Mô hình nuôi gà Ai Cập đẻ trứng của anh Nguyễn Văn Hà (ấp An Hòa, xã Thanh An, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước) đã mang lại kinh tế ổn định, đặc biệt không mất nhiều thời gian và diện tích nuôi. Thời gian đầu khởi nghiệp gặp không ít khó khăn nhưng anh Hà đã quyết tâm, kiên trì vượt qua, tìm kiếm thị trường để tăng đàn, mở rộng quy mô.
- Võ Nhai: Mô hình nuôi gà lai chọi mang lại hiệu quả cao
- Quảng Ngãi: Hiệu quả mô hình nuôi gà thả vườn theo qui trình VietGAHP gắn với tiêu thụ sản phẩm
- Hưng Yên: Nhân rộng mô hình nuôi gà Đông Tảo lai theo hướng hữu cơ
Cách đây 4 năm, anh Hà đầu tư nuôi gà Ai Cập đẻ trứng với quy mô 4.000 con. Do thiếu kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc, gà bị bệnh chết gần ½ đàn nhưng anh vẫn không từ bỏ. Qua tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm từ các trang trại, cán bộ thú y, bạn bè… hệ thống chuồng trại được anh xử lý men, thuốc sát trùng và sản phẩm sinh học giúp hạn chế tối đa mùi hôi, giữ vệ sinh chuồng trại, bảo vệ gà trước nguy cơ dịch bệnh.
Mô hình nuôi gà đẻ trứng Ai Cập đã đem lại thu nhập khá cho gia đình anh Nguyễn Văn Hà
Anh Hà chia sẻ: Để đàn gà phát triển tốt thì khâu chọn giống, chăm sóc đúng quy trình là yếu tố quyết định thành công. Người nuôi phải thường xuyên theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển của gà để điều chỉnh cách chăm sóc cho phù hợp. Quá trình nuôi, tích lũy được nhiều kinh nghiệm nên tôi thấy nuôi gà đẻ trứng Ai Cập cũng không khó.
Ông Cao Cự Thắng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh An cho biết: “Anh Hà nuôi gà không dùng kháng sinh mà dùng chanh pha với đường cho gà uống để phòng trị bệnh. Nước cho gà uống được anh sử dụng nước sạch, qua màng lọc RO. Hội Nông dân xã cũng đang khuyến cáo các mô hình nhỏ, thành viên Hợp tác xã chăn nuôi – dịch vụ Thanh An áp dụng cách chăm sóc, phòng bệnh cho gà của anh Hà”.
Ông CAO CỰ THẮNG, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh An, huyện Hớn Quản: Mô hình nuôi gà đẻ trứng của anh Nguyễn Văn Hà là mô hình mới ở địa phương. Hầu như thành viên hợp tác xã đều phải thuê kỹ sư chăn nuôi tư vấn kỹ thuật, riêng anh Hà tự mày mò, học hỏi từ nhiều nguồn để áp dụng cho mô hình của mình. Hiện Hợp tác xã chăn nuôi – dịch vụ Thanh An cũng có 1 thành viên đang học hỏi mô hình nuôi gà đẻ trứng của anh Hà để áp dụng vào trang trại của mình. Mô hình này góp phần tích cực thúc đẩy nghề chăn nuôi của xã, có ý nghĩa quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, cây trồng, vật nuôi, cần được nhân rộng.
Với số lượng nuôi 13 ngàn con đang trong thời kỳ thu hoạch trứng, mỗi ngày gia đình anh Hà thu khoảng 10 ngàn quả trứng với giá bán 3.000 đồng/quả. Trước đây, do người tiêu dùng quen với trứng gà công nghiệp (trứng đỏ) nên trứng gà Ai Cập là mặt hàng mới. Vì vậy để tiếp cận thị trường, ban đầu anh Hà phải xách từng rổ trứng đi bán lẻ khắp các chợ hay phải bỏ trứng tồn thì nay anh đã có thị trường ở 20 đại lý trong tỉnh và các tỉnh Tây Nguyên. Đó là “trái ngọt” xứng đáng cho hành trình gian khổ của ông chủ trẻ này.
Anh Hà cho biết: “Trứng gà Ai Cập trên thị trường còn khá mới. Ban đầu đi chào hàng tôi gặp không ít khó khăn do khách hàng còn hoài nghi, e ngại về chất lượng trứng. Tôi kiên trì thuyết phục, dần dần người này sử dụng thấy ngon giới thiệu người khác. Cứ thế thị trường ngày càng mở rộng”.
Nhờ nắm chắc kỹ thuật chăn nuôi, anh đã đầu tư mở rộng chuồng trại lên 28 ngàn con. Mỗi lần có thu từ trứng, anh lại dành nguồn thu đó để tái đầu tư. Hiện mô hình đã mang lại thu nhập đáng kể cho gia đình.
Thanh Mai
Nguồn tin: Báo Bình Phước
- mô hình nuôi gà li>
- nuôi gà đẻ trứng Ai Cập li>
- gà đẻ trứng Ai Cập li> ul>
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất