[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Năm 2024, ngành chăn nuôi bảo đảm nguồn cung cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ giảm và chuyển dần sang chăn nuôi tập trung, quy mô trang trại; liên kết sản xuất giữa các nông hộ hoặc giữa nông hộ với doanh nghiệp ngày càng được quan tâm.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm theo chuỗi giá trị, chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và việc ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao trong chăn nuôi được thúc đẩy; mô hình chăn nuôi theo hướng hữu cơ bước đầu đạt hiệu quả kinh tế cao đang dần được phổ biến, nhân rộng. Nhờ đó sản xuất chăn nuôi được duy trì phát triển tốt, tổng đàn vật nuôi chính đều tăng, ngoại trừ đàn trâu và bò giảm do diện tích chăn thả thu hẹp, nhu cầu về sức kéo giảm mạnh và hiệu quả kinh tế không cao.
Tổng quan về tình hình chăn nuôi năm 2023
Những kết quả đạt được
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, năm 2024, sản lượng thịt hơi các loại ước đạt 8,1 triệu tấn, tăng 3,5% so với năm 2023; trong đó thịt lợn hơi 5 triệu tấn, tăng 3,7%; thịt gia cầm hơi 2,4 triệu tấn, tăng 3,8%. Sản lượng sữa tươi 1,2 triệu tấn, tăng 2,1%; trứng 19,7 tỷ quả, tăng 2,8%. Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp quy đổi 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%. Trong đó xuất khẩu nông sản chính 32,8 tỷ USD, tăng 22,4%; chăn nuôi 533,6 triệu USD, tăng 6,5%.
Nguồn: Bộ NN&PTNT (Chi tiết, vui lòng xem ở link sau: 04. Phu luc II_BCTK Nganh NN nam 2024:
Tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm cơ bản được kiểm soát nên chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển ổn định. Năm 2024 (tính đến 10/12) có 14 ổ dịch Cúm gia cầm (giảm 30% so với CKNT) tại 09 tỉnh, thành phố; 1.575 ổ Dịch tả lợn Châu Phi (tăng gần 79%) tại 48 tỉnh; 72 ổ dịch Lở mồm long móng (tăng 2,48 lần) tại 20 tỉnh; 145 ổ dịch Viêm da nổi cục (tăng 26,08%) tại 20 tỉnh; 02 ổ dịch Tai xanh (giảm 60%) tại 02 tỉnh; 269 ca bệnh Dại trên động vật (tăng 14,95%) tại 36 tỉnh, thành phố.
Theo Hội Chăn nuôi Việt Nam, tình hình chăn nuôi trên địa bàn cả nước trong năm 2024 phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức đó là ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi) tại các tỉnh phía Bắc và diễn biến bệnh Dịch tả lợn Châu phi tại các cơ sở chăn nuôi, nhất là chăn nuôi ở khu vực nông hộ ở các tỉnh, thành phố. Tuy nhiên giá thịt lợn hơi có xu hướng tăng nhẹ nên đã tạo động lực cho người nuôi lợn, nhất là doanh nghiệp duy trì và tiếp tục mở rộng sản xuất, nhìn chung đàn lợn và đàn gia cầm vẫn tăng trưởng tốt.
Hiện nay, một số tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ (như Đắk Nông, Gia Lai, Bình Phước, Tây Ninh…) có tốc độ tăng trưởng chăn nuôi cao khi các doanh nghiệp chăn nuôi mở rộng sản xuất, nhiều doanh nghiệp mới đi vào hoạt động. Các chuỗi giá trị liên kết, ngành hàng được hình thành: Doanh nghiệp – trại chăn nuôi, doanh nghiệp – HTX – hộ chăn nuôi… nhằm giảm chi phí, tăng hiệu quả và giá trị gia tăng, trong đó ưu tiên phát triển chăn nuôi bền vững theo hướng hữu cơ, an toàn sinh học.
Hoạt động hợp tác quốc tế về kiểm soát dịch bệnh nguy hiểm và vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường; đầu tư doanh nghiệp trong và ngoài nước vào lĩnh vực chăn nuôi ngày càng tăng; áp lực về thị trường cho các sản phẩm chăn nuôi trong nước; ảnh hưởng ngày càng lớn về giá, về chất lượng, đa dạng sản phẩm.
Dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được các địa phương chủ động khống chế tốt nên không để dịch bệnh lớn xảy ra đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm (Cúm gia cầm, LMLM, Tai xanh, Viêm da nổi cục trên trâu bò…). Riêng bệnh DTLCP vẫn diễn biến phức tạp do không kiểm soát tốt việc chăn nuôi an toàn sinh học, vận chuyển lưu thông chưa được kiểm soát chặt chẽ, nhất là việc nhập lậu qua biên giới.
Về sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN), trong năm 2024, lĩnh vực thức ăn chăn nuôi có nhiều thuận lợi như quy mô chăn nuôi lớn, thị trường lớn; Thủ tục xuất nhập khẩu khá thuận lợi, thông thoáng; Miễn giảm tối đa thuế suất nhập khẩu các mặt hàng nguyên liệu TACN; Có nhiều chính sách, chương trình đề án, dự án hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất TACN; Thể chế chính sách, thủ tục pháp lý ngày càng được cải thiện và tối ưu, mang tính hội nhập cao; Có tiềm năng về xuất khẩu TACN ra khu vực và thế giới; ứng dụng triệt để công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực TACN. Tính bình quân trong năm 2024, giá hầu hết nguyên liệu TACN có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2023, trong đó: Ngô giảm nhiều nhất (giảm 15,7%), khô dầu đậu tương giảm 10,6%, cám gạo chiết ly giảm 7,9%, Lysin HCL giảm 11,5%, giá TACN thành phẩm TĂ HH lợn thịt (vỗ béo từ 60 kg trở lên) giảm 6,9%, TĂ HH gà thịt (lông màu) giảm 5,0%, TĂ HH gà thịt (lông trắng) giảm 5,3%.
Về thị trường sản phẩm chăn nuôi: Giá lợn thịt hơi xuất chuồng. Thời điểm đầu năm ổn định xung quanh mức 52-60 nghìn đồng/kg, thời điểm giữa năm (tháng 5, 6 năm 2024), giá lợn thịt hơi có xu hướng tăng và bắt đầu tăng mạnh vào tháng 6 (xu hướng chung của đa số quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới), có thời điểm giá lợn hơi lên đến hơn 70 nghìn đồng/kg, sau đó giảm xuống mức từ 64-66 nghìn đồng/kg trong tháng 7,8. Đến tháng 9/2024, giá tăng trở lại từ 2.000-3.000 đồng/kg. Các tháng cuối năm, một số trang trại của công ty chăn nuôi bán giá từ 59-65 nghìn đồng/kg, khu vực tư nhân dao động từ 58-62 nghìn đồng/kg. Theo xu hướng tăng khi đến gần thời điểm Tết dương lịch 2025. Hiện nay, giá bán tại trại khu vực tư nhân trên cả nước bình quân dao động từ 65-67 nghìn đồng/kg và giá tại trại của các công ty lớn cao hơn 1.000-2.000 đồng/kg; cùng với việc giá nguyên liệu thức ăn và thức ăn thành phẩm giảm thì người chăn nuôi đang có lãi, tạo động lực cho người nuôi tái đàn, đây là những yếu tố đã tác động tích cực đến tốc độ tăng trưởng đàn lợn (tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2023) Dự báo trong các tháng đầu năm 2025 (nhất là, thời điểm các dịp Lễ, Tết diễn ra và thời điểm sau Tết Nguyên đán 2025), giá lợn hơi trên các vùng miền sẽ tiếp tục theo xu hướng tăng khoảng 3-5% so với mức giá hiện tại.
Đối với gà lông màu nuôi công nghiệp đạt cao nhất tại tháng 02/2024 (50 nghìn đồng/kg), sau đó giảm nhẹ vào tháng 3,4,5 và giảm mạnh vào tháng 6. Đến cuối tháng 6 năm 2024 giá gà công nghiệp lông màu chỉ còn 43 nghìn đồng/kg. Trong các tháng quý III/2024, giá dao động từ 38-48,8 nghìn đồng/kg và trong Quý IV, giá theo xu hướng tăng cho đến cuối năm 2024. Thời điểm hiện tại, giá bình quân trên 50 nghìn đồng/kg. Gà lông trắng giá bán sản phẩm thấp hơn giá thành diễn ra trong suốt 6 tháng đầu năm 2024. Tháng 01/2024 giá trung bình là 26 nghìn đồng/kg và có xu hướng tăng, đạt cao nhất ở tháng 02 (32 nghìn đồng/kg), đến thời điểm cuối Quý II/2024 giá giảm nhẹ và duy trì ở mức 30 nghìn đồng/kg. Trong quý IV/2024, giá dao động lên xuống thường không ổn định, có thời điểm, giá có sự phân cách rõ rệt, các tỉnh khu vực phía các vùng miền. Giá trứng gia cầm được duy trì khá ổn định, dao động xung quanh mức giá trứng gà 1.800-2.100 đông/quả; trứng vịt 2.200-2.800 đồng/quả. Từ cuối tháng 6 đến nay giá trứng gà tăng nhẹ lên mức 2.100-2.150 đồng/quả, trong khi giá trứng vịt có xu hướng giảm nhẹ. Các tháng cuối năm, giá có dao động lên xuống tùy thời điểm và các khu vực theo vùng miền, tuy nhiên không có biến động nhiều.
Còn nhiều thách thức
Tuy nhiên, theo nhận định của Bộ NN&PTNT, tình hình kinh tế thế giới có triển vọng phục hồi, song cũng có nhiều khó khăn, thách thức lớn, tăng trưởng chưa cải thiện rõ nét, bị tác động bởi các yếu tố bất ổn và bất định; xung đột vũ trang, bất ổn chính trị, địa chính trị tiếp tục diễn biến phức tạp, chưa có dấu hiệu kết thúc trong ngắn hạn…. Các dòng thương mại, đầu tư, năng lượng toàn cầu tiếp tục dịch chuyển, dần hình thành cấu trúc mới của kinh tế thế giới và liên kết kinh tế (khu vực hóa, phân mảng thương mại giữa các khối; phát triển nhanh chóng của công nghệ mới, thương mại dịch vụ tăng trưởng nhanh; các cơ chế định giá và giao dịch các bon ngày Càng nổi lên; tái cấu trúc chuỗi cung ứng…). Các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, bão, lũ lụt ảnh hưởng đến mùa màng, đẩy giá thực phẩm tăng cao, đe dọa đến an ninh lương thực toàn cầu; nhiều quốc gia thực thi chính sách bảo hộ hàng hóa sản xuất trong nước, đồng thời đẩy mạnh sản xuất nông sản để chủ động nguồn cung, ứng phó với tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.
Còn theo Hội Chăn nuôi Việt Nam, nhập siêu của ngành Chăn nuôi vẫn nhập siêu lớn, trong 7 tháng năm 2024, giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi đã lên tới 2,09 tỷ USD, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2023, đặc biệt, thịt gia cầm nhập khẩu tăng mạnh khoảng 30%. Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, Việt Nam vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Trong 7 tháng của năm 2024, Việt Nam chi 2,91 tỷ USD để nhập khẩu nguyên liệu này.
Đối với chăn nuôi trâu, bò tiếp tục xu hướng giảm tổng đàn do hiệu quả kinh tế không cao, tổng số trâu, bò đều giảm so với cùng kỳ năm 2023. Bên cạnh đó giá nguyên vật liệu cho hoạt động chăn nuôi tiếp tục cao do lạm phát ở các thị trường nhập khẩu, gây khó khăn cho người chăn nuôi.
Việc áp dụng Luật Chăn nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật cũng như các văn bản có liên quan tại các tỉnh, thành phố còn chậm. Đặc biệt các hoạt động liên quan đển việc di rời các cơ sở chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi, việc quản lý giết mổ, xây dựng cơ sở giết mổ tập trung, việc kiểm soát nhập động vật và sản phẩm động vật qua biên giới.
Tại các địa phương, khi thực hiện chủ trương về tinh gọn bộ máy cũng sẽ là một khó khăn thách thức về nguồn nhân lực khi trực tiếp tham gia vào các hoạt động quản lý chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh tại cơ sở.
Kinh tế trong nước đang phục hồi, nhưng còn khó khăn, thách thức. Các tổ chức quốc tế đã đưa ra dự báo kinh tế Việt Nam 2025 có thể đạt mức tăng trưởng cao hơn năm 2024. Việt Nam có nhiều triển vọng cải thiện tốc độ tăng trưởng thông qua việc thúc đẩy đầu tư công, tiêu dùng, du lịch; gia tăng đóng góp của số hóa, công nghệ cao vào tăng trưởng, đẩy mạnh quá trình chuyển đổi xanh, tận dụng xu hướng chuyển dịch dòng vốn đầu tư nước ngoài…
Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn phải đối mặt với không ít rủi ro, biến động phức tạp, khó lường như: (i) Hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa tiếp tục chịu tác động tiêu cực từ các điểm nóng, xung đột quân sự, chính trị trên thế giới; (ii) Quá trình phân mảng về công nghệ, tiêu chuẩn ngày càng rõ rệt trên thế giới làm tăng chi phí cho doanh nghiệp, gây sức ép quá trình chuyển đổi công nghệ, số, năng lượng…về công nghệ, tiêu chuẩn ngày càng rõ rệt trên thế giới làm tăng chi phí cho doanh nghiệp, gây sức ép quá trình chuyển đổi công nghệ, số, năng lượng…
Năm 2025, ngành chăn nuôi đạt mục tiêu tăng trưởng 4,0-5%
Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu cho ngành chăn nuôi năm 2025 có tốc độc gia tăng giá trị đạt 4,0 – 5,0%; sản lượng thịt hơi khoảng 8,4 triệu tấn; sản lượng trứng 20,2 tỷ quả; sản lượng sữa 1,25 triệu tấn; sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp quy đổi 22,05 triệu tấn.
Cũng theo Bộ NN&PTNT, năm 2025, ngành chăn nuôi tiếp tục thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi và các Đề án: Phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đến năm 2030; Phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi đến năm 2030; Phát triển công nghiệp sản xuất giống vật nuôi đến năm 2030; Phát triển bền vững ngành Ong đến năm 2030; Đẩy mạnh hoạt động KHCN ngành Chăn nuôi đến năm 2030; Phát triển công nghiệp chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi đến năm 2030…
Ngành chăn nuôi ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp
Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành chăn nuôi phù hợp với bối cảnh mới, tiến trình hội nhập ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng; phát triển chăn nuôi theo định hướng thị trường; phát huy thế mạnh của từng vùng, từng vật nuôi chủ lực; nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững. Tăng cường xuất khẩu một số sản phẩm chăn nuôi tiềm năng. Đẩy mạnh chăn nuôi công nghiệp công nghệ cao với các sản phẩm chủ lực như lợn, bò, gia cầm gắn với xây dựng, phát triển thương hiệu; tiếp tục mở rộng chăn nuôi áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt VietGAP, khuyến khích các mô hình liên kết trong chăn nuôi theo hướng sinh thái, xanh, hữu cơ đem lại hiệu quả kinh tế cao; khuyến khích chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi truyền thống theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, an toàn, nhất là đối với khu vực chăn nuôi nông hộ.
Phát triển giống vật nuôi chất lượng cao phục vụ sản xuất; ưu tiên nhập khẩu giống tốt, chọn tạo đàn giống thích hợp cho mỗi vùng sinh thái; tiếp tục cải tạo nâng cao tầm vóc đàn bò, nạc hóa đàn lợn…; lai tạo các tổ hợp gà thả vườn có năng suất, chất lượng cao, chi phí thức ăn thấp, lựa chọn và phát triển các giống gà đặc sản gắn với từng vùng; phổ biến rộng rãi các giống thủy cầm lai chuyên thịt hoặc chuyên trứng.
Sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp đáp ứng nhu cầu trong nước và một phần xuất khẩu; tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn chăn nuôi; giảm chi phí sản xuất, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. Đối với chăn nuôi nông hộ cần phổ biến cách thức sử dụng thức ăn chăn nuôi hiệu quả, an toàn, khuyến khích người dân tận dụng phụ phẩm làm thức ăn sinh học và tranh thủ lao động tự phối trộn thức ăn.
Kiểm soát tốt dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; tăng cường kiểm dịch thú y, tổ chức kiểm soát ngăn chặn buôn bán, vận chuyển trái phép gia súc, gia cầm… qua biên giới; kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y tại các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, sơ chế sản phẩm động vật; giám sát tồn dư hóa chất, ô nhiễm vi sinh vật trong thịt, trứng, sữa và mật ong; xây dựng, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh.
Hà Ngân tổng hợp
- chăn nuôi lợn li>
- chăn nuôi 2024 li>
- chăn nuôi gia cầm li> ul>
- VUSTA kiến nghị sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Tiêu thụ thịt lợn ở Achentina năm 2024 đạt mức cao kỷ lục
- Ngành thú y kiểm soát tốt dịch bệnh giúp chăn nuôi tăng trưởng 5,2 – 5,5%
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
Tin mới nhất
T7,04/01/2025
- VUSTA kiến nghị sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Tiêu thụ thịt lợn ở Achentina năm 2024 đạt mức cao kỷ lục
- Ngành thú y kiểm soát tốt dịch bệnh giúp chăn nuôi tăng trưởng 5,2 – 5,5%
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất