[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Chiều 3/5/2024, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045. 3 đề án ưu tiên bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống, tạo tiền đề quan trọng để nâng tầm sản xuất chăn nuôi ở Việt Nam.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng, các Đề án được phê duyệt là tiền đề quan trọng để nâng tầm sản xuất chăn nuôi ở Việt Nam
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, Cục trưởng Cục Chăn nuôi Dương Tất Thắng, đại diện các Vụ: Kế hoạch-Tài chính, Pháp chế, Khoa học Công nghệ và Môi trường; đại diện Cục: Thú y, Trồng trọt, Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường; Viện Chăn nuôi, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT, Viện Cơ điện và Thiết kế nông nghiệp; Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp và các Hiệp hội ngành chăn nuôi tham dự hội nghị.
Theo Cục Chăn nuôi, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 1625/QĐ-TTg ngày 15/12/2023 phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi (TĂCN) đến năm 2030; Quyết định số 1740/QĐ-TTg ngày 30/12/2023 phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi đến năm 2030 và Quyết định số 1741/QĐ-TTg ngày 30/12/2023 phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp sản xuất giống vật nuôi đến năm 2030 thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.
Trên cơ sở các quyết định được phê duyệt, Bộ NN&PTNT đã ban hành kế hoạch chi tiết nhằm triển khai hiệu quả các Đề án.
Đối với Đề án phát triển công nghiệp sản xuất giống vật nuôi đến năm 2030: Tập trung nâng cao năng lực sản xuất giống vật nuôi quy mô công nghiệp có khả năng chọn tạo giống có năng suất cao mang thương hiệu Việt Nam. Tổng điều tra xây dựng bản đồ ngân hàng giống vật nuôi bản địa quốc gia để khai thác và phát triển theo lợi thế, đặc trưng vùng miền. Nâng cao năng lực nuôi giữ giống vật nuôi quốc gia đảm bảo an toàn dịch bệnh (ATDB), an toàn sinh học phục vụ “Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 20245”.
Xây dựng và phát triển hệ thống giống bò thịt. Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về giống vật nuôi nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp giống vật nuôi. Nâng cao năng lực kiểm tra năng suất, khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi. Tăng cường năng lực sản xuất giống tại chỗ cho mỗi vùng miền của Việt Nam.
Đối với Đề án phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi đến năm 2030: Tập trung khảo sát, đánh giá định kỳ theo năm (năm 2025, 2027, 2029) về điều kiện vệ sinh ATDB, an toàn chất lượng; trình độ năng lực công nghệ về giết mổ, chế biến các sản phẩm chăn nuôi.
Xúc tiến đầu tư xây dựng hệ thống kiểm tra chất lượng và trung tâm giao dịch, đấu giá sản phẩm chăn nuôi. Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử sản phẩm chăn nuôi. Xây dựng bổ sung các quy chuẩn, tiêu chuẩn, chính sách đặc thù của lĩnh vực giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.
Toàn cảnh hội nghị
Đề án phát triển công nghiệp sản xuất TĂCN đến năm 2030: Tập trung đánh giá trình độ công nghệ và đề xuất giải pháp cải tiến công nghệ sản xuất TĂCN công nghiệp. Phát triển công nghiệp sản xuất thức ăn bổ sung. Phát triển công nghiệp sản xuất, chế biến, bảo quản nguồn phụ phẩm nông nghiệp và công nghiệp làm TĂCN. Phát triển vùng sản xuất nguyên liệu làm TĂCN.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, “Những năm qua, ngành chăn nuôi đã có những bước phát triển vượt bậc về mọi mặt. Đây là nền tảng tốt đẹp, cơ sở quan trọng để định hướng chiến lược phát triển chăn nuôi trong thời gian tới. Các Đề án phát triển công nghiệp giống, thức ăn, chế biến, khoa học công nghệ được phê duyệt là tiền đề quan trọng để nâng tầm sản xuất chăn nuôi ở Việt Nam”.
Tuy nhiên, thời gian, nguồn lực còn nhiều hạn chế, do đó, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến yêu cầu các đơn vị khi triển khai các Đề án phải xác định rõ nhiệm vụ, cụ thể hóa nội dung công việc, thời hạn, sản phẩm dự kiến đạt được, không chung chung…
Bên cạnh đó, chủ động phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trực thuộc Bộ và các Bộ, ngành, địa phương để đạt được mục tiêu đề ra. Kịp thời lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của các đề án vào chương trình, kế hoạch, hoạt động có liên quan tại các đơn vị thuộc Bộ, địa phương nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện kế hoạch.
Thu Hằng
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
Tin mới nhất
T4,25/12/2024
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất