Tổng quan về sản xuất thức ăn chăn nuôi toàn cầu năm 2019 - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Tổng quan về sản xuất thức ăn chăn nuôi toàn cầu năm 2019

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Tổng sản lượng TĂCN (thức ăn chăn nuôi) toàn cầu năm 2019 là 1.126 triệu tấn. Đây là năm thứ tư liên tiếp toàn cầu đã sản xuất trên một tỷ tấn/năm. Nhưng so với 2018, sản lượng thức ăn đã giảm 1,07% và là lần đầu tiên gảm sau 9 năm tăng liên tục. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của Dịch tả heo châu Phi, ngoài ra còn do sản lượng TĂCN năm 2019 giảm tại một số nước thuộc khu vực châu Á-TBD.

     

    Đây là công bố mới nhất của Tập doàn ALLTECH tại Hội thảo bàn tròn lần thứ 9: “2020 GLOBAL FEED SURVEY” được tổ chức ngày 29-1-2020 tại trụ sở của Tập đoàn ở Bang Kentucky, Mỹ dựa trên kết quả khảo sát trên 30.000 nhà máy sản xuất thức ăn cua 145 nước trên khắp thế giới vào cuối quý IV năm 2019 do các đại diện của tập đoàn Alltech tại các nước thực hiện và có sự thâm gia cung cấp thông tin từ các Hiệp hội sản xuất TĂCN các nước.

    Sản lượng TĂCN sản xuất

     

    Bảng 1. Sản lượng TĂCN theo từng khu vực (triệu tấn)

    Khu vực

    Năm 2018

    Năm 2019

    % tăng. giảm

    Châu Phi

    40,7

    43,7

    7,5

    Châu Á-TBD

    384,5

    363,2

    -5,5

    Châu Âu

    278,8

    279,2

    0,2

    Mỹ Latinh

    164,3

    167,9

    2,2

    Trung Đông

    27,6

    26,0

    -5,8

    Bắc Mỹ

    232,2

    236,0

    1,6

    Đại Tây dương

    10,7

    10,5

    -1,3

    Tổng số

    1.138,2

    1.126,5

    1,07

                                                                                                                      Nguồn: Alltech

     

    Nhóm 9 nước đứng đầu thế giới về sản xuất TĂCN năm 2019 vẫn là: Mỹ, Trung Quốc, Brazil, Nga, Ấn Độ, Mexico, Tây Ban Nha, Nhật Bản và Đức. TOP 9 này đã sản xuất trên 58% lượng TĂCN toàn cầu và chiếm trên 57% số lượng nhà máy TĂCN toàn thế giới.

        

    Kết quả khảo sát từng khu vực cho thấy:

     

    * Bắc Mỹ: Hoa Kỳ là quốc gia sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất toàn cầu với ước tính khoảng 214 triệu tấn , trong đó: TĂCN cho bò thịt 61,09 triệu tấn , gà thịt 48,525 triệu tấn  và lợn 44,86 triệu tấn là những vật nuôi chủ yếu. Sản xuất TĂCN ở khu vực Bắc Mỹ đã tăng trưởng ổn định 1,6% so với năm ngoái. Canada đã sản xuất 21,6 triệu tấn, trong đó: cho lợn 8,23 triệu tấn, gà thịt 3,25 triệu tấn  và bò sữa 4,2 triệu tấn,  đây là những vật nuôi chủ yếu ở nước này.

         

    * Mỹ Latinh: Khu vực Mỹ Latinh sản xuất TĂCN đạt 167,9 triệu tấn, tăng  2,2%.  Brazil vẫn dẫn đầu về sản xuất thức ăn trong khu vực và thứ ba trên toàn cầu, sản xuất thức ăn cho 2 vật nuôi  chủ yếu là gà thịt 32,1 triệu tấn và lợn 17,0 triệu tấn. Brazil, Mexico và Argentina tiếp tục sản xuất phần lớn thức ăn ở Mỹ La tinh với 76% sản lượng thức ăn trong khu vực.

     

    * Châu Âu: Sản xuất TĂCN ở châu Âu vẫn duy trì ổn định như các năm trước. 2019 có mức tăng nhẹ 0,2% so với năm ngoái. Ba quốc gia sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu ở châu Âu là Nga 40,5 triệu tấn, Tây Ban Nha 34,8 triệu tấn và Đức 25,0 triệu tấn, Sản xuất thức ăn cho lợn vẫn nhiều nhất ở cả 3 nước này. Sản xuất thức ăn cho động vật nhai lại bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì cả số lượng bò sữa và bò thịt đều giảm lần lượt 4% và 3% nhưng đã được bù đắp bởi sự tăng trưởng mạnh mẽ của sản lượng thức ăn cho thủy sản (7%) và cho gà đẻ trứng (3%).

     

    *Châu Á-Thái Bình Dương: Sản lượng thức ăn ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã ​​giảm 5,5% trong năm 2019, chủ yếu do do ảnh hưởng của Dịch tả  lợn châu Phi và sự sụt giảm lớn trong sản xuất thức ăn cho lợn. Sản lượng thức ăn của Trung Quốc giảm gần 20 triệu tấn, tổng sản lượng xuống còn 167,9 tiệu tấn. Vì thế Truhg Quốc  từ quốc gia sản xuất thức ăn chăn nuôi số một thế giới các măm trước, năm qua đã tụt xuống thứ hai sau Mỹ. Ấn Độ và Nhật Bản vẫn nằm trong TOP 9 nước sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu, với sản lượng tương tự như năm 2018. Sản lượng TĂCN tương ứng của 2 quốc gia này là 39,0 triệu tấn và 25,3 triệu tấn,  Sản lượng TĂCN của Việt Nam giảm 7% trong năm 2019.

     

    *Châu Phi: Châu Phi tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ với mức tăng 7,5% trong tổng sản lượng TĂCN sản xuất.  Tất cả các loại vật nuôi chính ở châu lục này đều có sự tăng trưởng tích cực. Năm quốc gia sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu trong khu vực chiếm 75% sản lượng thức ăn của châu Phi, đó là Nam Phi, Ai Cập, Nigeria, Morocco và Algeria. Các loaị vật nuôi chính của khu vực bao gồm gà thịt, gà trứng, bò sữa, và gia súc kết hợp lấy thịt – lấy sữa, chúng tiêu thụ gần một nửa sản lượng thức ăn trong khu vực.

     

    1. Về chủng loại thức ăn: TĂCN cho gia cầm lấy thịt chiếm 28%, lợn 24%, gia cầm lấy trứng 14%, bò sữa 12%, bò thịt 10%, thủy sản 4%, thú cảnh 2% và vật nuôi khác 6%.

     

    Bảng 2: Sản lượng TĂCN theo từng chủng loại vật nuôi (triệu tấn)

    Loại vật nuôi

    2018

    2019

    % tăng giảm

    Lợn

    292,3

    260,7

    -11

    Bò sữa

    130,1

    129,8

    0,2

    Bò thịt

    114,1

    115,4

    1

    Gia cầm lấy trứng

    151.3

    157,5

    4

    Gia cầm lấy thịt

    297,7

    306,3

    3

    Thủy sản

    39,4

    41,0

    4

    Thú cảnh

    26,6

    27,6

    4

                                                                                             Nguồn: Alltech

     

    Kết quả khảo sát chi tiết TĂCN cho những vật nuôi chủ yếu cho thấy:

     

    * Sản xuất thức ăn cho lợn bị ảnh hưởng rất nhiều bởi Dịch tả lợn châu Phi (ASF), với mức giảm 11%. Khu vực sản xuất chính cho thức ăn chăn nuôi lợn vẫn là châu Á-Thái Bình Dương có mức giảm lớn nhất (-26%), riêng Trung Quốc (-35%), Campuchia (-22%), Việt Nam (-21%) và Thái Lan (-16%)  do ảnh hưởng nặng nề của ASF. Châu Âu, Bắc Mỹ và Mỹ Latinh vẫn tương đối ổn định so với năm ngoái. Trong khi Châu Phi là một khu vực nuôi lợn chưa nhiều và thức ăn cho lợn đã có mức tăng cao là 29%.  

    *Sản xuất thức ăn cho gia cầm: châu Á-Thái Bình Dương là khu vực dẫn đầu toàn cầu về cả thức ăn cho gia cầm lấy thịt (115,2 triệu tấn) và thức ăn cho gia cầm lấy trứng (73,1 triệu tấn). Ở khu vực Mỹ Latinh,  sản lượng thức ăn cho gia cầm lấy thịt tới 60,8 triệu tấn. trong đó Brazil dẫn đầu khu vực với 32,1 triệu tấn; tiếp theo là Mexico với 10,5 triệu tấn. Sản lượng thức ăn cho gà đẻ trứng của Mexico tăng 11% lên 7,05 triệu tấn và vượt qua Brazil. Nga dẫn đầu châu Âu với sản lượng thức ăn cho gia cầm lấy thịt (10,86 triệu tấn) trong tổng số 56,3 triệu tấn thức ăn cho gia cầm lấy thịt toàn châu Âu và 5,3 triệu tấn trong tổng số 33,5 triệu tấn thức ăn cho gia cầm đẻ trứng. Ở Bắc Mỹ thì riêng Mỹ chiếm 94% lượng thức ăn cho gà thịt với 48,5 triệu tấn còn thức ăn cho gà đẻ trứng thì Canada dẫn đầu với sản lượng thức ăn là 460.000 tấn. 

       

    *Sản xuất thức ăn cho bò sữa: Châu Âu dẫn đầu sản xuất thức ăn cho bò sữa (34%), tiếp đến là Bắc Mỹ (21,8%), châu Á-Thái Bình Dương (17,6%) và Mỹ Latinh (15,3%). Các quốc gia sản xuất thức ăn chăn nuôi bò sữa hàng đầu khu vực châu Âu là Thổ Nhĩ Kỳ (6,5 triệu tấn), Đức (5,2 triệu tấn), Nga (4.2 triệu tấn), Anh (3,8 triệu tấn), Pháp (3,4 triệu tấn), Hà Lan (3,3 triệu tấn) và Tây Ban Nha (3.2 triệu tấn).

     

    *Sản xuất thức ăn cho bò thịt: Bắc Mỹ tiếp tục dẫn đầu toàn cầu về sản xuất thức ăn bò thịt (62,3 triệu tấn), tiếp theo là châu Âu (21,9 triệu tấn) và Mỹ La tinh (13,9 triệu tấn

         

    *Sản xuất thức ăn thủy sản: Sản xuất thức ăn cho nuôi trồng thủy sản năm 2019 đã tăng trưởng 4% so với năm ngoái. Về sản lượng, châu Á-Thái Bình Dương tăng trưởng mạnh nhất thêm 1,5 triệu tấn. Những nước đóng góp chính là Trung Quốc, Việt Nam và Bangladesh. Sự sụt giảm của châu Âu phần lớn là do sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Nga giảm, chủ yếu là do sự gia tăng nhập khẩu.

         

    *Sản xuất thức ăn cho thú cảnh: có mức tăng trưởng 4%, tăng nhiều ở  khu vực châu Á-Thái Bình Dương (10%), châu Âu (3%) và Mỹ Latinh (6%). Theo quốc gia, sự gia tăng chủ yếu ở Trung Quốc, Indonesia, Bồ Đào Nha, Hungary, Ecuador và Argentina ./. 

     

    Tài liệu tham khảo:  Alltech 2020 Global Feed Survey

                        

    TS Đoàn Xuân Trúc

    Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Nguyễn Mạnh
  • Bài viết đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích! Nếu bạn đang tìm kiếm thêm nguồn cung cấp bột đá, đá hạt, vôi bột và bột dolomite chất lượng cao cho các ngành sản xuất, hãy ghé thăm bột đá đá hạt dolomite vôi bột . Chúng tôi tự hào mang đến sản phẩm với tiêu chuẩn nghiêm ngặt, giá cả cạnh tranh và giao hàng nhanh chóng. Rất hân hạnh được hợp tác cùng bạn!

  • Đỗ Đại Trùng Dương
  • Tôi muốn liên kết.

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.