Thông tin từ Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp (TTKN&DVNN) tỉnh Hậu Giang, qua 2 tháng thực hiện, mô hình “Nuôi gà đẻ trứng an toàn sinh học, gắn với liên kết chuỗi giá trị về truy xuất nguồn gốc” được đánh giá là một hướng đi đầy triển vọng.
Mô hình nuôi gà đẻ trứng tại huyện Vị Thủy.
Mô hình được thực hiện với quy mô 20 hộ dân trên địa bàn thị xã Long Mỹ và huyện Vị Thủy, mỗi hộ nuôi 200 con thuộc giống gà siêu trứng. Tham gia mô hình, các hộ dân được hỗ trợ 50% chi phí con giống và vật tư; được hướng dẫn kỹ thuật qua các buổi tập huấn, hội thảo và có liên kết với các doanh nghiệp bao tiêu 100% sản lượng trứng.
Bà Lâm Thị Sang, ở ấp 6, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, chia sẻ: “Với mong muốn cung cấp ra thị trường những sản phẩm an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng nên gia đình tôi tham gia mô hình này. Nuôi theo hình thức đệm lót sinh học nên đảm bảo an toàn, đặc biệt là được bao tiêu hết sản phẩm, không cần phải lo lắng nhiều về đầu ra”.
Sau hơn 2 tháng nuôi, gà đang phát triển tốt, trung bình mỗi con đạt trọng lượng khoảng 700g, dự kiến trọng lượng con mái lúc đẻ là 2,1-2,2kg; thời gian đẻ kéo dài từ 50-60 tuần; năng suất bình quân ước đạt từ 230-250 trứng/năm, trọng lượng khoảng 56g/trứng.
Anh Nguyễn Hoàng Chiến, cán bộ TTKN&DVNN, Tổ trưởng tổ triển khai mô hình cho biết, đây là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường, điển hình như cung cấp trứng gà sạch, an toàn sinh học. Mô hình được đánh giá có hiệu quả kinh tế và mang tính bền vững; môi trường được bảo vệ, không gây mùi hôi; qua đó, nâng cao nhận thức trong việc bảo vệ môi trường sống của cộng đồng. Kết quả dự kiến đạt được các mục tiêu đề ra và đáp ứng đúng theo chủ trương, định hướng của ngành nông nghiệp.
Tin, ảnh: Y.LINH
Nguồn tin: Báo Hậu Giang
- gà đẻ li>
- nuôi gà đẻ trứng li> ul>
- Chăn nuôi đặc sản bản địa
- Nhập khẩu thức ăn gia súc từ các thị trường năm 2022
- Bà Rịa- Vũng Tàu: Gỡ rào cản để ngành chăn nuôi phát triển bền vững
- Học gì, làm gì để trở thành chuyên viên về dinh dưỡng – thức ăn chăn nuôi?
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Không ghi nhận dịch bệnh nguy hiểm trên động vật trong dịp Tết
- Về ‘thủ phủ’ ngựa bạch đất Bắc
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Truyền thông, phổ biến kiến thức là hoạt động trọng tâm, xuyên suốt
- Thị trường thịt trong nước và thế giới năm 2022: Chịu nhiều áp lực từ chi phí cao
- Chăn nuôi Nghệ An: Thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư
- Chăn nuôi 2023: Vượt thách thức, tăng sức cạnh tranh
Tin mới nhất
T3,31/01/2023
- Chăn nuôi đặc sản bản địa
- Nhập khẩu thức ăn gia súc từ các thị trường năm 2022
- Bà Rịa- Vũng Tàu: Gỡ rào cản để ngành chăn nuôi phát triển bền vững
- Học gì, làm gì để trở thành chuyên viên về dinh dưỡng – thức ăn chăn nuôi?
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Không ghi nhận dịch bệnh nguy hiểm trên động vật trong dịp Tết
- Về ‘thủ phủ’ ngựa bạch đất Bắc
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Truyền thông, phổ biến kiến thức là hoạt động trọng tâm, xuyên suốt
- Thị trường thịt trong nước và thế giới năm 2022: Chịu nhiều áp lực từ chi phí cao
- Chăn nuôi Nghệ An: Thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư
- Chăn nuôi 2023: Vượt thách thức, tăng sức cạnh tranh
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
Bình luận mới nhất