Trâu, bò thịt hơi giảm giá sâu, khiến đồng bào vùng cao Nghệ An vốn lấy chăn nuôi làm thu nhập chính bị ảnh hưởng, trong đó, giống bò Mông sau khi nuôi vỗ béo dù chất lượng tốt vẫn khó tiêu thụ.
- Làm giàu từ nuôi trâu với 75 triệu đồng
- Khấm khá nhờ nuôi trâu ở vùng biên Long An
- Hà Giang: Thành công nhờ nuôi trâu bằng công nghệ ủ lên men thức ăn
Giá bò thịt hơi giảm giá từ nhiều tháng nay khiến người chăn nuôi vỗ béo ở vùng cao Nghệ An không có lãi. Ảnh: Quang An
Các huyện rẻo cao Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong… từ trước đến nay lấy chăn nuôi trâu, bò làm thu nhập chính. Tuy nhiên, khi giá trâu, bò giảm mạnh kéo dài trong nhiều tháng nay đã ảnh hưởng đến đời sống của bà con.
Ông Hùa Bá Ma ở bản Sơn Hà, xã Tà Cạ (Kỳ Sơn) cho hay, cũng như các gia đình người Mông khác trong bản, gia đình ông làm hệ thống chuồng trại chăn nuôi bò nhốt bằng cây gỗ, 3 ngăn, mỗi ngăn nuôi nhốt 1 con bò đực vỗ béo. Như các năm trước, khi giá bò thịt ổn định, mỗi năm xuất bán 4 – 5 con bò vỗ béo, thu lãi cả trăm triệu đồng. Tuy nhiên, từ nhiều tháng nay, giá bò thịt giảm sâu, khó bán, 1 con bò có trọng lượng khoảng trên 3 tạ hơi, trước đây có giá 35 triệu đồng, nhưng nay chỉ còn khoảng 16 – 18 triệu đồng. Vì vậy, gia đình phải kéo dài thời gian nuôi, chờ thị trường tăng giá mới xuất bán.
Giống bò Mông có trọng lượng lớn, thịt nhiều, chất lượng thịt tốt được thị trường ưa chuộng. Ảnh: Xuân Hoàng
“Trong bản có khoảng 60% số hộ chăn nuôi bò vỗ béo, mỗi hộ từ 1 – 3 con, nhiều tháng nay bà con không có nguồn thu, bởi bò thịt giảm giá sâu và không xuất bán được”, ông Hùa Bá Ma chia sẻ.
Xã Nậm Cắn (Kỳ Sơn) có trên 70% dân số là đồng bào dân tộc Mông, nên nuôi bò nhốt vỗ béo ở đây luôn là thế mạnh. Bà con cho biết, thỉnh thoảng mới có người đến mua bò, nhưng giá thấp nên chưa muốn bán, chỉ có những gia đình cần tiền quá mới chấp nhận bán thôi.
Ông Lầu Bá Chày – Chủ tịch UBND xã Nậm Cắn cho biết: Bà con đồng bào Mông có nhiều kinh nghiệm nuôi bò nhốt vỗ béo, vì vậy, hầu hết gia đình người Mông nào trên địa bàn xã cũng có chuồng trại nuôi bò nhốt. Nghề nuôi bò nhốt vỗ béo mang về nguồn thu nhập chính cho bà con ở đây. Tuy nhiên, do lâu nay thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc khó khăn nên bò giảm giá sâu, khó bán, khiến bà con không xuất bán được, đồng nghĩa bà con mất nguồn thu nhập. Song chính quyền địa phương vẫn tuyên truyền, vận động bà con duy trì chăn nuôi bò vỗ béo, chờ cơ hội thị trường tăng giá là có bán. Trước đây không ít gia đình khá lên nhờ nuôi trâu, bò nhốt.
Giá trâu thịt cũng giảm mạnh trong nhiều tháng nay. Ảnh: Quang An
Theo ông Nguyễn Sỹ Sơn – Phó phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kỳ Sơn cho biết, trước đây trâu, bò thịt hơi có giá 80.000 – 90.000 đồng/kg, nhưng nay giảm xuống chỉ còn 60.000 đồng/kg, thành ra 1 con bò thịt có trọng lượng khoảng 4 tạ, trước đây có giá 36 triệu đồng, thì nay chỉ còn 24 triệu đồng. Giá trâu, bò thịt giảm sâu trong nhiều tháng nay đã ảnh hưởng đến đời sống của người dân vùng miền núi vốn lấy chăn nuôi làm thu nhập chính. Bởi vì chăn nuôi trâu, bò là lợi thế của địa phương, nên huyện chỉ đạo các địa phương tuyên truyền, vận động bà con duy trì chăn nuôi trâu, bò, chờ cơ hội thị trường ổn định trở lại. Hiện nay đàn bò của Kỳ Sơn có gần 40.000 con, nhiều nhất ở các xã: Na Ngoi, Mường Lống, Huồi Tụ, Nậm Cắn, Tây Sơn…
Bà con cho biết, bò đực được nuôi khoảng 2 – 3 năm tuổi, tách khỏi đàn, hoặc bà con tìm mua những con bò đực gầy về nhốt riêng, hàng ngày cắt cỏ voi cho bò ăn. Chuồng nuôi nhốt bò làm bằng gỗ, đơn giản nhưng chắc chắn, kín đáo, nên bò nhanh lớn. Bò nuôi nhốt khoảng thời gian 3 – 4 tháng trước khi xuất chuồng. Mỗi con bò khi xuất chuồng đạt từ 3 – 4 tạ hơi. Giống bò của đồng bào Mông khi đã nuôi béo, nhiều thịt, chất lượng thịt cao, nên thương lái đến tận nơi tìm mua.
Với đồng bào Mông ở Nghệ An, hầu hết gia đình nào cũng có hệ thống chuồng trại để nuôi nhốt bò vỗ béo. Ảnh: Xuân Hoàng
Bò thịt hơi giảm giá là tình trạng chung trên thị trường toàn tỉnh, song với đặc thù của đồng bào các dân tộc vùng cao lấy chăn nuôi bò làm thu nhập chính, thực sự đã ảnh hưởng đến đời sống của bà con, nhất là vào thời điểm chuẩn bị bước vào năm học mới, khi mọi gia đình cần có tiền để mua sách vở, quần áo… cho con em đến trường./.
Xuân Hoàng – Quang An
Nguồn: baonghean.vn
- Làm giàu từ nuôi trâu với 75 triệu đồng
- Khấm khá nhờ nuôi trâu ở vùng biên Long An
- Hà Giang: Thành công nhờ nuôi trâu bằng công nghệ ủ lên men thức ăn
- giá trâu li>
- chăn nuôi trâu bò li> ul>
- Tính ngon miệng rất quan trọng với vật nuôi
- GREENFEED phát triển bền vững từ các thực hành nông nghiệp tuần hoàn
- Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng chăn nuôi dê thịt
- Nuôi bò thịt thâm canh gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
- Bảo vệ: Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập trụ sở mới tại Việt Nam
- Tầm quan trọng của dịch vụ hậu mãi trong việc tối ưu hóa hiệu suất
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
- Những tiến bộ công nghệ cao trong chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam
Tin mới nhất
T4,04/12/2024
- Tính ngon miệng rất quan trọng với vật nuôi
- GREENFEED phát triển bền vững từ các thực hành nông nghiệp tuần hoàn
- Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng chăn nuôi dê thịt
- Nuôi bò thịt thâm canh gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Bảo vệ: Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập trụ sở mới tại Việt Nam
- Tầm quan trọng của dịch vụ hậu mãi trong việc tối ưu hóa hiệu suất
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
- Những tiến bộ công nghệ cao trong chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam
- WHO kêu gọi tăng cường giám sát cúm gia cầm
- Bảo vệ: Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập trụ sở mới tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất