quyền và người dân huyện Yên Thế (Bắc Giang) đang nỗ lực tập trung xúc tiến tiêu thụ gà đồi đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết và lễ hội đầu năm.
Liên kết tiêu thụ, quảng bá sản phẩm
Thống kê cho thấy, tổng đàn gà của huyện Yên Thế hiện ở mức hơn 4,3 triệu con. Dự kiến lượng gà bán ra dịp Tết khoảng 2,5 triệu con. Trong đó gà ri lai chiếm khoảng 45%.
Năm nay, để bảo đảm chất lượng, số lượng gà phục vụ người tiêu dùng, bên cạnh hoạt động sản xuất, công tác xúc tiến thương mại (XTTM) đang được các cấp chính quyền quan tâm.
Gà đồi Yên Thế được tiêu thụ tại các siêu thị.
Ông Nguyễn Văn Đông, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cho hay, ngoài chương trình hỗ trợ của tỉnh, giai đoạn 2018-2021, huyện Yên Thế dành 2,5 tỷ đồng thực hiện đề án phát triển chăn nuôi gà đồi hàng hóa bền vững.
Bên cạnh đó, địa phương tập trung cao tổ chức hoạt động XTTM, tổ chức hội nghị kết nối cung cầu với các tỉnh, TP. Cụ thể, cuối tháng 10 vừa qua, UBND huyện tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư phát triển nông nghiệp, du lịch và tiêu thụ Gà đồi Yên Thế năm 2019.
Trong đó, nội dung trọng tâm nhằm quảng bá và mở rộng tiêu thụ sản phẩm gà cho người chăn nuôi. Thông qua hội nghị, địa phương đã ký biên bản thỏa thuận liên kết tiêu thụ sản phẩm, phối hợp ngăn chặn vận chuyển gà nhập lậu…
Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp xanh Yên Thế, Công ty cổ phần Giang Sơn là hai đơn vị chủ lực trong hoạt động này. Ông Giáp Quý Cường, Giám đốc HTX Nông nghiệp xanh Yên Thế thông tin, đến thời điểm này đơn vị đã ký hợp đồng bao tiêu gà phục vụ Tết đạt gần 60 nghìn con, tăng gần 30 nghìn con so với năm trước. Đồng thời mở 15 đại lý tiêu thụ gà ở các tỉnh, TP Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, trong đó mở mới 7 đại lý.
Công ty cổ phần Giang Sơn cũng vừa ký hợp đồng tăng nguồn cung cấp gà thịt dịp Tết Nguyên đán cho Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro); Công ty TNHH Sài Gòn Co.op Hà Nội, Công ty Phát triển Cộng đồng VINA Hà Nội lên 30%.
Trước mắt, nhằm tiêu thụ thuận lợi số gà người dân đang chăn nuôi phục vụ dịp Tết, UBND huyện Yên Thế đang chỉ đạo các phòng chuyên môn, doanh nghiệp (DN), HTX, tổ hợp tác tập trung kết nối, cung cấp gà cho các chợ đầu mối, trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng tại các TP lớn trong cả nước vào dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2020.
Trong đó, tiếp tục duy trì các đầu mối tiêu thụ gà đồi dưới dạng tươi sống (gà lông) đối với các thị trường truyền thống như: Hà Nội, Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và một số khu công nghiệp ở các tỉnh phía Bắc.
Huyện cũng tích cực phối hợp với cơ quan chức năng trong và ngoài tỉnh thu giữ, xử lý sản phẩm nhái thương hiệu Gà đồi Yên Thế; cùng DN, thương nhân xây dựng điểm thu mua, gắn tem, lô gô thương hiệu gà đồi Yên Thế.
Tăng cường quản lý thương hiệu đến từng hộ chăn nuôi. Bên cạnh đó, địa phương, DN thường xuyên dành kinh phí tích cực quảng bá sản phẩm dưới nhiều hình thức, góp phần tăng nhanh lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường.
Chú trọng gắn tem truy xuất nguồn gốc
Bên cạnh kết quả đạt được, thực tế cho thấy, so với tổng quy mô đàn gà của huyện, hiện sản phẩm Gà đồi Yên Thế xuất bán ra thị trường ngoài tỉnh vẫn hạn chế, phần lớn gà chưa được gắn tem truy xuất nguồn gốc, mẫu mã sản phẩm không đồng đều.
Bên cạnh đề án phát triển chăn nuôi gà đồi hàng hóa bền vững nhằm nâng cao chất lượng giống gà và xây dựng chỉ giới địa lý của UBND huyện, từ năm 2017 đến nay, Sở Công Thương tích cực hỗ trợ các DN, HTX sản xuất, chăn nuôi gà trên địa bàn huyện gắn tem truy xuất nguồn gốc.
Ông Nguyễn Văn Đông, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Thế: Cuối tháng 8 vừa qua, Gà đồi Yên Thế được Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tôn vinh là thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2019. Đây là cơ hội để sản phẩm tiếp tục được tiêu thụ thuận lợi, nhất là từ nay đến Tết Nguyên đán khi nhu cầu sử dụng thực phẩm tăng”.
Tính riêng năm nay, HTX Nông nghiệp xanh Yên Thế và Công ty cổ phần Giang Sơn được hỗ trợ gần 90 nghìn tem truy xuất nguồn gốc theo đề án xây dựng phát triển hàng hóa nông sản cấp tỉnh giai đoạn 2019-2020. Hầu hết lượng tem được hai đơn vị sử dụng trong dịp tiêu thụ gà cuối năm.
Bà Trần Thị Thuyết, thôn Hồng Lĩnh, xã An Thượng – thành viên HTX Nông nghiệp xanh Yên Thế chia sẻ: “Hai dãy chuồng nuôi nhà tôi đang thả hơn 2 nghìn gà ri lai bán Tết. Toàn bộ giống và thức ăn cũng như quy trình chăm sóc gà đều được thực hiện theo đúng quy trình HTX hướng dẫn. Đến kỳ xuất chuồng, gà được HTX thu mua toàn bộ và gắn tem truy xuất nguồn gốc”.
Được biết, hiện mô hình chăn nuôi của hơn 20 hộ thành viên HTX đều được Ban quản trị HTX phối hợp với Công ty giống gia cầm Thụy Phương đưa con giống, thức ăn và thu mua tiêu thụ thành vòng khép kín, ổn định sản xuất, bảo đảm chất lượng sản phẩm. Phần lớn trong số 20 nghìn con gà bán Tết năm nay sẽ được HTX gắn tem truy xuất cung cấp vào các siêu thị, cửa hàng lớn trong và ngoài tỉnh.
Huyện Yên Thế cũng khuyến khích thu hút đầu tư, thành lập mới các DN, HTX, tổ hợp tác, chế biến, tiêu thụ. Thông qua hình thức này, các thành viên tăng cường liên kết với các hộ chăn nuôi, mở rộng thị trường tiêu thụ, bảo đảm những lứa gà khi xuất bán đều được gắn tem truy xuất nguồn gốc.
Thực tế, tem truy xuất là minh chứng chính xác nhất để khẳng định và phân biệt thương hiệu Gà đồi Yên Thế với các sản phẩm gà khác.
Việc gắn tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm đối với Gà đồi Yên Thế được xem là bước đi đột phá của địa phương nhằm giải quyết khó khăn gặp phải trong khâu tiêu thụ.
Thời gian tới, UBND huyện tiếp tục chỉ đạo phòng chuyên môn hướng dẫn, giúp đỡ các đơn vị gắn tem trước khi bán ra thị trường. UBND huyện khuyến khích, hỗ trợ các đơn vị mở rộng liên kết với các hộ chăn nuôi trên địa bàn chăn nuôi gà an toàn, bảo đảm chất lượng, có xuất xứ rõ ràng.
Các DN, HTX, chủ trang trại cũng phải chủ động tìm kiếm, kết nối các hợp đồng sản xuất, bao tiêu với các đơn vị, chú trọng gắn tem truy xuất nguồn gốc để dần chiếm lĩnh nhiều thị trường lớn trong, ngoài nước, tăng thu nhập cho người chăn nuôi.
Hoàng Phương
Nguồn: Báo Bắc Giang
- gà đồi yên thế li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất