Trang trại nuôi bò sinh sản, bò thịt công nghệ cao Thông Thuận do Công ty Cổ phần Nông nghiệp sạch Khánh Hòa xây dựng tại xã Khánh Hiệp, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa). Ngoài mục tiêu phát triển kinh tế, trang trại này còn hứa hẹn tạo nhiều việc làm cho người dân khu vực này.
Hàng nghìn con bò chất lượng cao
Trang trại được đặt ở thôn Hòn Lay, khu vực này còn khá vắng vẻ và đời sống của người dân còn nhiều khó khăn. Trên diện tích rộng hơn 162ha tương đối bằng phẳng, có đến hơn 157ha đã được trồng cỏ voi và bắp dùng làm thức ăn cho bò.
Trang trại bò Thông Thuận.
Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng đàn bò trên địa bàn tỉnh hiện nay xấp xỉ 90.000 con. Hầu hết hoạt động chăn nuôi bò vẫn đang ở mức độ nhỏ lẻ, chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Dự án chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt công nghệ cao Thông Thuận phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh tại “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng theo hướng bền vững”. Đề án này khuyến khích phát triển đàn bò thịt theo hình thức trang trại gắn với phát triển trồng cỏ để đảm bảo nguồn thức ăn; ưu tiên đầu tư cho công tác cải tạo giống để nâng cao thể trạng, chất lượng đàn bò, góp phần hoàn thành mục tiêu đến năm 2020 phát triển lên 110.000 con trên toàn tỉnh.
Theo chủ đầu tư, hệ thống đồng cỏ đảm bảo cho việc cung cấp đầy đủ thức ăn hàng ngày cho đàn bò thịt và bò giống của trang trại. Ngoài ra, để bổ sung lượng thức ăn thô xanh giàu chất dinh dưỡng cho bò, tại đây còn trồng thêm bắp. Hầu hết lượng phân bò được xử lý rồi bón lại cho đồng cỏ. Khu vực chuồng trại rộng 5.000m2. Toàn bộ hệ thống chuồng trại được lắp đặt các thiết bị, máy móc hiện đại nhằm đáp ứng tốt nhất sự sinh trưởng, phát triển của đàn bò; đồng thời tạo sự an toàn và thuận tiện cho người chăn nuôi trong việc quản lý, chăm sóc bò. Nơi đây còn có khu vực dành cho bò sinh sản được xây dựng chuyên biệt.
Sau hơn 8 tháng đi vào hoạt động, trang trại đang có 1.100 con bò nhiều lứa tuổi, trong đó có 700 con bò sinh sản, số còn lại là bò cái hậu bị và gần 300 con bò thịt. Theo ông Đinh Văn Bình – Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp sạch Khánh Hòa, công ty chú trọng nhập 3 giống bò thịt nổi tiếng và được ưa chuộng trên thế giới. Đó là bò Brahman thuộc giống bò Zebu có nguồn gốc từ Ấn Độ; bò Doughmaster được lai tạo ở Úc – một giống bò chịu hạn rất tốt; cuối cùng là giống bò Angus có nguồn gốc từ vùng cao nguyên Scotland và được nuôi phổ biến ở Hoa Kỳ nhờ đặc tính tăng trưởng nhanh, chất lượng thịt tốt. Định hướng phát triển đàn bò của trang trại đến năm 2020 sẽ đạt công suất 1.000 con bò sinh sản và 2.000 con bò thịt mỗi năm, mỗi con bò thịt đạt trọng lượng 450kg, tương đương với việc đưa ra thị trường 900 tấn bò thịt mỗi năm. Mô hình hoạt động của trang trại là dùng bò sinh sản cho ra đời những con bò giống. Bò cái được giữ lại để phát triển thành bò mẹ, còn những con bò đực được nuôi theo chuỗi bò thịt.
Tạo việc làm cho người dân
Theo ông Nguyễn Văn Đồng – Chủ tịch UBND huyện Khánh Vĩnh, với hơn 50 tỷ đồng đầu tư vào trang trại chăn nuôi bò quy mô lớn nhất tỉnh tính đến thời điểm này, ngoài việc đảm bảo các quy định về chăn nuôi thú y, môi trường, còn góp phần cải thiện kinh tế – xã hội địa phương, đặc biệt là tạo việc làm cũng như sinh kế mới cho người dân khu vực xung quanh.
Ông Bình cho biết, công ty đang xúc tiến với các hộ khu vực lân cận để phối hợp trồng cỏ cung cấp cho trang trại. Công ty cung cấp giống cỏ, quy trình canh tác, làm đất, phân bón và thu mua tận ruộng. Trong đó, có 2 giống cỏ chủ lực là Va06 và Mulato II. Đây là 2 giống cỏ có đặc tính sinh trưởng nhanh, dễ trồng, dễ chăm sóc, 1 lần xuống giống có thể cho thu hoạch mỗi năm 4 lứa cỏ, kéo dài trong 5 – 6 năm mới phải thay gốc. Qua tính toán, mỗi năm, 1ha người dân có thể đạt lợi nhuận 28 triệu đồng từ việc trồng cỏ. Con số này hiệu quả hơn so với trồng lúa, mía… ở khu vực này. Ngoài ra, trang trại đang tạo việc làm thường xuyên cho 80 lao động, hầu hết là đồng bào dân tộc thiểu số địa phương với thu nhập bình quân mỗi tháng hơn 5 triệu đồng/người. “Chúng tôi đang nỗ lực để đạt được mục tiêu chính là tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số và thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế – xã hội địa phương”, ông Đinh Văn Bình nhấn mạnh.
Hồng Đăng
Nguồn: Báo Khánh Hòa
- chăn nuôi công nghệ cao li>
- công nghệ cao li>
- Trang trại nuôi bò li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất