Mô hình thực hiện với 8.000 con ở mộ số xã, phường ở Hưng Yên nhằm chuyển giao quy trình kỹ thuật chăn nuôi gà Đông Tảo lai ứng dụng chế phẩm sinh học để xử lý chất thải chăn nuôi, nâng cao giá trị…
- Sơn Tịnh (Quảng Ngãi): Thu nhập khá nhờ nuôi gà Đông tảo và gà H. Mông
- Cận Tết, giá gà Đông Tảo tăng mạnh
- Gà Đông Tảo hết thời ‘sốt’ giá
- Cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho gà Đông Tảo
Gà Đông Tảo. (Ảnh: Sỹ Tuyên/TTXVN)
Trung tâm Khuyến nông Hưng Yên triển khai thành công mô hình “Chăn nuôi gà Đông Tảo lai theo hướng hữu cơ.”
Đây là phương pháp chăn nuôi giúp các hộ nông dân tiếp cận các dịch vụ, ứng dụng kiến thức khoa học kỹ thuật, tạo tiền đề chuyển hướng phát triển chăn nuôi hữu cơ phù hợp với nhu cầu sản xuất sạch.
Mô hình được thực hiện với 8.000 con tại các xã, phường Lạc Đạo ở huyện Văn Lâm, Nhân Hòa ở thị xã Mỹ Hào, Hồng Quang ở huyện Ân Thi, Nghĩa Dân thuộc huyện Kim Động.
Mô hình này nhằm chuyển giao quy trình kỹ thuật chăn nuôi gà Đông Tảo lai ứng dụng chế phẩm sinh học để xử lý chất thải chăn nuôi, nâng cao giá trị, hiệu quả; chăn nuôi an toàn sinh học và đảm bảo vệ sinh môi trường.
Các hộ tham gia mô hình đảm bảo các tiêu chí như có địa điểm thực hiện phù hợp với nội dung, yêu cầu kỹ thuật, có đủ trình độ, khả năng để tiếp thu và thực hiện đúng quy trình. Đồng thời, được hỗ trợ 50% tiền giống, thức ăn hỗn hợp, chế phẩm sinh học sản xuất theo tiêu chuẩn bảo đảm an toàn.
Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hưng Yên chuyển giao quy trình kỹ thuật chăn nuôi gồm các khâu đảm bảo an toàn sinh học như tuyển chọn giống, thức ăn, xây dựng chuồng trại, sử dụng đệm lót sinh học, các biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng, cách phòng và trị bệnh.
Theo đánh giá của nông dân các xã Hồng Quang, Lạc Đạo, Nghĩa Dân, nuôi gà Đông Tảo lai theo hướng hữu cơ mang lại nhiều lơi ích thiết thực và ưu điểm vượt trội. Đàn gà sinh trưởng, phát triển tốt; tỷ lệ sống đạt trên 93%, không bị ảnh hưởng của thời tiết và nhiễm bệnh. Trong đó, tỷ lệ nuôi sống lúc 20 tuần tuổi đạt trên 93%, trọng lượng gà sau 20 tuần tuổi đạt trên 2,3 kg/con; tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng dưới 2,9kg. Trừ chi phí, ước tính mỗi con cho thu lãi khoảng 30.000-50.000 đồng/con, cao hơn so với nuôi giống gà khác từ 10.000 đến 20.000 đồng/con. Theo đó, sau 5 tháng mỗi đàn gà 1 nghìn con cho lãi từ 30-50 triệu đồng.
Cùng đó, mô hình có nhiều tác động hữu ích đến môi trường như xử lý chất thải chăn nuôi bằng phương pháp ứng dụng chế phẩm sinh học, giúp cho khu vực chuồng trại bảo đảm sạch sẽ, không ô nhiễm, đàn gà sạch bệnh. Từ đó, tạo vùng sản xuất bảo đảm sản phẩm sạch và chất lượng, đàn gà không bị dịch bệnh, thịt thơm ngon được người tiêu dùng tín nhiệm.
Ông Lương Văn Cao, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hưng Yên chia sẻ nuôi gà Đông Tảo lai theo hướng hữu cơ là mô hình rất thiết thực, tạo ra sản phẩm an toàn sinh học, nâng cao giá trị, hiệu quả và khắc phục tình trạng ô nhiễm do chăn nuôi gây ra. Bởi hiện nay, chất thải ở các cơ sở, hộ chăn nuôi nhiều nơi chưa được xử lý đúng cách và triệt để gây ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái và môi trường sản xuất nông nghiệp; tiềm ẩn rủi ro dịch bệnh, mất an toàn thực phẩm.
Theo đó, việc phát triển và nhân rộng giống gà Đông Tảo lai sẽ giúp các hộ nông dân tiếp cận các dịch vụ, ứng dụng kiến thức khoa học kỹ thuật, nâng cao nhận thức để phát triển chăn phù hợp với định hướng sản xuất hàng hóa bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ hiệu quả này, các địa phương ở Hưng Yên đang nhân ra diện rộng, với gần 40% số hộ chăn nuôi gà theo hướng hữu cơ an toàn sinh học./.
P.V (TTXVN/Vietnam+)
- gà đông tảo li>
- nuôi gà đông tảo li> ul>
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- Kiểm kê khí nhà kính để giảm phát thải chăn nuôi
- BAF khởi công xây dựng nhà máy thức ăn chăn nuôi thứ 3, công suất 300.000 tấn/năm
- Nhập khẩu ngô 2 tháng đầu năm 2025 giảm cả lượng, kim ngạch và giá
- Toàn tỉnh có 947 cơ sở chăn nuôi thuộc diện di dời khỏi khu vực không được phép chăn nuôi
- Xuất khẩu thịt bò và thịt cừu của Australia tháng 2/2025 đạt kỷ lục mới
- Những thách thức lớn trong thu thập dữ liệu chăn nuôi tại Việt Nam
- Công nghệ MiXscience VSTAR: Kết hợp este axit béo cải thiện sức khỏe đường ruột vật nuôi
- Cúm gia cầm: Các phương pháp phòng ngừa và kiểm soát tại các trang trại gia cầm
- Lộc Bình: Nhân rộng mô hình nuôi gà 6 ngón theo tiêu chuẩn VietGAP
Tin mới nhất
T2,24/03/2025
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- Kiểm kê khí nhà kính để giảm phát thải chăn nuôi
- BAF khởi công xây dựng nhà máy thức ăn chăn nuôi thứ 3, công suất 300.000 tấn/năm
- Chăn nuôi thông minh: Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giám sát dịch bệnh
- Ứng dụng vi sinh vật (Probiotics) trong xử lý chất thải chăn nuôi
- Nhập khẩu ngô 2 tháng đầu năm 2025 giảm cả lượng, kim ngạch và giá
- Bổ sung N-Carbamylglutamate (NCG) qua đường miệng giúp thúc đẩy tổng hợp protein trong cơ xương của heo con
- Toàn tỉnh có 947 cơ sở chăn nuôi thuộc diện di dời khỏi khu vực không được phép chăn nuôi
- Xuất khẩu thịt bò và thịt cừu của Australia tháng 2/2025 đạt kỷ lục mới
- Những thách thức lớn trong thu thập dữ liệu chăn nuôi tại Việt Nam
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
Bình luận mới nhất