[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Tuần vừa qua, các dữ liệu kinh tế làm tăng lo ngại về khả năng suy thoái toàn cầu. Sự tăng trưởng kinh tế tích cực của Việt Nam kể từ đầu năm 2022 đến nay đã tạo niềm tin cho các doanh nghiệp FDI tiếp tục đầu tư vào Việt Nam.
Tại Mỹ: Những thông tin công bố cho thấy kinh tế Mỹ vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, trong đó thị trường nhà đất xấu đi, chi tiêu tiêu dùng tháng 7/2022 ổn định so với tháng trước.
Chăn nuôi gia cầm tại Mỹ (Ảnh minh họa)
Theo Cục thống kê dân số thuộc Bộ Thương mại Mỹ, hoạt động xây dựng nhà ở của Mỹ trong tháng 7 đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 1 năm rưỡi, do lãi suất vay thế chấp và giá vật liệu xây dựng cao, cho thấy thị trường nhà ở có thể tiếp tục giảm trong quý 3/2022.
Doanh thu bán lẻ của Mỹ tháng 7/2022 ở mức 682,8 tỷ USD, tương đương so với tháng 6 do giá xăng giảm, trong khi người tiêu dùng Mỹ tăng cường chi tiêu cho đồ nội thất, thực phẩm, đồ điện tử… Nếu không tính xăng và các loại xe có động cơ, doanh số bán lẻ của Mỹ trong tháng 7 tăng 0,7%. Trong biên bản cuộc họp tháng 7/2022, Fed đã nhận định tình trạng khó khăn của nền kinh tế Mỹ và rủi ro suy thoái đối với tăng trưởng GDP, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục chiến dịch nâng lãi suất cho đến khi có thể kìm hãm lạm phát.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành Đạo luật giảm lạm phát. Đạo luật Giảm lạm phát là một phiên bản rút gọn của dự luật “Xây dựng lại Tốt hơn” (Build Back Better), nhằm đưa ra các khoản đầu tư có quy mô lớn kỷ lục vào mạng lưới an sinh xã hội của nước Mỹ. Đồng thời, đạo luật mới cũng tạo ra khoản đầu tư lớn nhất trong lịch sử Mỹ vào quá trình chống biến đổi khí hậu, giảm chi phí thuốc kê đơn và tăng thuế đối với các công ty.
Trong biên bản cuộc họp tháng 7/2022, Fed đã nhận định tình trạng khó khăn của nền kinh tế Mỹ và rủi ro suy thoái đối với tăng trưởng GDP, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục chiến dịch nâng lãi suất cho đến khi có thể kìm hãm lạm phát. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành Đạo luật giảm lạm phát. Đạo luật Giảm lạm phát là một phiên bản rút gọn của dự luật “Xây dựng lại Tốt hơn” (Build Back Better), nhằm đưa ra các khoản đầu tư có quy mô lớn kỷ lục vào mạng lưới an sinh xã hội của nước Mỹ. Đồng thời, đạo luật mới cũng tạo ra khoản đầu tư lớn nhất trong lịch sử Mỹ vào quá trình chống biến đổi khí hậu, giảm chi phí thuốc kê đơn và tăng thuế đối với các công ty.
Tại Trung Quốc: Các thông tin công bố trong tuần cho thấy kinh tế Trung Quốc tiếp tục phục hồi trong tháng 7/2022, tuy nhiên mức tăng trưởng đã chậm lại. Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, cả doanh thu bán lẻ và sản xuất công nghiệp của nước này trong tháng 7/2022 đều tăng chậm lại. Doanh số bán lẻ của Trung Quốc tháng 7/2022 tăng 2,7% so với tháng 7/2021, thấp hơn nhiều so với mức dự báo tăng 5% và giảm so với mức tăng 3,1% trong tháng 6/2022. Sản xuất công nghiệp của Trung Quốc tháng 7/2022 tăng 3,8%, thấp hơn so với mức dự báo tăng 4,6% và giảm so với mức tăng 3,9% của tháng trước.
Chăn nuôi lợn tại Trung Quốc
Lĩnh vực dịch vụ tiếp tục phục hồi trong tháng 7/2022, với chỉ số dịch vụ đã tăng 0,6% và đầu tư tài sản cố định cũng ghi nhận mức tăng so với cùng kỳ năm trước. Nhờ sự phục hồi kinh tế ổn định, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị tiếp tục giảm trong tháng 7/2022 xuống còn 5,4%, giảm từ mức 5,5% trong tháng 6.
Trước dấu hiệu cho thấy tăng trưởng kinh tế chậm lại, Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBoC) đã hạ lãi suất cho vay để cố gắng phục hồi nhu cầu, sau khi chính sách “Zero Covid” và cuộc khủng hoảng bất động sản đã làm chững lại các hoạt động sản xuất, cũng như hoạt động bán lẻ. Theo đó, (PBoC) giảm lãi suất cho vay trung hạn một năm từ 2,85% xuống 2,75%. Đồng thời, lãi suất repo ngược kỳ hạn 7 ngày, cũng là công cụ lãi suất của Ngân hàng Trung ương giảm từ 2,1% xuống 2%.
Tại châu Âu: Các số liệu kinh tế công bố trong tuần cho thấy kinh tế EU tiếp tục gặp khó khăn khi lạm phát cao khiến nhu cầu tiêu thụ hàng hóa giảm. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất tiếp tục tăng trưởng và tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp.
Theo Eurostat, trong tháng 6/2022, thương mại bán lẻ tại EU giảm 1,3% so với tháng trước, sau khi tăng 0,2% trong tháng 5/2022. So với tháng 6/2021, thương mại bán lẻ tại EU giảm 2,8%. Hoạt động sản xuất tiếp tục tăng trưởng khi sản lượng tháng 6/2022 tăng 0,6% so với tháng 5/2022, sau khi tăng 1,9% trong tháng trước và tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2021. Tỷ lệ thất nghiệp tháng 6/2022 ổn định so với tháng 5/2022 ở mức 6,0%, giảm so với mức 7,2% của tháng 6/2021.
Kinh tế trong nước
Giết mổ gia cầm tại nhà máy
Sự tăng trưởng kinh tế tích cực của Việt Nam kể từ đầu năm 2022 đến nay đã tạo niềm tin cho các doanh nghiệp FDI tiếp tục đầu tư vào Việt Nam. Theo Cục Đầu tư nước ngoài, trong 7 tháng đầu năm 2022, dù vốn FDI đăng ký mới giảm, nhưng vốn FDI thực hiện lại tăng, đạt 11,57 tỷ USD, là giá trị cao nhất cùng kỳ trong 5 năm trở lại đây.
Vốn điều chỉnh tiếp tục tăng mạnh, quy mô điều chỉnh vốn bình quân/dự án tương đối cao so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu thu hút FDI trong 7 tháng đầu năm 2022, với tổng vốn đầu tư đạt trên 10 tỷ USD, chiếm 64,3% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Xét về đối tác, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 4,3 tỷ USD, chiếm 27,7% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Hàn Quốc đứng thứ 2, theo sau là Đan Mạch, Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông (Trung Quốc). Đây là những dấu hiệu cho thấy hoạt động sản xuất của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới.
Tuy nhiên, trong các tháng cuối năm 2022, hoạt động sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam sẽ đối mặt với những diến biến khó lường trên thị trường thế giới. Trong đó, hoạt động xuất khẩu sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là khi các thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn của Việt Nam như Mỹ, EU chịu ảnh hưởng của lạm phát và suy thoái.
Từ đó, nhu cầu cho các mặt hàng gia dụng, tiêu dùng sẽ giảm, ảnh hưởng đến các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam. Hơn nữa, việc đồng NDT của Trung Quốc giảm giá mạnh do Ngân hàng trung ương Trung Quốc cắt giảm lãi suất sẽ khiến hàng hóa của Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt hơn nữa trên thị trường thế giới. Hiện nay, một số ngành sản xuất đã xuất hiện việc sụt giảm đơn hàng như ngành gỗ, ngành thủy sản…
VICTIC
Nhìn chung, những tháng cuối năm 2022 sẽ còn nhiều thách thức, tuy nhiên đây cũng được xem là phép thử dành cho các doanh nghiệp. Trong thời điểm khó khăn như hiện nay, việc chủ động trước những tác động của thị trường, tận dụng tốt thị trường, khai thác tối đa các hiệp định thương mại cũng sẽ là cơ hội của các doanh nghiệp xuất khẩu.
- tình hình kinh tế li> ul>
- Vắc xin viêm gan vịt và kháng thể Hanvet-KTV
- Thị trường thịt lợn thế giới tuần giữa tháng 12/2024
- Khoảng 80 triệu con gà được xuất bán ra thị trường dịp Tết
- Tỷ trọng chăn nuôi chiếm hơn 53% giá trị GDP sản xuất nông nghiệp của Hà Nội
- Loại bỏ mối lo về độc tố nấm mốc: giải pháp toàn diện cho ngành TĂCN đến từ Sistar Việt Nam
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
Tin mới nhất
T7,28/12/2024
- Vắc xin viêm gan vịt và kháng thể Hanvet-KTV
- Thị trường thịt lợn thế giới tuần giữa tháng 12/2024
- Khoảng 80 triệu con gà được xuất bán ra thị trường dịp Tết
- Tỷ trọng chăn nuôi chiếm hơn 53% giá trị GDP sản xuất nông nghiệp của Hà Nội
- Loại bỏ mối lo về độc tố nấm mốc: giải pháp toàn diện cho ngành TĂCN đến từ Sistar Việt Nam
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất