Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường tại Lễ ra mắt Dự án Tổ hợp chăn nuôi an toàn sinh học 4F của Tập đoàn Quế Lâm vào sáng 18/7.
Tổ hợp 4F độc đáo, tiên tiến nhất của Tập đoàn Quế Lâm
Trong phần giới thiệu về dự án Tổ hợp chăn nuôi an toàn sinh học 4F (Tổ hợp 4F) đầu tiên của Việt Nam, ông Nguyễn Thanh Vĩnh, Tổng Giám đốc Tập đoàn Quế Lâm cho biết: Đây là một công trình độc đáo, tiên tiến nhất mà Tập đoàn Quế Lâm có được. Tổ hợp 4F này là kết quả sự dày công, tự nghiên cứu, trải nghiệm qua thực tiễn của ông Nguyễn Hồng Lam, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Quế Lâm cùng các nhà khoa học và cộng sự trong gần 10 năm trời.
Lễ ra mắt Dự án Tổ hợp chăn nuôi an toàn sinh học 4F. Ảnh: Tiến Thành.
Dự án được xây dựng trên diện tích 15 ha với tổng vốn đầu tư là 700 tỷ đồng tại xã Phong Thu, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế, sẽ hoàn thành vào năm 2021.
Cụ thể, Tập đoàn Quế Lâm sẽ xây dựng nhà máy sản xuất các chế phẩm sinh học, men vi sinh theo công nghệ tiên tiến hàng đầu của Nhật Bản với công suất sản xuất 50.000 tấn/năm nhằm phục vụ chăn nuôi, trồng trọt hữu cơ, sinh học, tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp, hữu cơ thành phân bón hữu cơ vi sinh, bảo vệ môi trường.
Xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi hữu cơ với công suất thiết kế 100.000 tấn/năm phục vụ chuỗi chăn nuôi an toàn sinh học do chính nông dân Việt Nam chủ động sản xuất, cung cấp nguyên liệu đầu vào.
Ông Nguyễn Hồng Lam, Chủ tịch Tập đoàn Quế Lâm. Ảnh: Tiến Thành.
Xây dựng trang trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học, hữu cơ trên diện tích 2 ha, được áp dụng tự động hóa trong khâu chăn nuôi, được xây dựng khang trang, hiện đại, có quy mô nuôi từ 8.000 – 10.000 lợn thịt và hàng trăm lợn nái phục vụ việc tái và phát triển đàn cho trang trại lợn của Quế Lâm và các nông hộ liên kết. Đây là hạng mục đầu tiên được hoàn thành của dự án. Mô hình chăn nuôi này hoàn toàn theo phương pháp an toàn sinh học, trong đó công nghệ lõi chính là men vi sinh do Quế Lâm chuyển giao công nghệ tiên tiến hàng đầu của Nhật Bản.
Việc áp dụng công nghệ vi sinh trong toàn bộ quy trình chăn nuôi của Quế Lâm từ các khâu giống đến chuồng trại, chăm sóc, chống lại dịch bệnh, chất lượng sản phẩm đã được minh chứng bằng sự thành công lan tỏa mô hình trên khắp các tỉnh thành trong cả nước.
Cũng trong tổ hợp này, Quế Lâm sẽ xây dựng nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh với công suất thiết kế đạt 100.000 tấn/năm, khi hoàn thành sẽ là nơi thu gom tất cả các phế phẩm, chất thải trong trang trại và các địa phương xung quanh để tạo ra một nguồn phân bón hữu cơ vi sinh phục vụ cho trồng trọt, góp phần xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường hiện đang là một hiện trạng nhức nhối của xã hội.
Theo ông Vĩnh, Quế Lâm hi vọng dự án sẽ trở thành một mô hình kiểu mẫu về chăn nuôi hữu cơ để các nông hộ và các thành phần khác tham quan học hỏi và nhân rộng và là trường học thực tiễn để sinh viên, học sinh nghiên cứu thực tập. Dự án tổ hợp chăn nuôi an toàn sinh học 4F sẽ cùng một lúc giải quyết được vấn đề nan giải của chăn nuôi hiện nay đó là dịch bệnh, môi trường và thị trường, hội nhập quốc tế.
“Để có được một diện mạo công trình như hôm nay, thay mặt cho toàn thể cán bộ công nhân viên tập đoàn chúng tôi xin gửi lòng biết ơn đến lãnh đạo Đảng và Nhà nước, lãnh đạo địa phương, bạn bè đối tác, đặc biệt là Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đã quan tâm, hỗ trợ, truyền lửa cho Tập đoàn Quế Lâm, giúp chúng tôi thực hiện được ước mơ của mình.
Và điều mà chúng tôi muốn bày tỏ hôm nay chính là lòng biết ơn đối với thủ lĩnh Tập đoàn Quế Lâm, Nguyễn Hồng Lam. Ông chính là tấm gương để chúng tôi học tập về những chặng hành trình vượt thác, về lòng đam mê khát vọng để đạt được mục tiêu đặt ra, vì nền nông nghiệp hữu cơ mà ông đã theo đuổi gần cả cuộc đời”, ông Nguyễn Thanh Vĩnh, Tổng Giám đốc Tập đoàn Quế Lâm phát biểu tại buổi lễ.
Ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội. Ảnh: Hoàng Anh.
Phát biểu tại lễ ra mắt tổ hợp 4F, ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho rằng, chính những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước, hệ thống pháp luật của chúng ta đã tạo điều kiện rất lớn cho sự phát triển của các doanh nghiệp như Tập đoàn Quế Lâm.
Chỉ trong một nhiệm kỳ, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đã trình Quốc hội tới 6 bộ luật trên tổng số 9 bộ luật của ngành nông nghiệp và đã được thông qua với tỷ lệ phiếu đồng thuận rất cao.
“Điều đó cho thấy sự quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước, chính phủ đối với nông nghiệp và đặc biệt, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chính là người đã thổi hồn để tạo ra sự phát triển nhanh, vững chắc cho nông nghiệp Việt Nam như vậy”, ông Phan Xuân Dũng nói.
Đối với ông Nguyễn Hồng Lam và Tập đoàn Quế Lâm, ông Phan Xuân Dũng bày tỏ “đã làm chúng tôi ngạc nhiên bởi tình yêu vô bờ bến với nông nghiệp Việt Nam bằng cách làm khoa học, tôn trong khoa học, sát với thực tiễn, phù hợp với thời đại”.
Tổ hợp 4F mở ra một cục diện mới
Phát biểu tại lễ ra mắt dự án, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định: Đây là một dự án quy mô không quá lớn nhưng rất quan trọng đối với ngành nông nghiệp.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Tổ hợp 4F mở ra cục diện mới, rất quan trọng với ngành nông nghiệp. Ảnh: Tiến Thành.
Theo Bộ trưởng, Tập đoàn Quế Lâm và ông Nguyễn Hồng Lam đang tiên phong phục vụ cho chủ trương một nền nông nghiệp hữu cơ, một nền nông nghiệp tuần hoàn một cách đặc biệt.
“5 tháng hình thành dự án tổ hợp 4F, 11 tháng làm xong nhà máy phân bón hữu cơ vi sinh, điều đó cho thấy chúng ta đã chọn đúng người, đúng việc”.
Dịch tả lợn Châu Phi đã tàn phá đàn lợn, khiến ngành kinh tế lợn của thế giới xiêu điêu. Ở Trung Quốc thiệt hại tới 53% và chưa biết khi nào mới có thể khôi phục được. Ở Việt Nam, sau năm 2019 tổng đàn mất 6 triệu trong tổng số 38 triệu con.
“Đến giờ phút này ngành chăn nuôi Việt Nam đang trên đà phục hồi, vấn đề ở chỗ, ở khu vực chăn nuôi lớn các doanh nghiệp lớn đảm bảo được an toàn sinh học, nhưng quan trọng nhất là khu vực hộ chăn nuôi nhỏ lẻ (chiếm 65%) thì hiện nay tái đàn rất khó khăn do giống đắt và vấn đề an toàn dịch bệnh. Chính mô hình của Quế Lâm đã giải quyết được câu chuyện đó”, Bộ trưởng khẳng định.
