Ở Việt Nam, con trâu có vai trò quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân. Trâu không chỉ là phương tiện phục vụ sản xuất nông nghiệp mà còn là tài sản có giá trị kinh tế của mỗi hộ gia đình. Chính vì sự gắn bó với con trâu, mỗi người nông dân Việt Nam đều có rất nhiều tri thức, kinh nghiệm trong việc chọn giống, chăm sóc, thuần dưỡng và sử dụng con vật này lấy sức kéo trong sản xuất nông nghiệp hoặc làm phương tiện vận chuyển trong đời sống xã hội.
Tri thức dân gian trong lựa chọn trâu
Với người nông dân, trâu là con vật rất quan trọng, gia chủ muốn mua trâu phải nhờ người thợ có kinh nghiệm chọn giúp, để tránh những lỗi phạm, hoặc chọn phải con trâu khó thuần dưỡng. Chọn trâu giống là công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi và thuần dưỡng trâu. Để chọn được những con trâu đủ tiêu chuẩn phục vụ mục đích sinh sản, người chọn trâu không chỉ dựa vào hình dáng, kích thước, thông qua da mỏng, lông mượt, khoang, khoáy, chân, mõm cân đối mà còn dựa vào cả những đặc điểm cảm tính của người lựa chọn con vật này.
Theo kinh nghiệm của ông Nguyễn Văn Tám, sinh năm 1932, làng Vân, xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, người nông dân đồng bằng Bắc Bộ thường chọn những con trâu giống có những đặc điểm như sau: “Sừng cánh lá, mặt bình vôi, mắt ốc nhồi (to, tròn), đít lồng bàn (mông to, phẳng”, tai lá vả (tai to, đánh ruồi muỗi)”.
Theo quan niệm của người nông dân, những con trâu có khoang khoáy tốt sẽ mang đến may mắn, giúp gia chủ làm ăn thuận lợi. Đặc biệt là những con trâu có có vệt lông xoáy ở trên đầu, mình, lưng là những con có tâm tính hiền, dễ thuần dưỡng, sinh sản tốt. Với những con trâu có 4 khoáy trên lưng là con trâu tốt nhất, trong đó, khoáy chủ là tròm lông khoáy ở phía mặt trâu. 4 khoáy gọi là “khoang đóng chuồng” là con vật thuần dưỡng, chăn nuôi tốt. Thứ nhất, con vật đó có 2 khoáy ở bên bả vai, 2 khoáy đầu trên bả vai sau. Những con trâu có đặc điểm này rất thuần dưỡng, nghe theo sự thuần dưỡng của người nông dân khi cày, bừa. Đối với những con trâu bị mất hết khoáy ở mình đóng ở trên vai cày bừa, khoáy ách, là những con trâu không còn khả năng cày bừa nữa.
Chính vì vậy, khi chọn trâu để nuôi cày kéo, sinh sản, người thợ mua trâu có kinh nghiệm lựa chọn những con trâu có “khoáy chủ”. “Khoáy chủ” là điểm đóng ở bên trên 2 điểm giữa 2 mắt; trên lưng có vệt lông xoáy gọi là khoáy đóng chuồng. Đó là đặc điểm của những con trâu dễ thuần dưỡng, chăm chỉ, không phản chủ, chăn nuôi tốt, gia chủ nuôi thuận lợi, may mắn. Tuy nhiên, thợ chọn trâu giống cũng tránh mua phải những con trâu có “khoáy sỏ”. “Khoáy sỏ”: là điểm khoáy chủ đóng cao hơn chỗ khóe mắt trâu nhiều (lùi lên phía trán trâu). Đó là đặc điểm của con trâu nghịch, khó thuần dưỡng, gia chủ nuôi không có lộc.
Theo lời kể của ông Nguyễn Văn Cự, sinh năm 1954, xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội cho rằng, một người chọn trâu giỏi phải là người hiểu biết về nông nghiệp, có khả năng “cầm cân” có nghĩa là ước lượng trọng lượng, tính toán kích cỡ hợp lý giữa chiều cao và chiều ngang của con vật. Bên cạnh đó, người chọn trâu cũng gặp những con trâu có đặc điểm, như “Bạt mao, khoáy ách, vênh sừng, trong ba thứ ấy chớ đừng có mua”. Bạt mao là những con trâu có lông ở gáy, từ hai chân trước chạy lên đến đầu, lật sang một bên, chạy thẳng lên đâu, xuống quá trán (gọi là quả tóc) mà không rẽ đôi, mà theo đúng sinh học là rẽ sang hai bên – tóc tang. Khoáy ách là khoáy vượt lên hai bả vai trước (chỗ đặt vai bừa). Những con trâu có những đặc điểm trên không chăm chỉ cày bừa, phản chủ, hay húc người, không dễ thuần dưỡng. Vênh sừng là những con trâu có hai điểm ngọn của sưng không thẳng nhau, cái vênh đằng trước, cái vênh đằng sau, hai sừng không thẳng nhau, cái vênh đằng trước, cái ngoảnh đằng sau.
Trâu giống là những con trâu to, khỏe mạnh. Mỗi người thợ chọn trâu lại có cách thức lựa chọn riêng, muốn biết con trâu có đặc điểm tốt phải vỗ vào mông trâu, bẹo hông trâu để biết trâu gầy hay béo, vạch mõm trâu xem răng để đoán tuổi, đi vòng quanh xem chiều dọc, bề ngang con trâu để “cầm cân” ước trọng lượng để trả giá.
Những con trâu giống ở các tỉnh đồng bằng có đặc điểm lông mượt, chân cao, thân dài, đen thẫm, bụng to,… Theo kinh nghiệm của các thợ chọn trâu, ước lượng trâu dưới xuôi khó hơn trâu của người dân ở miền núi, do thường bị hụt cân do lượng thịt ít, mỡ nhiều, xương to,…
Tri thức dân gian trong lựa chọn trâu chọi
Người thợ chọn trâu chọi thường căn cứ vào các đặc điểm như chọn sừng, đầu, vai, chân, đuôi,… cân đối. Những con trâu có cặp sừng chắc, dài, nhọn, phần mắt phải nhỏ, sâu, mắt đỏ càng tốt, cổ to, ngực nở, lưng thẳng, da dày, lông cứng như cước, móng sò, chân to chắc, xoáy đẹp. Đặc biệt, chọn được trâu có xoáy đóng giữa tam tinh (đóng ở giữa 2 mắt và trán). Bên cạnh đó, phần lông đầu phải dày, trán phải phẳng, có tác dụng tự vệ và tránh sự tấn công của đối phương.
Những con trâu chọi có hình dáng cân đối phải có phần tai và phần sừng gần sát nhau. Việc chọn trâu chọi là công việc đòi hỏi người thợ chọn trâu có kỹ năng nghề nghiệp và thích hợp nhất với lớp người già, những người trên 60 tuổi đã tích lũy nhiều kinh nghiệp trong quá trình làm nghề. Thợ chọn trâu chọi thường đi khắp các vùng miền trong cả nước để lựa chọn những con trâu có đặc điểm đặc trưng về tiếp tục nuôi dưỡng, cung cấp cho các chủ trâu chọi ở Hải Phòng, Nghệ An, Gia Lai,…
Vai trò của trâu trong đời sống của người nông dân
Ngày nay, phương tiện máy móc đã thay thế sức kéo của con trâu trong sản xuất nông nghiệp và hoạt động vận chuyển nhưng vẫn còn rất quan trọng đối với nền nông nghiệp ở nước ta. Con trâu giữ vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp Việt Nam, là người bạn thân thiết với nhà nông, cùng với người nông dân lao động sản xuất và gìn giữ những giá trị của đất nước với truyền thống nông nghiệp trồng lúa nước từ xa xưa: “Con trâu là đầu cơ nghiệp”.
Tạ Thị Tâm
Viện Dân tộc học
- chăn nuôi trâu li>
- bệnh ở trâu li> ul>
- An toàn sinh học phòng dịch tả heo châu Phi (ASF): Giải pháp từ Muyuan
- Bổ sung chế phẩm Bacillus subtilis (Procell-B03): Tiềm năng thay thế kháng sinh ức chế một số vi khuẩn đường ruột trong chăn nuôi
- Xây dựng kế hoạch phòng, chống Dịch tả lợn châu Phi cho Đông Nam Á
- Tác dụng tiền hấp thụ của kẽm tăng cường trên hệ vi sinh của gà thịt
- Cung cấp N-Carbamylglutamate trong giai đoạn đầu thai kỳ giúp nâng cao hiệu quả sinh sản ở heo nái
- Bảo vệ đàn bò trước hiểm họa từ bệnh viêm phổi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 26/11/2024
- Cải thiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật tại Việt Nam
- Ngành chăn nuôi những tháng cuối năm: Tự tin vực dậy
- Thúc đẩy chăn nuôi an toàn sinh học
Tin mới nhất
T5,28/11/2024
- Tri thức dân gian trong lựa chọn trâu
- An toàn sinh học phòng dịch tả heo châu Phi (ASF): Giải pháp từ Muyuan
- Bổ sung chế phẩm Bacillus subtilis (Procell-B03): Tiềm năng thay thế kháng sinh ức chế một số vi khuẩn đường ruột trong chăn nuôi
- Xây dựng kế hoạch phòng, chống Dịch tả lợn châu Phi cho Đông Nam Á
- Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh cúm gia cầm ở động vật
- Tác dụng tiền hấp thụ của kẽm tăng cường trên hệ vi sinh của gà thịt
- Cung cấp N-Carbamylglutamate trong giai đoạn đầu thai kỳ giúp nâng cao hiệu quả sinh sản ở heo nái
- Bảo vệ đàn bò trước hiểm họa từ bệnh viêm phổi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 26/11/2024
- Cải thiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất