Thông tin từ Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp (TTKN&DVNN) tỉnh Hậu Giang, qua 2 tháng thực hiện, mô hình “Nuôi gà đẻ trứng an toàn sinh học, gắn với liên kết chuỗi giá trị về truy xuất nguồn gốc” được đánh giá là một hướng đi đầy triển vọng.
Mô hình nuôi gà đẻ trứng tại huyện Vị Thủy.
Mô hình được thực hiện với quy mô 20 hộ dân trên địa bàn thị xã Long Mỹ và huyện Vị Thủy, mỗi hộ nuôi 200 con thuộc giống gà siêu trứng. Tham gia mô hình, các hộ dân được hỗ trợ 50% chi phí con giống và vật tư; được hướng dẫn kỹ thuật qua các buổi tập huấn, hội thảo và có liên kết với các doanh nghiệp bao tiêu 100% sản lượng trứng.
Bà Lâm Thị Sang, ở ấp 6, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, chia sẻ: “Với mong muốn cung cấp ra thị trường những sản phẩm an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng nên gia đình tôi tham gia mô hình này. Nuôi theo hình thức đệm lót sinh học nên đảm bảo an toàn, đặc biệt là được bao tiêu hết sản phẩm, không cần phải lo lắng nhiều về đầu ra”.
Sau hơn 2 tháng nuôi, gà đang phát triển tốt, trung bình mỗi con đạt trọng lượng khoảng 700g, dự kiến trọng lượng con mái lúc đẻ là 2,1-2,2kg; thời gian đẻ kéo dài từ 50-60 tuần; năng suất bình quân ước đạt từ 230-250 trứng/năm, trọng lượng khoảng 56g/trứng.
Anh Nguyễn Hoàng Chiến, cán bộ TTKN&DVNN, Tổ trưởng tổ triển khai mô hình cho biết, đây là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường, điển hình như cung cấp trứng gà sạch, an toàn sinh học. Mô hình được đánh giá có hiệu quả kinh tế và mang tính bền vững; môi trường được bảo vệ, không gây mùi hôi; qua đó, nâng cao nhận thức trong việc bảo vệ môi trường sống của cộng đồng. Kết quả dự kiến đạt được các mục tiêu đề ra và đáp ứng đúng theo chủ trương, định hướng của ngành nông nghiệp.
Tin, ảnh: Y.LINH
Nguồn tin: Báo Hậu Giang
- Gần 1.000 nhà máy thịt của Mỹ sắp mất quyền xuất khẩu sang Trung Quốc
- Hội KHKT Thú y Việt Nam: Định hướng phát triển bền vững cho ngành Thú y Việt Nam
- Làm thế nào để tối ưu hóa quy trình biến phân bò thành khí tổng hợp
- Kiểm soát và minh bạch thông tin xét nghiệm của các đơn vị tư nhân
- Xuất khẩu thức ăn gia súc 3 tháng đầu năm 2025 tăng 20,1%
- Quảng Trị: Dabaco đầu tư dự án khu chăn nuôi lợn giống và thương phẩm gần 948 tỉ đồng
- Lumigard Most: Giải pháp sức khỏe đường ruột cho động vật dạ dày đơn
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 4 năm 2025
- Nuôi thỏ lai, thu lợi nhanh
- Tản mạn ngành heo từ trang trại đến bàn ăn
Tin mới nhất
T5,24/04/2025
- Nutrispice: Tăng cường năng suất bền vững trong dinh dưỡng vật nuôi với LIPIDFLOW
- Nutrispice: ALLIX – Phần mềm thiết lập và tối ưu hóa công thức thức ăn hiện đại hàng đầu toàn cầu
- Luật sửa nhưng vẫn rườm rà: Hiệp hội kiến nghị mạnh mẽ cắt giảm thủ tục không cần thiết
- Gần 1.000 nhà máy thịt của Mỹ sắp mất quyền xuất khẩu sang Trung Quốc
- Hội KHKT Thú y Việt Nam: Định hướng phát triển bền vững cho ngành Thú y Việt Nam
- Làm thế nào để tối ưu hóa quy trình biến phân bò thành khí tổng hợp
- Kiểm soát và minh bạch thông tin xét nghiệm của các đơn vị tư nhân
- Xuất khẩu thức ăn gia súc 3 tháng đầu năm 2025 tăng 20,1%
- Quảng Trị: Dabaco đầu tư dự án khu chăn nuôi lợn giống và thương phẩm gần 948 tỉ đồng
- Lumigard Most: Giải pháp sức khỏe đường ruột cho động vật dạ dày đơn
- Lumigard Most: Giải pháp sức khỏe đường ruột cho động vật dạ dày đơn
- Olmix Asialand Việt Nam và Gia cầm Hòa Phát: Ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược về chăm sóc sức khỏe vật nuôi
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
Bình luận mới nhất