Giá giống gia cầm bán dưới giá thành nhưng vẫn không có người mua vì người chăn nuôi e ngại tái đàn. Nguy cơ thiếu trứng và thịt gia cầm vào các tháng cuối năm.
Ngày 30-8, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, Tổ trưởng Tổ công tác 3430 đã có báo cáo gửi Bộ trưởng Lê Minh Hoan về tình hình sản xuất, lưu thông, tiêu thụ nông sản của các tỉnh phía Bắc.
Theo báo cáo của Tổ công tác 3430, hiện nay rau quả, thủy sản, chăn nuôi, trong đó có sản phẩm gia cầm đang gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ.
Giá thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y ngày một tăng cao, nhưng mức độ tiêu thụ sản phẩm gia cầm (ngoại trừ mặt hàng trứng) gặp rất nhiều khó khăn. Chi phí vận chuyển hàng vật tư, sản phẩm chăn nuôi tăng cao.
Mức độ tiêu thụ giống cũng giảm 30-35% cùng với giá bán chạm đáy, dưới giá thành, với khoảng 4.000-6.000 đồng/con gà giống 1 ngày tuổi.
Vì những lý do trên nên trang trại và hộ chăn nuôi dè dặt tái đàn. “Điều này dẫn đến nguy cơ thiếu hụt nguồn cung trong nước về thịt, trứng gia cầm vào các tháng cuối năm” – báo cáo của Tổ công tác 3430 cho biết.
Theo báo cáo, phần lớn các DN sản xuất gia cầm giống và sản xuất trứng đều gặp khó khăn do thiếu vốn để sản xuất kinh doanh. Việc tiếp cận các khoản vay mới từ các tổ chức tín dụng khó khăn. Lượng vốn ước tính hiện nay của các DN chăn nuôi gia cầm cần khoảng 800-1.000 tỷ đồng để đáo nợ và duy trì sản xuất.
Để tháo gỡ khó khăn cho DN nông nghiệp nói chung, DN chăn nuôi gia cầm nói riêng, Tổ công tác 3430 kiến nghị Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Tài chính xem xét giảm thuế suất thuế nhập khẩu một số nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Cụ thể giảm thuế suất nhập khẩu ngô hạt từ 5% xuống 3%, lúa mỳ từ 3% xuống 0% nhằm góp phần giảm giá thành thức ăn chăn nuôi trong nước.
Kiến nghị Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước có biện pháp giảm lãi suất ngân hàng cho các cơ sở sản xuất để giảm chi phí đầu vào cho sản xuất, hạn chế nguy cơ thiếu thực phẩm vào những tháng cuối năm.
Xem xét xây dựng gói tín dụng đặc biệt cho ngành nông nghiệp, có chính sách tín dụng hỗ trợ cho người sản xuất chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Tổ công tác 3430 cũng kiến nghị Bộ Công Thương chỉ đạo các tập đoàn phân phối trong nước tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh tiêu thụ trong nước.
Đàm phán song phương với các nước đang xuất siêu nguồn thức ăn chăn nuôi sang Việt Nam có chính sách ưu đãi về thương mại trong trao đổi mặt hàng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi với Việt Nam, trước hết là ngô, lúa mì, đậu tương, khô đậu tương… từ Mỹ, Argentina, Brazin, Ấn Độ, Úc, Ucraina, Nga.
A. Hiền
Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh
- giống gia cầm li> ul>
- Giảm protein thô trong chăn nuôi lợn: Giải bài toán phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi
- Seven Hills tìm kiếm các nhà đầu tư đối tác, đại lý, trang trại khu vực Miền Tây Mekong Delta
- Lý do quy mô chăn nuôi bò thịt giảm?
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Mỹ phát hiện ca nhiễm virus cúm gia cầm đầu tiên ở lợn
- Cargill đạt giải thưởng kép tại Vietstock Awards 2024
- Xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 9 tháng đầu năm đạt 753,14 triệu USD, giảm 15,8%
- Phát triển chăn nuôi hàng hóa, an toàn sinh học
- Hiểu được tiếng lợn nhờ AI
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
Tin mới nhất
CN,03/11/2024
- Giảm protein thô trong chăn nuôi lợn: Giải bài toán phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi
- Seven Hills tìm kiếm các nhà đầu tư đối tác, đại lý, trang trại khu vực Miền Tây Mekong Delta
- Lý do quy mô chăn nuôi bò thịt giảm?
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Mỹ phát hiện ca nhiễm virus cúm gia cầm đầu tiên ở lợn
- Cargill đạt giải thưởng kép tại Vietstock Awards 2024
- Xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 9 tháng đầu năm đạt 753,14 triệu USD, giảm 15,8%
- Phát triển chăn nuôi hàng hóa, an toàn sinh học
- Hiểu được tiếng lợn nhờ AI
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất