Thực tế, giá lợn hơi tăng thời gian gần đây chủ yếu do sản lượng lợn bán tháo ra thị trường giảm bớt, kéo theo lo ngại về dư thừa nguồn cung giảm xuống. Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi hạ nhiệt, cùng với xu hướng phục hồi của giá thịt lợn được cho là sẽ giúp doanh nghiệp sản xuất thịt thuận lợi hơn trong sản xuất kinh doanh.
Giới phân tích kỳ vọng doanh nghiệp sản xuất thịt sẽ ghi nhận kết quả tích cực hơn từ năm 2023.
Theo chuyên gia phân tích của Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect, bà Hà Thu Hiền, giá lợn hơi trong nước phục hồi sau 6 tháng giảm liên tiếp.
Nguyên nhân là sản lượng lợn bán tháo ra thị trường do ảnh hưởng từ dịch tả lợn châu Phi đã giảm dần và lo ngại về vấn đề dư thừa nguồn cung đã lắng xuống, khi các hộ nông dân ngừng hoạt động tái đàn và các doanh nghiệp chăn nuôi lớn chưa có kế hoạch mở rộng quy mô đàn lợn.
VNDirect kỳ vọng các doanh nghiệp sản xuất thịt sẽ ghi nhận kết quả tích cực hơn từ năm 2023.
Thực tế, giá lợn hơi tăng thời gian gần đây chủ yếu do sản lượng lợn bán tháo ra thị trường giảm bớt, kéo theo lo ngại về dư thừa nguồn cung giảm xuống.
Sơ chế thịt lợn để cung cấp ra thị trường. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Hiện chưa có dấu hiệu thiếu nguồn cung thịt lợn do tổng đàn lợn cả nước vẫn tăng 6,2% so với cùng kỳ, tương đương với giai đoạn trước dịch tả lợn châu Phi (ASF) và sản lượng thịt lợn hơi tăng 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý 1/2023.
Do đó, giá lợn hơi được kỳ vọng tăng nhẹ trong quý 2/2023 và sẽ cải thiện rõ rệt hơn trong quý 3/2023 khi nhu cầu tiêu dùng phục hồi.
Trong kịch bản cơ sở, VNDirect cho rằng giá lợn sẽ tăng 5% so với năm ngoái lên 59.000 đồng/kg vào năm 2023, nhờ giá thịt lợn Trung Quốc phục hồi khi nền kinh tế mở cửa trở lại. Điều này có thể ảnh hưởng một phần đến giá trong nước và nguồn cung từ các hộ chăn nuôi giảm do giá lợn giảm trong thời gian gần đây.
Pha lóc, phân loại thịt lợn để cung cấp ra thị trường. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Giá thành sản xuất trung bình của hộ chăn nuôi vào khoảng 55.000-60.000 đồng/kg thịt lợn, do đó với mặt bằng giá lợn hơi hiện tại, VNDirect không kỳ vọng hộ chăn nuôi sẽ tái đàn mạnh trong ngắn hạn.
Theo Hội Chăn nuôi Việt Nam, hiện có khoảng 45-50% trang trại lớn “treo” chuồng, 70-75% gia trại và số hộ chăn nuôi tạm ngừng tái đàn.
Nguyên nhân do chi phí đầu vào tăng, trong khi giá bán ra thấp.
VNDirect ước tính doanh thu các doanh nghiệp sản xuất thịt sẽ tăng trung bình khoảng 3,6% so với cùng kỳ trong 2023.
Bà Hà Thu Hiền, chuyên gia phân tích từ VNDirect, cho rằng giá hàng hóa hạ nhiệt sẽ thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp sản xuất thịt.
Theo vị chuyên gia này, giá nông sản toàn cầu duy trì xu hướng giảm trong 2023 nhờ nguồn cung của hầu hết các mặt hàng lương thực tăng do sản lượng được cải thiện; Ukraine tiếp tục quay trở lại cung cấp nông sản cho thị trường thế giới; nhu cầu suy yếu và gián đoạn vận chuyển phục hồi hoàn toàn sau giai đoạn 2021-2022, cùng với nhu cầu giảm do kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại sẽ khiến chi phí vận chuyển giảm.
Giá ngô và khô đậu tương được dự báo giảm 7,9% và 1,8% so với cùng kỳ vào năm 2023.
Do giá thức ăn chăn nuôi trong nước có độ trễ so với giá nông sản thế giới, VNDirect kỳ vọng chi phí thức ăn chăn nuôi sẽ giảm dần từ quý 2/2023. Do đó, các doanh nghiệp sản xuất thịt sẽ ghi nhận biên lợi nhuận gộp cải thiện trong 2023.
Bên cạnh đó, chi phí thức ăn chăn nuôi thấp sẽ có tác động tích cực tới cả các doanh nghiệp sản xuất thịt và hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Trong dài hạn, các hộ chăn nuôi sẽ thận trọng trong việc tái đàn nhằm quan sát biến động giá lợn hơi trên thị trường.
Thêm vào đó, họ cũng không có đủ vốn để ngay lập tức tái đàn với quy mô lớn do đã chịu lỗ trong hai năm liên tiếp vì giá lợn hơi thấp. Do đó chuyên gia từ VNDirect cho rằng nguồn cung sẽ không bị ảnh hưởng đáng kể trong năm tới.
Cũng có góc nhìn tích cực về doanh nghiệp sản xuất thịt, chuyên gia từ Công ty cổ phần Chứng khoán Agribank (Agriseco) cho biết giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi dần hạ nhiệt và kỳ vọng giảm thuế thức ăn chăn nuôi.
Giá một số loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chính như ngô, lúa mì, đậu tương đã bắt đầu hạ nhiệt từ nửa cuối năm 2022 và tiếp tục được kỳ vọng sẽ hạ nhiệt trong năm 2023 nhờ các nước dần khôi phục lại sản lượng sản xuất và xuất khẩu; giá phân bón, vật tư nông nghiệp đang giảm khá mạnh.
Vừa qua, Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam cũng đã đề xuất giảm thuế nhập khẩu khô dầu đậu tương từ 2% xuống 0% để hỗ trợ các doanh nghiệp.
Agriseco kỳ vọng giá lợn hơi chạm đáy và bắt đầu phục hồi. Giá lợn hơi gần đây đang ở mức 50.000 đồng/kg, Agriseco cho rằng giá lợn hơi có thể tạo đáy và phục hồi trong năm 2023 bởi nhu cầu ăn uống tăng trở lại khi ngành du lịch, dịch vụ tiếp đà hồi phục trong năm 2023; nguồn cung từ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ giảm mạnh sau giai đoạn dài thua lỗ bởi giá thức ăn chăn nuôi tăng mạnh trong khi giá lợn hơi ở mức thấp.
Dù có triển vọng phục hồi, nhưng thực tế cho thấy, các doanh nghiệp sản xuất thịt chần chừ trong việc đưa ra kế hoạch mở rộng sản xuất.
Hai doanh nghiệp lớn đầu ngành là Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam (mã chứng khoán: DBC) và Công ty cổ phần Masan MEATLife (mã chứng khoán: MML) vẫn chưa đưa ra kế hoạch mở rộng cụ thể.
Đa số các doanh nghiệp cho rằng ngành thịt sẽ gặp khó khăn trong 6 tháng đầu năm 2023 do nhu cầu yếu. Đây cũng là lý do khiến các công ty 3F (Mô hình 3F là chuỗi cung ứng thực phẩm khép kín từ trang trại đến bàn ăn) “chần chừ” trong việc đưa ra kế hoạch mở rộng sản xuất, ngoại trừ những “tay chơi” mới muốn thâm nhập sâu hơn vào ngành thịt như Công ty cổ phần Nông nghiệp BaF Việt Nam (mã chứng khoán: BAF) và Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (mã chứng khoán: HAG).
Trong năm 2023, Công ty cổ phần Nông nghiệp BaF Việt Nam có kế hoạch xây dựng ba trang trại mới bao gồm một trang trại ở Bình Phước (công suất 6.250 lợn giống và 30.000 lợn thịt), trong khi hai trang trại còn lại ở Nghệ An với tổng công suất 5.000 lợn giống và 90.000 lợn thịt.
Ngoài ra, công ty còn hướng tới mở rộng mạng lưới phân phối thông qua hệ thống siêu thị Siba và hệ thống Meat shop.
Trong khi đó, đối thủ mới của doanh nghiệp là Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai cũng đã lên kế hoạch xây dựng hệ thống phân phối của riêng mình trong giai đoạn 2022-2023.
Tuy nhiên, trong buổi gặp gỡ cổ đông gần đây, Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai tuyên bố sẽ nâng tỷ lệ cửa hàng nhượng quyền lên 80% thay vì xây dựng cửa hàng mang thương hiệu riêng do không đủ vốn.
Dù đánh giá triển vọng tích cực cho doanh nghiệp sản xuất thịt năm 2023, nhưng theo chuyên gia VNDirect, doanh nghiệp chăn nuôi vẫn có những rủi ro nhất định như căng thẳng kéo dài giữa Nga và Ukraine ảnh hưởng đến hoạt động vận tải biển ở Biển Đen có thể gây áp lực tăng giá ngũ cốc toàn cầu; dịch tả lợn Châu Phi bùng phát có thể ảnh hưởng đến nguồn cung thịt trong năm 2023; người tiêu dùng tiếp tục thắt chặt hầu bao có thể khiến nhu cầu thịt yếu hơn dự kiến./.
Văn Giáp
TTXVN/Vietnam+
- sản xuất thịt lợn li>
- sản xuất thịt heo li> ul>
- USDA ước tính sản lượng thịt gà của Mỹ năm 2025 đạt 47,5 tỷ Lb
- Các yếu tố duy trì đà tăng trưởng của ngành chăn nuôi năm 2025
- Hà Tĩnh: Giá gà thả vườn “rớt thảm”, người chăn nuôi lo thất thu vụ Tết
- Từ 06/01/2025, UBND tỉnh cấp giấy phép môi trường cho dự án chăn nuôi gia súc và kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm
- Bản tin thị trường ngành thịt trong nước và thế giới tháng 12.2024
- Việt Nam có hơn 500 loại vacxin phòng bệnh trên gia súc, gia cầm
- Giảm protein thô trong chăn nuôi: Cân bằng lợi ích và rủi ro
- Indonesia cân nhắc nhập khẩu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi
- Công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023
- Không tiếp cận được thuế khô dầu đậu tương 1%, 15 doanh nghiệp kiến nghị lên Văn phòng Chính phủ
Tin mới nhất
T6,10/01/2025
- USDA ước tính sản lượng thịt gà của Mỹ năm 2025 đạt 47,5 tỷ Lb
- Các yếu tố duy trì đà tăng trưởng của ngành chăn nuôi năm 2025
- Hà Tĩnh: Giá gà thả vườn “rớt thảm”, người chăn nuôi lo thất thu vụ Tết
- Từ 06/01/2025, UBND tỉnh cấp giấy phép môi trường cho dự án chăn nuôi gia súc và kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm
- Bản tin thị trường ngành thịt trong nước và thế giới tháng 12.2024
- Việt Nam có hơn 500 loại vacxin phòng bệnh trên gia súc, gia cầm
- Giảm protein thô trong chăn nuôi: Cân bằng lợi ích và rủi ro
- Indonesia cân nhắc nhập khẩu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi
- Công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023
- Không tiếp cận được thuế khô dầu đậu tương 1%, 15 doanh nghiệp kiến nghị lên Văn phòng Chính phủ
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất