Nhập khẩu ngô:
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô các loại trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt gần 4,85 triệu tấn, trị giá gần 1,22 tỷ USD, giá trung bình 250,6 USD/tấn, tăng 30,6% về lượng, nhưng giảm 1,6% kim ngạch và giảm 24,7% về giá so với 6 tháng đầu năm 2023.
Trong đó, riêng tháng 6/2024 đạt 654.232 tấn, tương đương 158,58 triệu USD, giá trung bình 242,4 USD/tấn, giảm 13,3% về lượng, giảm 14,8% kim ngạch và giá giảm 1,7% so với tháng 5/2024; so với tháng 6/2023 thì tăng 29,4% về lượng, tăng 2,1% về kim ngạch nhưng giảm 21,1% về giá.
Achentina là thị trường lớn nhất cung cấp ngô cho Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2024, chiếm 52,5% trong tổng lượng và chiếm 50,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, đạt trên 2,54 triệu tấn, tương đương trên 616,6 triệu USD, giá 242,3 USD/tấn, tăng 131,4% về lượng, tăng 68,3% kim ngạch nhưng giảm 27,3% về giá so với 6 tháng đầu năm 2023.
Thị trường lớn thứ 2 là Brazil, trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt trên 1,49 triệu tấn, tương đương 383,17 triệu USD, giá 256,8 USD/tấn, chiếm trên 30,8% trong tổng lượng và chiếm 31,5% tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, tăng 8,1% về lượng, nhưng giảm 16,7% về kim ngạch và giá giảm 23% so với 6 tháng đầu năm 2023.
Tiếp đến thị trường Lào 6 tháng đầu năm 2024 đạt 74.589 tấn, tương đương 18,64 triệu USD, giá 249,9 USD/tấn, chiếm trên 1,5% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, tăng 23,5% về lượng, nhưng giảm 11,7% về kim ngạch và giá giảm 28,5% so với cùng kỳ năm trước.
Nhập khẩu ngô 6 tháng đầu năm 2024
(Tính toán theo số liệu công bố ngày 11/7/2024 của TCHQ)
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu đậu tương trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt trên 1,06 triệu tấn, trị giá gần 561,48 triệu USD, giá trung bình 527,4 USD/tấn, giảm 4,8% về lượng, giảm 22,9% kim ngạch và giảm 19% về giá so với 6 tháng đầu năm 2023.
Trong đó, riêng tháng 6/2024 đạt 69.028 tấn, tương đương 35,42 triệu USD, giá trung bình 513,1 USD/tấn, giảm trên 69,5% cả về lượng và kim ngạch so với tháng 5/2024, nhưng giá tăng nhẹ 1,4%; so với tháng 6/2023 cũng giảm mạnh 71,3% về lượng, giảm 74,7% về kim ngạch và giảm 12% về giá.
Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2024, chiếm gần 55,6% trong tổng lượng và chiếm 53,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước, đạt 591.770 tấn, tương đương gần 299,72 triệu USD, giá 506,5 USD/tấn, tăng 13,5% về lượng, nhưng giảm 6,1% kim ngạch và giảm 17,3% về giá so với 6 tháng đầu năm 2023.
Thị trường lớn thứ 2 là Mỹ, trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt 377.302 tấn, tương đương 205,88 triệu USD, giá 545,7 USD/tấn, chiếm 35,4% trong tổng lượng và chiếm 36,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước, giảm 19,3% về lượng, giảm 35,8% về kim ngạch và giá giảm 20,4% so với 6 tháng đầu năm 2023.
Tiếp đến thị trường Canada 6 tháng đầu năm 2024 đạt 57.299 tấn, tương đương 35,03 triệu USD, giá 611,3 USD/tấn, chiếm 5,4% trong tổng lượng và chiếm 6,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước, giảm 12% về lượng, giảm 27% về kim ngạch và giá giảm 17% so với cùng kỳ năm trước.
Nhập khẩu đậu tương 6 tháng đầu năm 2024
(Tính toán theo số liệu công bố ngày 10/7/2024 của TCHQ)
Nhập khẩu lúa mì:
6 tháng đầu năm 2024 lượng lúa mì nhập khẩu của cả nước đạt trên 3,12 triệu tấn, tương đương gần 862,33 triệu USD, tăng 25,9% về khối lượng, nhưng giảm 3,3% về kim ngạch so với 6 tháng đầu năm 2023.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 6/2024 cả nước nhập khẩu 288,14 tấn lúa mì, tương đương 81,45 triệu USD, giá trung bình 282,7 USD/tấn, giảm 46% về lượng, giảm 42,3% kim ngạch so với tháng 5/2024 nhưng giá tăng 6,9%. So với tháng 6/2023 thì giảm mạnh 35,6% về lượng, giảm 45,8% kim ngạch và giảm 15,9% giá.
Tính chung trong 6 tháng đầu năm 2024 lượng lúa mì nhập khẩu của cả nước đạt trên 3,12 triệu tấn, tương đương gần 862,33 triệu USD, tăng 25,9% về khối lượng, nhưng giảm 3,3% về kim ngạch so với 6 tháng đầu năm 2023, giá trung bình đạt 276 USD/tấn, giảm 23,3%.
Trong tháng 6/2024 nhập khẩu lúa mì từ thị trường chủ đạo Brazil tiếp tục giảm mạnh 88,9% về lượng và giảm 88,7% kim ngạch so với tháng 5/2024, nhưng giá tăng nhẹ 1,5%, đạt 20.416 tấn, tương đương 5,11 triệu USD, giá USD/tấn; trong khi tháng 6/2023 không nhập khẩu từ thị trường này. Tính chung cả 6 tháng đầu năm 2024, nhập khẩu lúa mì từ thị trường Brazil chiếm 36,8% trong tổng lượng và chiếm 33,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu lúa mì của cả nước, đạt trên 1,15 triệu tấn, tương đương 287,37 triệu USD, giá trung bình 249,8 USD/tấn, tăng 339,8% về lượng, tăng 200% về kim ngạch nhưng giảm 31,8% về giá so với 6 tháng đầu năm 2023.
Đứng sau thị trường chủ đạo Brazil là thị trường Australia chiếm 20,7% trong tổng lượng và chiếm 23,3% trong tổng kim ngạch, đạt 646.844 tấn, tương đương trên 201 triệu USD, giá trung bình 310,8 USD/tấn, giảm 64% về lượng, giảm 68% kim ngạch và giảm 11,1% về giá so với 6 tháng đầu năm 2023.
Tiếp đến thị trường Ukraine đạt 545.052 tấn, tương đương 141,52 triệu USD, giá 259,6 USD/tấn, chiếm 17,5% trong tổng lượng và chiếm 16,4% tổng kim ngạch nhập khẩu lúa mì của cả nước, tăng 901,9% về lượng, tăng 681,2% kim ngạch nhưng giảm 22% về giá.
Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Mỹ đạt 226.157 tấn, tương đương 74,54 triệu USD, giá 329,6 USD/tấn, tăng 31,8% về khối lượng, tăng 6% về kim ngạch nhưng giảm 19,5% về giá so với 6 tháng đầu năm 2023.
Nhập khẩu lúa mì 6 tháng đầu năm 2024
(Tính toán theo số liệu công bố ngày 12/7/2024 của TCHQ)
Thuỷ Chung
Trung tâm TTCN&TM
- giá đậu tương li>
- bột đậu tương li>
- cung cấp ngô li>
- đậu tương li>
- lúa mì li> ul>
- 8.000 cơ sở giết mổ không giấy phép: Kiểm soát an toàn thực phẩm Tết ra sao?
- Năm 2024, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt hơn 533 triệu USD
- Không tiếp cận được thuế suất thuế NK 1% cho khô dầu đậu tương, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi công văn lên Chính phủ
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Tiêu thụ thịt lợn ở Achentina năm 2024 đạt mức cao kỷ lục
Tin mới nhất
T3,07/01/2025
- 8.000 cơ sở giết mổ không giấy phép: Kiểm soát an toàn thực phẩm Tết ra sao?
- Năm 2024, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt hơn 533 triệu USD
- Năm 2024, giá trị sản xuất chăn nuôi tăng 5,4%
- Không tiếp cận được thuế suất thuế NK 1% cho khô dầu đậu tương, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi công văn lên Chính phủ
- VUSTA kiến nghị sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất