[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – An toàn thực phẩm sẽ trở thành xu thế bắt buộc, không chỉ đảm bảo quyền lợi chính đáng cho tất cả người tiêu dùng mà còn giúp doanh nghiệp nâng cao lợi nhuận cạnh tranh.
TP Hồ Chí Minh đi đầu từ lợn tới gà
TP Hồ Chí Minh có thể xem là một trong những thị trường khó tính nhất hiện nay về đầu vào an toàn của thực phẩm chăn nuôi. Điều này thể hiện rõ rệt ở quyết tâm thực hiện cho được đề án truy xuất nguồn gốc thịt lợn thông qua việc đeo vòng nhận diện.
Bước đầu thực hiện, đề án này đã vấp phải không ít phản ứng từ các nguồn cung cấp thực phẩm từ các tỉnh thành như Long An, Đồng Nai… Nhưng theo ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh: “Bước đầu khó thực hiện vì phải phối hợp giữa rất nhiều ban ngành và địa phương. Dù khó nhưng vì sức khỏe và quyền lợi của 10 triệu dân thành phố vẫn phải hoàn thành cho được”.
Không chỉ thịt lợn, các thực phẩm khác như thịt gia cầm và trứng cũng nhận được sự ủng hộ từ quyết tâm này của Thành phố. Ông Lê Thanh Phương – GĐ Công ty TNHH Emivest Việt Nam cho biết: Việc đeo vòng con heo vừa tốn tiền, lực lượng thú y địa phương thì không đủ để phục vụ việc này, vì trang trại ở xa, hoặc các công ty đồng loạt xuất cùng một lúc thì không đủ người.
ATTP giúp doanh nghiệp nâng cao lợi nhuận và sức cạnh tranh
“Hiện tại, sản phẩm truy xuất chưa bán giá cao. Khi đã triển khai thì phải đeo đuổi, để tới một ngày chương trình trở thành một việc bình thường trong chuỗi sản xuất, kinh doanh, tạo sân chơi công bằng cho các doanh nghiệp”.
Quan điểm của UBND TP Hồ Chí Minh cũng khẳng định chọn heo làm trước vì khó, sau đó sẽ triển khai các sản phẩm khác dễ hơn. Theo kế hoạch, Thành phố sẽ xóa dần các chợ tự phát, nới được cho là các nguồn thực phẩm không an toàn được xả vào cho người thu nhập thấp.
Sau 6 tháng thử nghiệm Đề án, từ ngày 31/7/2017, TP Hồ Chí Minh chính thức kiểm soát nguồn heo và thịt heo cung cứng cho thị trường vào chợ đầu mối theo quy định. Tiếp theo đó sẽ là truy xuất cho được nguồn gốc thịt gia cầm, trứng gia cầm.
Đây được coi là giải pháp cho phép người tiêu dùng trực tiếp kiểm tra, thu thập đầy đủ thông tin về loại thịt, trứng gia cầm đã mua, truy ngược dòng từ thành phẩm cuối cùng về nơi sản xuất ban đầu, rà soát lại từng công đoạn trong suốt quá trình chăn nuôi.
Tiếp sau đó, TP Hồ Chí Minh sẽ mở rộng Đề án với các mặt hàng thực phẩm khác như thịt bò, rau củ quả… để khuyến khích các sản phẩm sạch, đảm bảo an toàn, đạt chuẩn VietGAP, GlobalGAP…
Lợi cho doanh nghiệp
Theo thống kê, tiêu dùng thực phẩm cả nước đang chiếm khoảng 15% GDP với tốc độ tăng trưởng gần 18% mỗi năm. Tuy nhiên, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm thấp không chỉ cản trở tiềm năng phát triển của ngành do ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe người tiêu dùng mà còn hạn chế cơ hội tham gia vào các chuỗi cung ứng hiện đại của các doanh nghiệp thực phẩm.
Theo ông Lê Thanh Phương, chăn nuôi gà trong nước đang chịu sức ép rất lớn từ gà nhập khẩu. Hiện tại, gà nhập khẩu chiếm 45% thị phần gà trong nước. Ông Nguyễn Quốc Trung, Giám đốc công ty 3F Việt thì nhấn mạnh đến việc phải tách biệt giữa trại gà giống và nhà máy ấp.
