Thông qua các đề án truy xuất nguồn gốc thịt heo và thịt, trứng gia cầm, TP HCM từng bước kiểm soát chất lượng nguồn thực phẩm tiêu thụ trên địa bàn, tăng tiện ích cho người dân.
Từ ngày 1-9, trứng gà tiêu thụ trên địa bàn TP HCM được kiểm soát chặt chẽ từ con giống, thức ăn, quy trình chăn nuôi, tiêm phòng đến cơ sở xử lý/đóng gói… Người tiêu dùng có thể đọc được tất cả thông tin này chỉ bằng một cái chạm tay trên điện thoại thông minh.
Nhiều doanh nghiệp tham gia
Từ sáng 31-8, trứng gà được dán tem truy xuất nguồn gốc đã có mặt tại các điểm bán hàng bình ổn và nhiều điểm phân phối sỉ/lẻ trên địa bàn TP HCM với giá bằng trứng bình ổn. Như vậy, TP HCM đã chính thức mở rộng áp dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm khác, ngoài thịt heo.
Công nhân Công ty Ba Huân xử lý trứng trước khi đóng gói
Để chuẩn bị cho trứng gà dán tem truy xuất ra thị trường, các doanh nghiệp (DN) đã tích cực hợp tác tham gia đề án. Trong 2 ngày 30 và 31-8, đoàn kiểm tra do Sở Công Thương TP HCM chủ trì đã khảo sát một số đơn vị để nắm tình hình và triển khai các khâu thực hiện.
Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP HCM, cho biết theo kế hoạch, TP sẽ áp dụng truy xuất nguồn gốc thịt, trứng gia cầm từ ngày 1-9. Tuy nhiên, để bảo đảm việc thực hiện mang lại hiệu quả cao nhất, TP HCM ưu tiên truy xuất nguồn gốc mặt hàng trứng trước, thịt gia cầm sẽ lùi lại thực hiện từ ngày 1-10. Đến nay, Sở Công Thương đã nhận được hồ sơ đăng ký tham gia đề án truy xuất nguồn gốc thịt, trứng gia cầm của hơn 20 DN tại TP HCM và các tỉnh. Hơn 1.749 điểm bán thịt, trứng gia cầm trên địa bàn TP HCM đã đăng ký tham gia đề án. Sở vẫn tiếp tục nhận hồ sơ đăng ký tham gia đề án.
Theo ông Hòa, so với thịt heo, việc truy xuất nguồn gốc thịt, trứng gia cầm thuận lợi và đơn giản hơn. Bởi lẽ, gia cầm được nuôi, giết mổ tập trung tại các DN lớn đã và đang thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP. Việc truy xuất sẽ thực hiện theo từng lô thịt, trứng chứ không theo từng con như heo.
Bên cạnh đó, các DN cung ứng trứng lớn cho TP HCM đều đang tham gia chương trình bình ổn thị trường, đã áp dụng hệ thống quản lý nội bộ từ trước nên rất chủ động phối hợp thực hiện đề án. Chẳng hạn, 2 công ty Ba Huân, Vĩnh Thành Đạt – đang cung ứng ra thị trường khoảng 1,5 – 1,7 triệu quả trứng/ngày – đã áp dụng quy trình chăn nuôi khép kín từ nhiều năm trước nên việc tham gia đề án truy xuất rất thuận lợi.
Bà Phạm Thị Huân, Giám đốc Công ty TNHH Ba Huân, cho biết với đề án này, DN chỉ tốn thêm chi phí mua tem dán lên sản phẩm. Trong khi đó, DN được lợi lớn là có cơ hội tuyên truyền cho người tiêu dùng về quy trình kiểm soát, chất lượng sản phẩm, làm tăng uy tín thương hiệu.
Kiểm soát thịt heo: Vẫn rối
Mở rộng truy xuất nguồn gốc mặt hàng thực phẩm khác liệu có quá vội vàng không, khi việc truy xuất thịt heo vẫn đang ì ạch, có nguy cơ không đạt được mục tiêu? Ông Nguyễn Ngọc Hòa cho hay truy xuất nguồn gốc thịt heo và thịt, trứng gia cầm là 2 đề án riêng. Mục tiêu của TP HCM là từng bước kiểm soát chất lượng nguồn thực phẩm tiêu thụ trên địa bàn, tăng tiện ích cho người dân TP.
Đề án truy xuất nguồn gốc thịt heo đang vướng một phần là do thiếu sự phối hợp của các bên liên quan. Sở Công Thương TP HCM đã có văn bản kiến nghị UBND TP chỉ đạo quyết liệt hơn để siết chặt việc quản lý, kiểm soát, xử lý thịt heo không thực hiện truy xuất nguồn gốc về chợ đầu mối.
Đúng 1 tháng sau khi TP HCM bắt buộc thịt heo vào TP phải truy xuất được nguồn gốc, số heo đưa về 2 chợ đầu mối Bình Điền và Hóc Môn đáp ứng quy định này không những không tăng mà còn có xu hướng giảm dần. Mặc dù UBND TP HCM đã nhiều lần nhắc nhở, yêu cầu các sở, ngành tăng cường kiểm soát, áp dụng các biện pháp chốt chặn, lập biên bản xe chở heo không có đeo vòng truy xuất… nhưng nhiều xe từ miền Tây (nhiều nhất là Long An) về TP vẫn phớt lờ quy định.
Hiện nay, chỉ khoảng 20% heo về chợ đầu mối Bình Điền có đeo vòng nhưng tỉ lệ không nhỏ trong đó là để đối phó, không có thông tin truy xuất. Trong khi đó, gần 100% thịt heo về chợ đầu mối Hóc Môn đã đeo vòng và có đầy đủ thông tin truy xuất.
Do còn vướng ở khâu thực hiện tại chợ đầu mối nên đến nay, TP HCM chưa thể triển khai truy xuất nguồn gốc thịt heo đến chợ lẻ.
Chủ động kiểm soát ở chợ đầu mối
Theo các chuyên gia thị trường, các chủ thể – gồm trại nuôi, cơ sở giết mổ, điểm bán sỉ – cố tình chây ì, không tuân thủ quy định bắt nguồn từ thực trạng TP HCM phụ thuộc vào nguồn cung thịt heo ở các tỉnh, thành nên rất bị động. TP HCM không thể dùng biện pháp hành chính buộc các tỉnh, thành phối hợp thực hiện đề án nhưng hoàn toàn có thể chủ động kiểm soát chặt nguồn thịt heo nhập về chợ đầu mối, từ đó nâng tỉ lệ thịt heo có truy xuất nguồn gốc lên. Ban Quản lý chợ đầu mối Hóc Môn đã phối hợp cùng các cơ quan chức năng tại chợ thực hiện tốt việc này, Ban Quản lý chợ đầu mối Bình Điền cũng có thể làm như vậy.
Thanh Nhân
Nguồn: Báo Người Lao Động
- dán tem cho trứng li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất