[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Với 100 năm hoạt động trong lĩnh vực công – nông nghiệp và chế biến thực phẩm tại Thái Lan và gần 30 năm tại Việt Nam, Tập đoàn C.P đã khẳng định thương hiệu và chất lượng với quy trình sản xuất theo chuỗi 3F (Feed – Thức ăn chăn nuôi, Farm – Trang trại và Food – Thực phẩm). Trong quy trình đó, một yếu tố cực kỳ quan trọng đảm bảo chất lượng dinh dưỡng của thực phẩm chính là yếu tố con giống. Vậy C.P Việt Nam đã làm tốt yếu tố đó như thế nào? Hãy cùng tìm câu trả lời bằng việc khám phá Trại heo giống Lạc Thủy – một trong những trang trại kiểu mẫu hiện đại của C.P Việt Nam.
Trang trại chăn nuôi “xanh”
Trại heo Lạc Thủy tọa lạc tại xã Hưng Thi, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình có diện tích lên đến 100 héc-ta. Trang trại được thiết kế tách biệt, đáp ứng quy định về an toàn sinh học, giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh, cách xa khu dân cư trên 5km… Đặc biệt, trang trại dành tới 65 héc-ta trên tổng diện tích để trồng rừng nhằm đảm bảo tốt nhất các quy định về bảo vệ môi trường và định hướng phát triển trang trại “xanh” của doanh nghiệp.
Trang trại heo Lạc Thủy nhìn từ trên cao xuống.
Trại heo giống Lạc Thủy nhập giống heo với gen nổi trội, đảm bảo đàn heo con thừa hưởng được hình dáng đẹp, đẻ nhiều con, khung xương to, khỏe mạnh và phát triển nhanh. Hiện, trại đang chăm sóc 2.400 heo nái cấp độ giống cụ kỵ (GGP), mỗi năm xuất chuồng khoảng 70.000 heo con cai sữa; 18.000 heo hậu bị, mỗi năm xuất chuồng khoảng 43.000 heo giống. Toàn bộ heo được nuôi trong khu nhà có hệ thống làm mát bằng hơi nước, hoàn toàn khép kín và tự động.
Anh Nguyễn Văn Mạnh – Trưởng phòng phụ trách trang trại cho biết: “Công ty đã ban hành quy trình chuẩn để chăm sóc đàn heo và có các máy móc, công nghệ tiên tiến hỗ trợ. Do đó, sổ lượng nhân viên để chăm sóc, nuôi dưỡng đàn heo cả chục nghìn con như vậy chỉ khoảng 70 người thường xuyên làm việc và chăm sóc trại.
Trang trại được xây dựng tách biệt với khu vực bên ngoài.
Trang trại chăn nuôi 4.0
Bên cạnh các công nghệ tiên tiến được áp dụng như: Công nghệ kiểm soát nhiệt độ, không khí và độ ẩm trong trại theo từng giai đoạn khác nhau… Trại heo Lạc Thủy còn là trang trại đầu tiên tại miền Bắc triển khai hệ thống cho ăn tự động đến từng con heo. Cùng với đó là công nghệ giúp bảo hộ dịch bệnh khi nuôi trong chuồng trại kín. Trang trại cũng áp dụng công nghệ tự động với hệ thống làm mát bằng quạt hút gió và hơi nước, giúp kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm trong chuồng; đồng thời tiếng nước chảy từ hệ thống làm mát cũng giúp cho heo trở nên thoải mái hơn theo tiêu chuẩn phúc lợi động vật của Tổ chức Thú y thế giới.
Bên trong trang trại heo Lạc Thủy.
Ngoài ra, trại heo Lạc Thủy còn áp dụng phần mềm Pigpro sử dụng công nghệ Bigdata trong hệ thống trang trại thông minh, cán bộ công nhân viên tại đây có thể thu thập đầy đủ và chính xác các dữ liệu về số lượng, heo phối, heo đẻ, heo cai sữa, cám, thuốc, vắc xin…. Tất cả dữ liệu được chuyển về công ty phân tích theo dõi, giám sát quản lý trang trại đạt hiệu quả tối đa, nâng cao năng suất của trại.
Quy trình chuẩn, hiệu quả cao
Tại Trại heo Lạc Thủy, các quy định về tiếp nhận, phân loại, chăm sóc heo được chuẩn hóa cụ thể từng bước, mang lại hiệu quả cao.