“Vì một số doanh nghiệp có trại gà giống nhưng không có nhà máy ấp bên ngoài. Hoặc một số nhà máy ấp không có trại gà giống. Họ gom trứng từ nhiều nguồn về ấp. Do đó, khi con gà con nở ra sẽ không biết được từ trứng của trại gà giống nào”, ông Trung nói.
Chia sẻ các quan điểm này, ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho rằng: Mục tiêu chiến lược của ngành chăn nuôi Việt Nam là phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa và hướng đến xuất khẩu với các sản phẩm chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và giá thành cạnh tranh.
“Vì thế, sản xuất chăn nuôi sẽ được tổ chức lại theo chuỗi liên kết, gắn kết các khâu giết mổ, chế biến với kết nối thị trường, trong đó áp dụng các quy trình chăn nuôi tiên tiến, an toàn như VietGAP, Global GAP… mang tính quyết định”, ông Tám nói.
Và theo ông Tám, việc xây dựng chương trình An toàn thực phẩm mà IFC, thành viên Ngân hàng Thế giới vừa ký kết thỏa thuận tư vấn cho công ty sản xuất gia cầm Bel Gà mới đây, sau đó tiến tới liên kết chặt chẽ các thành viên trong chuỗi có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm ra hướng đi mới cho ngành chăn nuôi Việt Nam.
“Đối với những người yếu thế là nông dân, phải thông qua các mô hình kinh tế tập thể để hình thành một vùng nguyên liệu và đầu mối. Doanh nghiệp cũng phải tích cực tham gia vào chuỗi. Chính các doanh nghiệp trung tâm của chuỗi sẽ biết thị trường cần gì tìm đầu ra và xây dựng chứng nhận”.
Dự án an toàn thực phẩm tại Việt Nam do IFC hỗ trợ được xây dựng trên hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiện đại. Ước tính, tổng doanh số của các công ty tham gia vào dự án sẽ gia tăng khoảng 30 triệu đô la Mỹ; đồng thời tổng vốn đầu tư dài hạn các công ty này có thể thu hút sẽ tăng thêm 25 triệu đô la Mỹ sau khi dự án kết thúc một năm.
Dự án này tập trung cải thiện các vấn đề về an toàn thực phẩm tại Việt Nam từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm cuối cùng trong toàn bộ quy trình sản xuất chế biến thực phẩm. Nâng cao chất lượng thực phẩm sẽ giúp mở rộng thị trường, giảm chi phi và đóng góp vào việc đảm bảo an ninh lương thực.
Trong ba năm tới, dự án An toàn Thực phẩm của IFC sẽ hỗ trợ các công ty chế biến nông sản và thực phẩm cùng chuỗi giá trị của mình cải thiện an toàn thực phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.
Công ty cổ phần Bel Gà là công ty đầu tiên tham gia vào dự án này. IFC sẽ giúp ba trang trại gia cầm độc lập trong chuỗi khách hàng của Bei Gà thực hiện chứng nhận GLOBALGAP tại 54 nhà nuôi gà của ba trang trại này.
Đánh giá cao sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân trong việc tăng cường phát triển kinh tể bền vững và toàn diện, bà Sarah Ockman, Giám đốc Chương trình An toàn thực phẩm Toàn cầu của IFC cho rằng việc xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiện đại giúp doanh nghiệp trở nên cạnh tranh hơn.
“Doanh nghiệp sẽ cải thiện hiệu quả và tiết giảm chi phí, nâng cao giá trị thương hiệu và chuẩn bị tốt hơn để có thể tiếp cận các thị trường mới và bền vững, nơi mà các yêu cầu về chứng nhận quản lý an toàn thực phẩm là điều kiện tiên quyết. Liên kết theo chuỗi để đảm bảo an toàn thực phẩm sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và nhiều người tiêu dùng trên khẳp Việt Nam”, bà Sarah khẳng định.
Khánh Chương
Từ ngày 1/9/2017, trứng gà có gắn tem truy xuất nguồn gốc sẽ được bán tại nhiều hệ thống siêu thị, cửa hàng bình ổn thị trường trên TP Hồ Chí Minh. Theo ông Nguyễn Ngọc Hòa, Phó giám đốc Sở Công thương TP Hồ Chí Minh, việc truy xuất nguồn gốc thịt gia cầm sẽ được thực hiện từ ngày 1/10/2017
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
Tin mới nhất
T6,27/12/2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất