Tổng quan về Mycotoxin - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Tổng quan về Mycotoxin

    Mycotoxin hay còn gọi là độc tố nấm mốc, là các chất độc chuyển hóa thứ cấp do các sinh vật thuộc giới nấm tạo ra và có khả năng gây bệnh hoặc giết chết động vật. Hiểu biết về mycotoxin giúp có biện pháp để ngăn chặn hoặc hạn chế mycotoxin hiệu quả, cải thiện năng suất chăn nuôi. 

     

    Nhiễm độc tố cấp tính hoặc mãn tính có thể là do tiếp xúc với thức ăn hoặc nền chuồng bị nhiễm độc tố sinh ra trong quá trình phát triển của các loại nấm hoại sinh hoặc nấm mốc khác nhau trên ngũ cốc, cỏ khô, rơm, đồng cỏ hoặc bất kỳ loại thức ăn nào khác. Các độc tố này không phải lúc nào cũng được sản xuất bởi loại một nấm mốc cụ thể mà chúng thường là các chất chuyển hóa thứ cấp và được hình thành trong các điều kiện bất lợi đối với nấm hoặc vật chủ của chúng. 

     

    Có một vài nguyên tắc đặc trưng cho bệnh về độc tố nấm mốc (mycotoxin) như sau: 

     

    • Có thể không xác định được nguyên nhân ngay lập tức. 
    • Không lây từ động vật này sang động vật khác. 
    • Điều trị bằng thuốc hoặc kháng sinh ít có tác động đến tiến trình bệnh. 
    • Thường xảy ra theo mùa, vì khí hậu đặc biệt có thể giúp nấm phát triển tốt hơn và tạo độc tố. 
    • Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có mối quan hệ cụ thể giữa bệnh do mycotoxin với loại thức ăn cụ thể.   
    • Viêc một số lượng lớn nấm và bào tử của chúng được tìm thấy khi kiểm tra nguyên liệu hay thức ăn không nhất thiết cho thấy rằng sự sản xuất độc tố đã xảy ra. Tuy nhiên, không có nấm mốc không có nghĩa là không có mycotoxin, vì các điều kiện bảo quản thức ăn hoặc xử lý thức ăn như axit hóa thức ăn hoặc nhiệt độ ép viên cao có thể tiêu diệt được nấm mốc trong khi một số mycotoxin có khả năng chịu nhiệt vẫn tồn tại. 

     

    Để chẩn đoán bệnh gây ra bởi mycotoxin cần phải kết hợp nhiều thông tin lại với nhau. Hầu hết bệnh này được phát hiện trên các loài thú lớn, nhưng bệnh vẫn có thể xảy ra trên thú cưng và thú quý hiếm. Điều đặc biệt quan trọng trong chẩn đoán bệnh gây ra do mycotoxin là sự hiện diện của một bệnh được ghi nhận là gây ra bởi một loại mycotoxin đã biết, kếp hợp với việc phát hiện mycotoxin trong nguyên liệu, thức ăn hoặc mô của thú bệnh. 
    Đôi khi, có thể có nhiều hơn một loại mycotoxin trong nguyên liệu thức ăn, và sự khác nhau về độc tính của chúng có thể gây ra triệu chứng lâm sàng và bệnh tích khác với những gì được mô tả ở động vật được thí nghiệm với các mycotoxin đơn lẻ. Một số mycotoxin có khả năng ức chế miễn dịch, do đó tạo điều kiện cho các vi rút, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng phụ nhiễm, và các nguyên nhân phụ này lại dễ nhận ra hơn so với nguyên nhân chính (mycotoxin). Khi có nghi ngờ sự ức chế miễn dịch gây ra bởi mycotoxin, thì các chẩn đoán phân biệt phải được thiết lập cẩn thận thông qua đánh giá lâm sàng và bệnh sử, kiểm tra quy trình sản xuất thức ăn và tiến hành các xét nghiệm phù hợp. 

     

    Bệnh do mycotoxin thường không được điều trị hiệu quả bằng liệu trình sử dụng thuốc sau khi chẩn đoán. Cách phòng ngừa bệnh do mycotoxin được ưu tiên là xác định các yếu tố rủi ro và thực hiện các biện pháp tránh hoặc giảm phơi nhiễm. Các phương pháp quản lý tốt nhất đối với mycotoxin là ngăn chặn sự xuất hiện của các mycotoxin, bất hoạt các mycotoxin đã được tạo ra trước đó trong các ngũ cốc hoặc thức ăn, và hấp phụ hoặc làm bất hoạt mycotoxin trong đường tiêu hóa. Các phương pháp được thiết lập để ngăn chặn sự hình thành mycotoxin bao gồm kiểm tra các ngũ cốc khi thu hoạch, duy trì điều kiện bảo quản khô ráo và sạch sẻ, sử dụng các phụ gia có tính axit (như axit propionic) để kiểm soát sự phát triển của nấm mốc trong thức ăn, đảm bảo thông khí hiệu quả trong kho bảo quản, và giảm thời gian bảo quản nguyên liệu và thức ăn. Các phụ gia có tính axit giúp kiểm soát sự phát triển của nấm mốc nhưng không thể phá hủy các độc tố đã được tạo ra trước đó. 
    Không có thuốc điều trị đặc hiệu cho mycotoxin, cho nên việc loại bỏ nguồn độc tố (như thức, nguyên liệu ăn bị mốc) sẽ giúp loại bỏ sự tiếp xúc với mycotoxin. Aluminosilicate giúp hấp phụ hiệu quả các mycotoxin (ví dụ như aflatoxin). Trong trường hợp điều kiện tài chính không đủ để xử lý thức ăn bị mốc, có thể trộn thức ăn này với thức ăn không bị mốc ngay trước lúc cho ăn để làm giảm nồng độ độc tố. Cách tiếp cận này cần được theo dõi bằng cách phân tích độc tố và có thể không được các cơ quan quản lý chấp nhận. Ngoài ra, có thể đem thức ăn có nồng độ mycotoxin đã biết cho các loài ít nhạy cảm ơn ăn, nhưng hãy nhớ rằng một số mycotoxin như aflatoxin có thể dẫn đến dư lượng thực phẩm vượt quá mức cho phép trong trường hợp không có bệnh. Khi trộn thức ăn bị nhiễm nấm mốc với thức ăn không bị nhiễm thì phải thật cẩn thận để ngăn chặn sự phát triển thêm của nấm mốc. Điều này có thể thực hiện bằng cách sấy khô kỹ lưỡng hoặc bổ sung các axit hữu cơ (như axit propionic). Các bệnh do mycotoxin xảy ra trên vật nuôi trên toàn thế giới. 

    Các bệnh do mycotoxin trên vật nuôi 

     

    Bệnh Độc tố Nấm hoặc nấm mốc Khu vực được báo cáo
    Aflatoxicosis Aflatoxins Aspergillus flavus, A. parasiticus Xảy ra rộng rãi ở vùng có khí hậu ấm.
    Diplodiosis Chưa biết Diplodia zeae Nam phi
    Ergotism Ergot alkaloids Claviceps purpurea Rông rãi
      Paspalinine và paspalitrem, tremorgen C. paspali, C. cinerea Rông rãi
    Estrogenism và vulvovaginitis (động dục giả) Zearalenone Fusarium graminearum, Gibberella zeae Rộng rãi
    Chàm da mặt (Pithomycotoxicosis) Sporidesmins Pithomyces chartarum Rộng rãi
    Fescue foot Ergovaline Neotyphodium coenophialum Mỹ, Úc, New Zealand, Ý
    Fusariotoxicosis, nôn ói và bỏ ăn trên heo Nonmacrocyclic trichothecenes (deoxynivalenol, T2 toxin, diacetoxyscirpenol [DAS], các độc tố trichothecene khác) Fusarium sporotrichioides, F culmorum, F graminearum, F nivale; các loài nấm khác Rộng rãi (trừ deoxynivalenol thường ở vùng khí hậu ôn đới đến lạnh hơn)
    Leukoencephalomalacia Fumonisin B1 Fusarium verticilloides Ai Cập, Mỹ, Nam Phi, Hy Lạp
    Mycotoxic lupinosis (khác với ngộ độc alkalioid) Phomopsins Phomopsis leptostromiformis Rộng rãi
    Myrotheciotoxicosis, dendrodochiotoxicosis Các macrocyclic trichothecence (verrucarins, roridins,…) Myrothecium verrucaria, M roridum Đông Nam Âu, Liên Xô cũ
      Macrocyclic trichothecences (như baccharinoids) M verrucaria Brazil
    Ochratoxicosis Ochratoxin và citrinin Aspergillus ochraceus và các Aspergillus khác, Penicillium viridicatum, P citrinum Rộng rãi
    Tremorgen có nguồn gốc từ Penicillium   Penitrem A P crustosum, P cyclopium, P commune Rộng rãi
      Roquefortine P roqueforti  
    Perennial ryegrass staggers Lolitrems Lolium perenne, Neotyphodium lolii, một loại nấm endophte liên quan đến L. perenne  Úc, New Zealand, Châu Âu, Mỹ
    Hội chứng xuất huyết trên gia cầm Có thể bởi aflatoxins và rubratoxins Có thể do Aspergillus flavus, A clavatus, Penicillium purpurogenum, Alternaria sp Mỹ
    Phù phổi, khí phổi thủng 4-Ipomeanol Fusarium solani Mỹ
    Phù phổi trên heo Fumonisin B1 and Fumonisin B2 Fusarium verticilloides Mỹ, Nam Phi
    Hội chứng Slobbers Slaframine (và swainsonine) Rhizoctonia leguminicola Mỹ
    Stachybotryotoxicosis Nhóm Macrocyclic trichothecenes (satratocxin, roridin, verrucarin) Stachybotrys atra (S alternans) Đông Nam Âu, Liên Xô cũ
    Ngộ độc cỏ ba lá Dicumarol Penicillium spp, Mucor spp, Aspergillus spp Nam Mỹ
    Hội chứng tremorgen ataxia Penitrems, verruculogen, paxilline, fumitremorgens, aflatrems, roquefortine Penicillium crustosum, P puberulum, P verruculosum, P roqueforti, Aspergillus flavus, A fumigatus, A clavatus, and others Mỹ, Nam Phi, và có thể rộng khắp các nước khác

     

    Cách quản lý khi nghi ngờ thức ăn hoặc nguyên liệu bị nhiễm Mycotoxin

     

    Khi có nghi ngờ thức ăn hoặc nguyên liệu bị nhiễm mycotoxin, có thể thực hiện các biện pháp khắc phục như sau: 

     

    (1) Thay đổi thức ăn, ngay cả khi không xác định được một loại mycotoxin cụ thể. 

     

    (2) Kiểm tra kỹ lưỡng các thiết bị lưu trữ, thiết bị trộn, và kiểm tra thức ăn, nguyên liệu xem có bị đóng bánh, nhiễm nấm mốc hoặc có mùi nấm mốc không. 

     

    (3) Loại bỏ thức ăn bị nhiễm, vệ sinh thiết bị và khử trùng bằng hypochlorite (chất tẩy giặt) để giảm sự nhiễm nấm. 

     

    (4) Phân tích độc tố nấm mốc. 

     

    (5) Sử dụng xét nghiệm đếm số lượng bào tử hoặc nuôi cấy nấm khi nghi ngờ loại mycotoxin nào đó. 

     

    (6) Nếu điều kiện bảo quản hoặc độ ẩm của ngũ cốc không được tốt, nên sử dụng chất ức chế nấm mốc để làm giảm hoặc trì hoãn sự phát triển của nấm mốc. Nên lưu ý rằng, các chất ức chế nấm mốc không phá hủy được các độc tố đã được tạo thành từ trước. 

     

    (7) Sử dụng chất hấp phụ độc tố nấm mốc nếu phù hợp với độc tố nghi ngờ.

     

    (8) Lưu mẫu đại diện cho mỗi khẩu phần ăn cho đến khi thú đã tiêu thụ thức ăn đó được hơn một tháng. 

     

    (9) Lấy mẫu đại diện của thức ăn nghi nhiễm mycotoxin bằng cách nghiền thức ăn sau đó trộn đều và lưu lại khoảng 4.5 kg mẫu để phân tích. 

     

    Ngoài ra cần lấy mẫu thăm dò các ngũ cốc đã được trộn gần đây trong các thiết bị chứa. Lấy mẫu tại 5 vị trí của mỗi thiết bị chứa, mỗi vị trí sâu khoảng 1.8 m. Mẫu đông lạnh hoặc mẫu khô được đựng trong túi giấy (không sử dụng túi nhựa) và gửi đi phân tích. Ưu tiên đựng mẫu khô trong túi giấy hơn để ngăn chặn sự ngưng tụ hơi nước trong quá trình vận chuyển và bảo quản. Các mẫu nên được sấy khô ở nhiệt độ 80-90oC trong khoảng 3 giờ để giảm độ ẩm còn 12-13%.  Khi thực hiện các xét ngiệm nấm mốc, nên sấy mẫu ở nhiệt độ 60oC trong 6-12 giờ để bảo toàn hoạt động của nấm. 

     

    Chất hấp phụ mycotoxin

     

    Nghiên cứu về sự hấp phụ mycotoxin trong thức ăn là một lĩnh vực nghiên cứu rất có ích. Chất phụ gia aluminosilicate hấp phụ hiệu quả độc tố aflatoxin. Các mycotoxin trichothecene, bao gồm cả deoxynivalenol, không dễ bị hấp phụ bởi các chất phụ gia thông thường. Chất hấp phụ aluminosilicate có tác dụng hiệu quả đối với aflatoxin nhưng lại có hiệu quả hạn chế hoặc không hiệu quả đối với trichothecenes. Sodium bentonite là chất hấp phụ aflatoxin hiệu quả trên bò và gia cầm nhưng lại không có hiệu quả đối với trichothecenes và zearalenone. Chất hấp phụ glucomannan cao phân tử (GM) có lợi cho sự trăng trưởng và tiêu thụ thức ăn của gia cầm được cho ăn thức ăn có nồng độ của aflatoxin, orchratoxin, T-2 toxin và zearalenone thấp. Bổ sung GM vào khẩu phần bị nhiễm Furarium đã giúp giảm số heo con chết lưu so với khẩu phần đối chứng. Hiệu quả hấp phụ của GM trên động vật nhai lại thay đổi giữa các nghiên cứu khác nhau. Cholestyramine là chất kết dính hiệu quả đối với fumonisin và zearalenone trong thí nghiệm in vitro và đối với fumonisin trong các thí nghiệm trên vật nuôi, nhưng đáp ứng trên bò vẫn chưa được xác định. Mặc nhiều chất hấp phụ được phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi ở nhiều quốc gia, nhưng không có chất nào được FDA chấp thuận ở Mỹ. 

     

    Nguồn: Merck Manual 

    Biên dịch: Ecovet Team

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.