Heo cai sữa tại trang trại.
Theo đó, với đàn heo cụ kỵ, trước khi được nhập về trang trại heo phải được làm đầy đủ các xét nghiệm theo quy trình công ty đưa ra. Sau khi đạt tiêu chuẩn bước đầu, heo nhập về được nuôi 1 tháng tại chuồng cách ly số 1. Tại đây heo được theo dõi và chăm sóc đặc biệt để tránh rủi ro về dịch bệnh, sau đó lấy mẫu máu làm các xét nghiệm, khi nào đạt yêu cầu mới được chuyển heo qua chuồng cách ly số 2.
Tại chuồng cách ly số 2 heo được nuôi dưỡng, chăm sóc và làm đầy đủ quy trình vắc-xin của công ty. Sau khi đạt độ sinh trưởng về thể vóc và tính dục, heo được chuyển qua chuồng bầu chuẩn bị cho quá trình phối giống.
Tại chuồng bầu heo sẽ được phối giống, vệ sinh chăm sóc theo dõi cẩn thận, sau khi phối giống được 35 ngày chuyển heo qua chuồng nuôi Phúc lợi động vật (Animal Welfare) đến khi mang bầu được 104 ngày sẽ chuyển heo qua chuồng đẻ.
Tại chuồng đẻ chăm sóc heo bầu chờ đẻ, đỡ đẻ, làm ngoại khoa, chăm sóc heo con theo mẹ, cai sữa heo con chuyển qua trại hậu bị nuôi tiếp, heo mẹ chuyển về chuồng bầu phối giống.
Bài và ảnh: Dương Thị Phương
Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam và Ban lãnh đạo đến thăm trang trại heo Lạc Thủy.
Trang trại heo Lạc Thủy tự hào là một trong những trang trại được thừa hưởng thành quả trong hơn một phần tư thế kỷ tiên phong trong lĩnh vực sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và phát triển con giống của C.P tại Việt Nam. Tiếp nối truyền thống đáng tự hào của ngành heo giống của C.P tại Việt Nam, trang trại sẽ tiếp tục xây dựng và phát triển, trở thành một “Hạt nhân” quan trọng trong việc phát triển ngành heo giống của C.P Việt Nam tại miền Bắc nói riêng và cả nước nói chung.
11 Comments
Để lại comment của bạn
- Nghị định 73/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi
- Anh nông dân miền núi để dành được 30 triệu đồng mỗi tháng nhờ nuôi lợn
- Vĩnh Phúc đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Chăn nuôi
- Thức ăn gia súc nhập khẩu từ thị trường Achentina tăng 182%
- Triển khai mô hình sản xuất gà giống chất lượng cao
- Bắc Giang: Gắn chăn nuôi với thị trường tiêu thụ
- Brazil sẽ đầu tư 100 triệu USD cho nhà máy chế biến thịt bò ở Việt Nam
- Người dân sử dụng đất chăn nuôi tập trung theo Luật Đất đai 2024 cần lưu ý điều gì?
- EW Nutrition mở rộng danh mục sản phẩm chăm sóc sức khỏe đường ruột với thương vụ mua lại mới
- Dabaco khánh thành Nhà máy vắc xin DACOVET và chính thức thương mại hóa vắc xin ASF tại Việt Nam
Tin mới nhất
T3,01/04/2025
- Nông sản Việt nhiều cơ hội thâm nhập thị trường Halal
- Cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn của vật nuôi bằng chọn và nhân giống (Kỳ I)
- Nghị định 73/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi
- Anh nông dân miền núi để dành được 30 triệu đồng mỗi tháng nhờ nuôi lợn
- Vĩnh Phúc đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Chăn nuôi
- Thức ăn gia súc nhập khẩu từ thị trường Achentina tăng 182%
- Triển khai mô hình sản xuất gà giống chất lượng cao
- Bắc Giang: Gắn chăn nuôi với thị trường tiêu thụ
- Brazil sẽ đầu tư 100 triệu USD cho nhà máy chế biến thịt bò ở Việt Nam
- Người dân sử dụng đất chăn nuôi tập trung theo Luật Đất đai 2024 cần lưu ý điều gì?
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
0988952608