“Phải đảm bảo bất kỳ trong hành động kinh tế nào, sản xuất nào cũng phải chú ý 3 trục kinh tế, môi trường và an sinh, thoát ly bất kỳ một trong 3 yếu tố này thì không thể làm nên câu chuyện phát triển bền vững. Nền nông nghiệp Việt Nam sẽ tái cơ cấu theo hướng một nền nông nghiệp thông minh, tùy đối tượng sản xuất, tùy vùng sản xuất, mục tiêu sản xuất để ứng xử công nghệ cho phù hợp. Thứ hai là một nền nông nghiệp đặc hữu, sản xuất những thứ người ta không có mà mình có. Thứ ba là một nền nông nghiệp hữu cơ. Thứ tư là một nền nông nghiệp tuần hoàn, không bỏ đi thứ gì. Thứ năm là một nền nông nghiệp chia sẻ, không bỏ lại ai phía sau”, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường.
Cụ thể về tổ hợp 4F, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, dự án này cực kỳ có ý nghĩa, mở ra một cục diện mới, ai cũng có thể làm được nếu quyết tâm.
“Cùng với nhiều kết quả khác, chúng ta hết sức tự hào khi nông nghiệp góp phần đưa Việt Nam trở thành tấm gương, hoàn thành rất nhiều mục tiêu của thiên niên kỷ. Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển đó bộc lộ rất nhiều những tồn tại, khuyết điểm và những nút thắt. Một câu hỏi đặt ra hiện nay, liệu nông nghiệp Việt Nam tới đây có còn phát triển được nữa không? Chúng ta có thể làm giàu ở khu vực nông nghiệp được không? Đó là những câu hỏi phải có trả lời để cùng với nhân dân tiếp tục viết nên những trang sử mới. Với tư cách tư lệnh ngành, tổng hợp kết quả nền tảng, những yếu tố cụ thể, tôi khẳng định: Nông nghiệp Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển. Làm nông nghiệp đúng, làm nông nghiệp hợp lý, sẽ giàu, thậm chí giàu hơn những khu vực khác”, Bộ trưởng phân tích.
Để làm được điều đó, theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, cần tận dụng tốt lợi thế, ưu thế thời đại, tận dụng triệt để các tiềm năng lợi thế để tạo ra sản xuất nông nghiệp lợi thế. Từ lợi thế đất đai, lợi thế vị trí địa lý, lợi thế khí hậu, lợi thế đa dạng sinh học, văn hóa truyền thống, ý chí quật cường…
Đối với dự án tổ hợp 4F, Bộ trưởng đề nghị Quế Lâm và tỉnh Thừa Thiên – Huế tập trung hoàn thiện dự án, hoàn thiện công nghệ, hoàn thiện quy trình, hoàn thiện hệ sinh thái dịch vụ để mở rộng ra các tỉnh thành còn lại phục vụ cho khu vực chăn nuôi hộ nhỏ lẻ, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ… Các địa phương nghiên cứu mô hình của Quế Lâm để vận dụng, không chỉ đối với chăn nuôi lợn mà còn mở rộng sang các đối tượng sản xuất nông nghiệp khác.
Tập đoàn Quế Lâm ký hợp tác với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Viện Chăn nuôi để phát triển nông nghiệp hữu cơ. Ảnh: Tiến Thành.
Để ghi nhận những đóng góp của Tập đoàn Quế Lâm và những thành tích xuất sắc trong phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là mô hình sản xuất an toàn sinh học, mô hình nông nghiệp hữu cơ, tại lễ ra mắt tổ hợp 4F, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã quyết định tặng thưởng Bằng khen cho Tập đoàn Quế Lâm và ông Nguyễn Thanh Vĩnh, Tổng Giám đốc Tập đoàn Quế Lâm.
Cũng tại buổi lễ này, Tập đoàn Quế Lâm ký kết hợp tác với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Viện Chăn nuôi nhằm phát triển nông nghiệp hữu cơ.
Hoàng Anh – Tiến Thành
Báo Nông Nghiệp Việt Nam
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
Tin mới nhất
T3,24/12/2024
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất