Trong các trang trại nuôi lợn ở Cát Lâm, Trung Quốc, mỗi khu vực đều được gắn camera trên cao có khả năng theo dõi, còn hệ thống robot giúp đo trọng lượng và cho lợn ăn một cách khoa học.
Trung Quốc đang thử nghiệm phương pháp kỹ thuật số trong chăn nuôi. (Nguồn: newsobserver.com)
Tại Trung Quốc, những tiến bộ về công nghệ, bao gồm công nghệ nhận dạng khuôn mặt và các công nghệ kỹ thuật số khác, đang không chỉ giúp con người thực hiện các phương thức thanh toán một cách dễ dàng hơn mà còn có thể tạo ra những thay đổi tích cực trong lĩnh vực nông nghiệp.
Trên khắp Trung Quốc, trong các ngành nông nghiệp từ chăn nuôi lợn đến sản xuất chè, giải pháp kỹ thuật số đang được sử dụng rộng rãi bởi một số ngành nghề đang phát triển, trong khi các ngành công nghiệp truyền thống cũng đang bắt kịp tốc độ phát triển kỹ thuật số.
Sự thay đổi đang được cảm nhận rõ ràng tại tỉnh Cát Lâm, ở phía Đông Bắc Trung Quốc. Đây là khu vực được thử nghiệm phương pháp kỹ thuật số trong chăn nuôi.
Tại đây, trong các trang trại nuôi lợn, mỗi khu vực đều được gắn camera trên cao có khả năng theo dõi và xác định vật nuôi.
Cùng với đó, các hệ thống xác định nhiệt độ phòng một cách tinh xảo, đo trọng lượng và cho ăn một cách khoa học thông qua hệ thống robot được kỳ vọng sẽ giúp cải thiện chất lượng thịt với mức chi phí thấp hơn. Đây là sản phẩm của công ty công nghệ tài chính JD Digits của Trung Quốc.
“Điểm cốt lõi của sự chuyển đổi kỹ thuật số nằm trong việc cải tiến sự hiệu quả, giữa bối cảnh quá trình phân tích dữ liệu đang tạo ra những quyết định hợp lý hơn, giúp điều chỉnh nguồn cung nhằm đáp ứng nhu cầu và đạt được hiệu quả nâng cao trong toàn bộ chuỗi công nghiệp,” Chen Shengqiang, Giám đốc điều hành của JD Digits, cho biết trong Hội nghị Internet thế giới lần thứ 6.
Theo Giám đốc Chen, “điều này (những tiến bộ về công nghệ) là tối quan trọng đối với những người ra quyết định của các doanh nghiệp để họ điều chỉnh lối suy nghĩ và hành động.”
Một cuộc khảo sát do công ty nghiên cúu thị trường toàn cầu International Data Corporation (IDC) thực hiện cho thấy có hơn 40% doanh nghiệp Trung Quốc cam kết thực hiện chuyển đổi mô hình doanh nghiệp thông qua các nền tảng công nghệ kỹ thuật số.
Ngoài ra, một phân tích khác của IDC tại Trung Quốc cũng chỉ ra rằng các công ty tài chính, viễn thông, các nhà bán lẻ và một số công ty sản xuất định hướng thương hiệu cũng đang tạo ra một sự tiến bộ khá lớn trong lĩnh vực này.
Trong khi đó, một báo cáo về sự dịch chuyển ngành nghề của các chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật số cũng tiết lộ xu hướng số hóa ngày càng tăng giữa các khu vực của nền kinh tế.
Theo Trung tâm Quản trị và Phát triển Internet Tsinghua SEM (CIDG) và trang mạng xã hội LinkedIn Trung Quốc, ngoài lĩnh vực như công nghệ thông tin và truyền thông, các chuyên gia kỹ thuật số đã bắt đầu mở rộng phạm vi hoạt động sang các ngàn nghề như hàng tiêu dùng, tài chính, giáo dục và dịch vụ doanh nghiệp.
Cùng với đó, các lĩnh vực như y tế và giao thông vận tải cũng cho thấy sức hấp dẫn ngày càng lớn đối với họ.
Chen Yubo, Giám đốc CIDG, cho biết: “Đà tăng trưởng liên tục của nền kinh tế kỹ thuật số vẫn chủ yếu phụ thuộc vào sự chuyển đổi trong nền tảng kỹ thuật số của các ngành công nghiệp truyền thống và điều này đã trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc”.
Bắc Kinh đang đẩy mạnh việc thúc đẩy sự tích hợp của các nền tảng công nghệ kỹ thuật số với nền kinh tế thực sự để hỗ trợ phát triển nông nghiệp, sản xuất và tiêu dùng.
Hiện có 6 địa phương, trong đó có các tỉnh Chiết Giang và Quảng Đông, đã được chọn để thí điểm thực hành sáng tạo trong lĩnh vực này.
IDC dự báo nền kinh tế kỹ thuật số sẽ đóng góp khoảng 60% GDP toàn cầu vào năm 2022, với tỷ lệ ở Trung Quốc thậm chí còn cao hơn, ở mức 65%./.
Phương Nga (TTXVN/Vietnam+)
Nguồn: Vietnamplus
- chăn nuôi công nghệ cao li>
- công nghệ cao li>
- Trung Quốc li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất