Thị trường trong nước
Cơ cấu sản phẩm thịt hơi của Việt Nam năm 2022 như sau: thịt lợn 62,4%; thịt gia cầm 28,6%; thịt trâu, bò 8,4%, còn lại 0,6% là thịt dê, cừu và thịt khác.
Các tháng đầu năm 2023, giá gà trắng có sự chênh lệch giữa các miền trong cả nước, dao động từ 17.000 -35.000 đồng/kg thịt hơi, giá gà miền Bắc cao hơn miền Trung và miền Nam và tuỳ thời điểm và vùng miền.
Giá bình quân từ đầu năm 2023 đến nay là 25.600 đồng/kg. Giá gà thịt lông trắng giống đến tháng 4 dao động từ 9.000-13.000đồng/con.
Giá gà thịt lông màu nuôi công nghiệp không có chênh lệch giữa các miền. Trong tháng 1/2023, giá duy trì 39.000-43.000 đồng/kg, đến tháng 2 giảm xuống còn 33.000 đồng/kg và tăng lên 38.000 đồng/kg trong tháng 3; sau đó giảm còn 26.000-32.000 đồng/kg trong tháng 4. Giá gà thịt lông màu giống dao động từ 4.000-7.000 đồng/com trong tháng 4 tuỳ thuộc vào loại giống và miền Bắc thường cao hơn miền Nam 1.000 – 2.000 đồng/con.
Giá thịt vịt hơi khu vực Nam Bộ bình quân tháng 3 là 42.100 – 43.900 đ/kg (tăng bình quân 19% tương ứng 6.800 – 7.000 đ/kg); sang tháng 4, giá tăng 7.000-9.000 đồng/kg so với tháng 3. Giá vịt thịt giống một ngày tuổi tăng nhẹ 2.000đ/con tại thời điểm tháng 4 năm 2023.
Trong các tháng đầu năm 2023, giá trứng gà dao động từ 1.750 – 2.200 đồng/quả; trứng vịt 2.200-2.4000 đồng/quả.
Xuất – Nhập khẩu sản phẩm gia cầm
Tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi năm 2022 đạt 3,32 tỷ USD, tăng 0,2% so với năm 2021. Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi ước đạt 409 triệu USD, giảm 7,1%. Cán cân thương mại sản phẩm chăn nuôi thâm hụt 2,92 tỷ USD tăng 1,3%.
Đối với xuất khẩu sản phẩm gia cầm
Năm 2017 đánh dấu bước ngoặt lịch sử khi lần đầu tiên xuất khẩu chính ngạch thịt gà tại Việt Nam sang Nhật Bản. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu gia cầm đạt 18 triệu USD; năm 2020 tăng 2%; năm 2021, thịt gà chế biến xuất khẩu đạt 2.531 tấn, tăng 36,58%. Ngày 25/10/2022, lô hàng gà chế biến đầu tiên của CPV Food với số lượng 33,6 tấn được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Đến nay, Việt Nam đã đàm phán thành công xuất khẩu chính ngạch thịt gà sang Nhật Bản (2017), Hồng Kông (2019) và 5 nước thuộc liên minh kinh tế Á – Âu (năm 2020 gồm: Nga, Belarrus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan).
Năm 2022, Việt Nam xuất khẩu 18,87 nghìn tấn thịt và sản phẩm từ thịt các loại, giá trị 84,6 triệu USD, giảm 3,3% về lượng nhưng tăng 3,62% về giá trị so với năm 2021.
Đối với sản phẩm thịt gia cầm sống xuất khẩu năm 2022, giá trị xuất khẩu thịt gia cầm đã qua giết mổ của Việt Nam đạt gần 3,77 triệu USD, giảm mạnh so với mức 20,7 triệu USD của năm 2021. Xuất khẩu gà giống hướng trứng của Việt Nam là 793.193 con; gà trắng giống là 4.970.889 con.
Trong tháng 2 năm 2023, giá trị xuất khẩu thịt gia cầm đã qua giết mổ của Việt Nam sang các thị trường khác đạt hơn 1,6 triệu USD, gấp đôi so với tháng 1 năm 2023 và vượt 86,5 nghìn USD so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, Hàn Quốc là thịt trường nhập khẩu thịt gia cầm lớn nhất chiếm 28,6% thị phần, Malaysia chiếm 24,8% thị phần, còn lại là Trung Quốc, Hồng Kông… Đối với trứng gia cầm, trong tháng 2/2023, giá trị xuất khẩu đạt hơn 501,5 nghìn USD, cao hơn gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2022. Tổng số lượng gà giống xuất khẩu của Việt Nam 2 tháng đầu năm 2023 đạt 123.320 con gà giống hướng trứng và đạt 896.070 con gà trắng giống.
Đối với nhập khẩu sản phẩm gia cầm
Năm 2022, gà sống nhập khẩu vào Việt Nam dùng để giết mổ là 6.603 tấn thịt, tăng 100,8%; thịt gia cầm qua giết mổ nhập khẩu về Việt Nam là 24.662,1 tấn, tăng 9,6% so với năm 2021. Thị trường Việt Nam nhập khẩu sản phẩm gia cầm chủ yếu là Mỹ (41,5%), Brasil (22,1%), Hàn Quốc (18,1%), Ba Lan (11,6%).
Trong tháng 02/2023, Hàn Quốc là thị trường cung cấp thịt gà lớn nhất cho Việt Nam với lượng nhập khẩu đạt hơn 6 nghìn tấn và trị giá đạt hơn 7,6 triệu USD, tăng 136,9% về lượng và tăng 127,9% về trị giá so với tháng trước. Lũy kế hai tháng đầu năm 2023, nhập khẩu thịt gà từ thị trường Hàn Quốc đạt 8,5 nghìn tấn, trị giá đạt gần 11 triệu USD, giảm 24,2% về lượng và giảm 21,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Đứng thứ 2 là thị trường Hoa Kỳ, với lượng nhập khẩu thịt gà đạt hơn 4,2 nghìn tấn, trị giá đạt hơn 4,2 triệu USD, giảm 34,4% về lượng và giảm 36,5% về trị giá so với tháng trước. Lũy kế hai tháng đầu năm 2023, nhập khẩu thịt gà từ thị trường Hoa Kỳ đạt 10,6 nghìn tấn, trị giá đạt hơn 10,9 triệu USD, giảm 55,5% về lượng và giảm 57,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Đứng thứ 3 là thị trường Brazil, với lượng nhập khẩu đạt gần 4,5 nghìn tấn và trị giá đạt hơn 3,8 triệu USD, tăng 92,4% về lượng và tăng 53,3% về trị giá so với tháng trước. Lũy kế hai tháng đầu năm 2023, nhập khẩu thịt gà từ thị trường Brazil đạt 6,8 nghìn tấn, trị giá đạt hơn 6,3 triệu USD, giảm 25,9% về lượng và giảm 37,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Ba Lan đứng thứ 4, với lượng nhập khẩu đạt hơn 976 tấn, trị giá đạt hơn 1,3 triệu USD, tăng 9,9% về lượng và tăng 29,4% trị giá so với tháng trước. Lũy kế hai tháng đầu năm 2023, nhập khẩu thịt gà từ thị trường Ba Lan đạt 1,8 nghìn tấn, trị giá đạt hơn 2,3 triệu USD, giảm 60,0% về lượng và giảm 60,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Sang tháng 3/2023, các thị trường xuất khẩu thịt gà lớn nhất sang Việt Nam là Mỹ (chiếm tỷ trọng 34,0%), Hàn Quốc (29,2%), Brazil (22,7%), Ba Lan (5,2%), Nga (2,2%), các thị trường khác chiếm 6,8%. Các thị trường xuất khẩu gà giống (gà trắng giống, gà màu giống và gà giống hướng trứng) lớn nhất sang Việt Nam trong tháng 3/2023 là Anh (47,0%), Mỹ (23,6%), Pháp (13,2%), Malaysia (8,5%), Đan Mạch (7,1%), các thị trường khác chỉ chiếm 0,6%.
Trích: Báo cáo của Cục Chăn nuôi ngày 27/4/2023
- gia cầm li>
- giá sản phẩm gia cầm li>
- tổng quan ngành gia cầm li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất