[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong năm 2022, lượng nhập khẩu DDGS đạt 1,4 triệu tấn, trị giá 521,1 triệu USD, tăng 0,2% về lượng và tăng 19,1% về trị giá so với năm 2021, chiếm 13,5% về lượng và chiếm 9,3% về trị giá trong tổng TACN&NL.
I. Thị trường quốc tế:
Theo USDA, lượng xuất khẩu DDGS của Mỹ trong năm 2022 đạt trên 11 triệu tấn, giảm 5% so với năm 2021. Mêhicô là hị trường nhập khẩu DDGS lớn nhất của Mỹ, đạt 2,23 triệu tấn, giảm 6% so với năm 2021 và chiếm 20,3% tổng lượng DDGS xuất khẩu của Mỹ; Tiếp đến là Việt Nam và Hàn Quốc đều đạt 1,3 triệu tấn, chiếm 11,8% tổng lượng DDGS xuất khẩu của Mỹ.
Về giá:
Thời điểm trung tuần tháng 02/2023, giá xuất khẩu DDGS 35 profat giao tháng 3/2023 của Mỹ sang một số thị trường châu Á giảm từ 10- 30 USD/tấn so với tháng trước nhưng tăng so với cùng kỳ năm 2022.
Cụ thể: Giá xuất khẩu DDGS của Mỹ giao tháng 3/2023 sang thị trường Indonesia ở mức 388 USD/tấn, giảm 13 USD/tấn so với tháng trước nhưng tăng 22 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2022.
Giá xuất khẩu DDGS của Mỹ giao tháng 3/2023 sang thị trường Việt Nam ở mức 391 USD/tấn, giảm 27 USD/tấn so với tháng trước nhưng tăng 24 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2022.
Giá xuất khẩu DDGS của Mỹ sang một số thị trường Châu Á trong tháng tới dự kiến tiếp tục giảm do nguồn cung dồi dào, trong khi kinh tế toàn cầu đang có dấu hiệu suy thoái khiến giá dầu thô và hàng hóa cơ bản khác giảm.
Giá bột gluten ngô tại Mỹ thời điểm trung tuần tháng 02/2023 ở mức 840 USD/tấn, tăng 15 USD/tấn so với tháng trước nhưng giảm 25 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2022.
Giá cám ngô xuất khẩu của Mỹ ở mức 320 USD/tấn, FOB, Nola, tăng 10 USD/tấn so với tháng trước và tăng 30 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2022.
II. Tình hình nhập khẩu các chủng loại phụ phẩm từ ngô của Việt Nam:
- Nhập khẩu DDGS:
Theo số liệu thống kê sơ bộ, trong tháng 12/2022, lượng nhập khẩu DDGS về Việt Nam đạt 136,6 nghìn tấn, trị giá 50,1 triệu USD, giảm 4,8% về lượng và giảm 4,6% về trị giá so với tháng trước, nhưng tăng 0,1% về lượng và tăng 12,6% về trị giá so với tháng 12/2021.
Tính chung cả năm 2022, lượng nhập khẩu DDGS đạt 1,4 triệu tấn, trị giá 521,1 triệu USD, tăng 0,2% về lượng và tăng 19,1% về trị giá so với năm 2021, chiếm 13,5% về lượng và chiếm 9,3% về trị giá trong tổng TACN&NL nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2022.
Về thị trường cung cấp: Trong năm 2022, Việt Nam nhập khẩu DDGS từ 11 thị trường, tăng 4 thị trường so với năm 2021.
Mỹ là thị trường cung cấp lớn nhất mặt hàng DDGS cho Việt Nam, đạt 1,13 triệu tấn trong năm 2022, giảm 7,9% so với năm 2021 và chiếm 80,6% tổng lượng DDGS nhập khẩu về Việt Nam.
Đáng chú ý, lượng nhập khẩu DDGS từ thị trường Braxin, Achentina và Ấn Độ tăng đột biến so với năm 2021, lần lượt đạt 84,5 nghìn tấn; 15,6 nghìn tấn và 4,2 nghìn tấn trong năm 2022.
Lượng nhập khẩu DDGS từ thị trường Canada và Australia trong năm 2022 lần lượt đạt 63,5 nghìn tấn và 70,8 nghìn tấn.
Về giá nhập khẩu:
Giá nhập khẩu trung bình DDGS trong tháng 12/2022 ở mức 366 USD/tấn, giảm 0,3% so với tháng trước nhưng tăng 12,3% so với tháng 12/2021.
Giá nhập khẩu DDGS trung bình trong năm 2022 đạt 373 USD/tấn, tăng 18,9% so với năm 2021. Trong đó, giá nhập khẩu trung bình DDGS từ thị trường Mỹ đạt 376 USD/tấn, tăng 17,8% so với năm 2021.
Giá trung bình nhập khẩu DDGS trong năm 2022 từ thị trường Australia có giá thấp nhất là 289 USD/tấn, tăng 23,1% so với năm 2021.
- Nhập khẩu cám ngô:
Theo số liệu thống kê, lượng nhập khẩu cám ngô của Việt Nam trong tháng 12/2022 đạt 23 nghìn tấn, trị giá 6,2 triệu USD, tương đương với tháng trước, và tăng 233,3% về lượng và tăng 195,2% về trị giá so với tháng 12/2021. Giá nhập khẩu bình quân mặt hàng cám ngô trong tháng 12/2022 ở mức 267 USD/tấn, tương đương với tháng trước nhưng giảm 12,3% so với tháng 12/2021.
Tính chung cả năm 2022, lượng nhập khẩu cám ngô đạt 173,1 nghìn tấn, trị giá 49,8 triệu USD, tăng 21,2% về lượng và tăng 33,6% về trị giá so với năm 2021. Giá nhập khẩu cám ngô trung bình trong năm 2022 đạt 288 USD/tấn, tăng 8,4% so với năm 2021.
Trong năm 2023, lượng nhập khẩu cám ngô về Việt Nam dự báo tiếp tục tăng mạnh so với năm 2022 do nhu cầu trong nước tăng và giá thành nhập khẩu mặt hàng này ở mức thấp hơn nhiều so với các mặt hàng phụ phẩm từ ngô khác như DDGS hay bột gluten ngô.
Trong năm 2022, Việt Nam nhập khẩu cám ngô từ 4 thị trường, trong đó, lượng nhập khẩu cám ngô từ Trung Quốc chiếm 80,9% tổng lượng nhập khẩu mặt hàng này, đạt 141,4 nghìn tấn, tăng 39,8% so với năm 2021. Giá trung bình cám ngô nhập khẩu từ thị trường này trong năm 2022 đạt 291 USD/tấn, tăng 9,6% so với năm 2021. Dự báo Trung Quốc duy trì là thị trường cung cấp lớn nhất mặt hàng cám ngô cho Việt Nam trong năm 2023 do nguồn cung dồi dào và thời gian vận chuyển ngắn hơn so với các thị trường cung cấp khác.
Lượng nhập khẩu cám ngô từ thị trường Ấn Độ trong năm 2022 đạt 26,8 nghìn tấn và là thị trường cung cấp lớn thứ 2, giảm 31,7% so với năm 2021, và chiếm 18,9% tỷ trọng nhập khẩu. Giá trung bình cám ngô nhập khẩu từ thị trường này trong năm 2022 đạt 281 USD/tấn, tăng 11,5% so với năm 2021.
- Nhập khẩu bột gluten ngô
Theo số liệu thống kê, nhập khẩu bột gluten ngô của Việt Nam trong tháng 12/2022 đạt 2,3 nghìn tấn, trị giá 2 triệu USD, tăng 21,1% về lượng và tăng 17,6% về trị giá so với tháng trước, giảm 41% về lượng và giảm 33,3% về trị giá so với tháng 12/2021. Giá nhập khẩu bình quân mặt hàng bột gluten ngô trong tháng 12/2022 ở mức 870 USD/tấn, tăng 1% so với tháng trước và tăng 13% so với tháng 12/2021.
Tính chung trong năm 2022, lượng nhập khẩu bột gluten ngô đạt 37,9 nghìn tấn, trị giá 31,3 triệu USD, giảm 22,6% về lượng và giảm 8,2% về trị giá so với năm 2021. Giá nhập khẩu bình quân mặt hàng bột gluten ngô trong năm 2022 ở mức 827 USD/tấn, tăng 18,6% so với năm 2021.
Nhập khẩu bột gluten ngô về Việt Nam trong những tháng tới dự kiến đạt từ 2- 4 nghìn tấn/tháng, với giá nhập khẩu từ 860- 870 USD/tấn.
Trong năm 2022, Việt Nam nhập khẩu bột gluten ngô từ 7 thị trường, tăng 2 thị trường so với năm 2021.
Trung Quốc là thị trường cung cấp lớn nhất mặt hàng này trong năm 2022, đạt 27,2 nghìn tấn, giảm 21,9% so với năm 2021 và chiếm 71,8% tổng lượng bột gluten ngô nhập khẩu. Giá nhập khẩu bột gluten ngô từ thị trường Trung Quốc trong năm 2022 ở mức 831 USD/tấn, tăng 19,2% so với năm 2021.
Nhập khẩu bột gluten ngô từ thị trường Mỹ lớn thứ 2, với lượng nhập khẩu đạt 6,2 nghìn tấn, tăng 38,7% so với năm 2021 và chiếm 16,3% tỷ trọng nhập khẩu.
Lượng nhập khẩu bột gluten ngô từ một số thị trường đạt thấp trong năm 2022 như: Nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 2,7 nghìn tấn, với giá 857 USD/tấn; Nhập khẩu từ Canada đạt 989 tấn, với giá trung bình 729 USD/tấn; Từ Indonesia đạt 315 tấn, với giá 1.000 USD/tấn…
t/h
- AHDB: Sản lượng thịt bò và thịt cừu của Vương quốc Anh trong quý I/2025 giảm
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi vịt
- Phú Yên: Phát triển chăn nuôi an toàn sinh học
- TPHCM nghiên cứu xây dựng sàn giao dịch thịt heo
- An toàn sinh học: Hướng đi bền vững và hiệu quả cho ngành chăn nuôi Tây Nguyên
- Hiệu quả và tiềm năng ứng dụng công nghệ expander trong sản xuất thức ăn chăn nuôi
- Silvafeed® Nutri P: Giải pháp phù hợp để ngăn ngừa và điều trị các bệnh tiêu chảy
- Premier Tech: Tối ưu hóa việc quản lý TĂCN với Cân Phễu Premier Tech: Giải pháp cân định lượng chính xác cho ngành chăn nuôi Việt Nam
- AChaupharm: Stress nhiệt – Nỗi lo khi chuyển mùa
- Nâng cao chất lượng giống bò sữa, bò thịt bằng công nghệ sinh sản tiên tiến từ Hoa Kỳ
Tin mới nhất
T3,29/04/2025
- AHDB: Sản lượng thịt bò và thịt cừu của Vương quốc Anh trong quý I/2025 giảm
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi vịt
- Phú Yên: Phát triển chăn nuôi an toàn sinh học
- TPHCM nghiên cứu xây dựng sàn giao dịch thịt heo
- An toàn sinh học: Hướng đi bền vững và hiệu quả cho ngành chăn nuôi Tây Nguyên
- Hanvet: Hiệu quả sử dụng SUPER ZYM bổ sung thức ăn cho lợn giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm phát thải trong chăn nuôi
- Hiệu quả và tiềm năng ứng dụng công nghệ expander trong sản xuất thức ăn chăn nuôi
- Premier Tech: Tối ưu hóa việc quản lý TĂCN với Cân Phễu Premier Tech: Giải pháp cân định lượng chính xác cho ngành chăn nuôi Việt Nam
- AChaupharm: Stress nhiệt – Nỗi lo khi chuyển mùa
- Ngành chăn nuôi đối diện với cơn bão thuế: Thời cơ xen lẫn thách thức!
- Lumigard Most: Giải pháp sức khỏe đường ruột cho động vật dạ dày đơn
- Olmix Asialand Việt Nam và Gia cầm Hòa Phát: Ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược về chăm sóc sức khỏe vật nuôi
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
Bình luận mới nhất