Tự động hóa (Automation) và Kỹ thuật số (Digitalization) vì sao lại cần thiết trong nhà máy sản xuất TĂCN?
Trong bối cảnh ngành sản xuất TĂCN ngày càng phát triển và cạnh tranh gay gắt, việc ứng dụng tự động hóa và kỹ thuật số trở thành một yếu tố then chốt giúp các nhà máy nâng cao hiệu quả và đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao từ thị trường.
Tuy nhiên, việc vận hành một nhà máy sản xuất TĂCN không phải là điều đơn giản. Các thử thách lớn luôn đặt ra cho các nhà quản lý như đảm bảo sự ổn định trong vận hành hệ thống máy móc, kiểm soát tốt năng lượng và nguyên liệu, cùng việc giảm thiểu hao hụt nguyên liệu – yếu tố chiếm phần lớn trong chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm luôn phải đạt mức độ cao và đồng đều, đặc biệt là khi nhà máy hướng tới thị trường xuất khẩu tiềm năng, nơi yêu cầu về chất lượng và an toàn thực phẩm rất khắt khe.
Thêm vào đó, quản lý nhân sự, từ tay nghề kỹ thuật đến kỷ luật làm việc và quản lý thời gian là một yếu tố quan trọng để duy trì sự vận hành trơn tru và hiệu quả của nhà máy. Đặc biệt, trong bối cảnh nhu cầu phát triển bền vững ngày càng tăng cao, việc tối ưu chi phí và tối đa lợi nhuận trở thành mục tiêu không thể thiếu để duy trì sự cạnh tranh và phát triển lâu dài.
Tự động hóa và kỹ thuật số không chỉ giúp giải quyết những vấn đề này mà còn mang lại một tầm nhìn mới cho ngành sản xuất TĂCN, hướng tới một hệ thống sản xuất thông minh, hiệu quả và bền vững hơn.
Lợi ích quan trọng khi áp dụng tự động hóa và kỹ thuật số vào sản xuất
Việc áp dụng tự động hóa và kỹ thuật số vào sản xuất mang lại nhiều lợi ích quan trọng, giúp nâng cao hiệu quả, giảm chi phí và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Dưới đây là các lợi ích nổi bật khi ứng dụng các công nghệ này trong sản xuất:
Tăng năng suất sản xuất và giảm thời gian ngưng máy, ngừng vận hành
Tự động hóa giúp giảm thời gian dừng máy và tối ưu hóa quy trình sản xuất. Hệ thống tự động có khả năng vận hành liên tục mà không cần sự giám sát quá mức của con người, qua đó tăng năng suất và giảm thời gian chết, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất.
Quản lý chất lượng sản phẩm đồng đều và đạt tiêu chuẩn
Các hệ thống kiểm soát tự động giúp theo dõi và giám sát chất lượng sản phẩm một cách liên tục và chính xác. Nhờ vào dữ liệu số và các cảm biến thông minh, chất lượng sản phẩm được duy trì ổn định, đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường trong nước và xuất khẩu.
Giảm thiểu rủi ro về an toàn thực phẩm
Tự động hóa giúp kiểm soát và giám sát các quy trình sản xuất một cách chặt chẽ, từ đó giảm thiểu các yếu tố rủi ro về an toàn thực phẩm. Các công nghệ như hệ thống nhận dạng và phân tích dữ liệu giúp phát hiện sớm các vấn đề, giảm thiểu khả năng sản phẩm không đạt chuẩn an toàn thực phẩm.
Tối ưu hóa năng lượng và giảm hao hụt nguyên liệu
Các hệ thống điều khiển thông minh giúp tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng trong quá trình sản xuất, giảm tiêu thụ điện năng và tiết kiệm chi phí. Đồng thời, tự động hóa còn giúp giám sát và tối ưu hóa việc sử dụng nguyên liệu, giảm tối đa tình trạng hao hụt, qua đó giảm chi phí sản xuất và tối đa hóa lợi nhuận.
Giảm phụ thuộc vào nhân công, nâng cao tay nghề kỹ sư vận hành
Tự động hóa giúp giảm bớt sự phụ thuộc vào lao động thủ công, giảm thiểu các công đoạn lao động nặng nhọc và rủi ro tai nạn lao động. Hệ thống tự động giúp người kỹ sư có thể quản lý nhiều công đoạn cùng lúc, nâng cao tay nghề và kỹ năng trong việc điều khiển, giám sát các công nghệ mới.
Phát triển bền vững
Sự kết hợp giữa tự động hóa và kỹ thuật số hỗ trợ các doanh nghiệp duy trì một hệ thống sản xuất bền vững. Tối ưu hóa tài nguyên, giảm thiểu chất thải, tiết kiệm năng lượng và nâng cao hiệu suất là những yếu tố quan trọng góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Ông Đỗ Thành Trung, Giám đốc kinh doanh ngành giải pháp TĂCN Bühler Việt Nam đã phát biểu trong hội thảo Feedschool, hợp tác với Trouw Nutrition Việt Nam tháng 10/2024: “Hiện nay, các nhà máy TĂCN tại Việt Nam rất quan trọng việc kiểm soát chất lượng của viên cám, đặc biệt là kiểm soát nguyên liệu từ trang trại cho đến việc sản xuất tại nhà máy TĂCN. Tự động hóa và kỹ thuật số là không thể thiếu để tạo nên sự thành công và hiệu quả cho quy trình này”.
Giải pháp tự động hóa và kỹ thuật số của Tập đoàn Bühler
Tập đoàn Bühler nổi tiếng với các giải pháp dây chuyền chế biến TĂCN hiện đại và được tin cậy, sử dụng rộng rãi bởi nhiều nhà máy tại Việt Nam. Song song với việc phát triển các loại thiết bị, máy móc như máy ép đùn, máy nghiền HammerMill, máy nghiền mịn Pulverex, máy ép viên KubexT Pelletmill… Bühler từ lâu cũng đầu tư vào việc phát triển giải pháp tự động hóa và kỹ thuật số để áp dụng trong các nhà máy sản xuất TĂCN.
Đặc biệt, giải pháp tự động hóa Mercury MES là giải pháp toàn diện nhất, tối ưu nhất để quản lý toàn bộ một nhà máy TĂCN. Mercury MES giúp quản lý sản xuất, quản lý tồn trữ, công thức, quản lý máy móc thiết bị, bảo trì bảo dưỡng, phân tích và báo cáo ở từng khâu sản xuất. Mercury MES cũng có khả năng thu thập dữ liệu nhà máy từ nguyên vật liệu đến toàn bộ vận hành, đưa ra phân tích và các giải pháp hữu hiệu để tối ưu hóa quy trình sản xuất. Giao diện vận hành thân thiện và đơn giản hóa mọi thao tác, tất cả số liệu được hình ảnh hóa (visualization) giúp người vận hành dễ dàng nắm bắt thông tin và đưa ra quyết định hay ra lệnh.
Mercury MES and Bühler Insight đạt chứng nhận ISO 27001:2023 quốc tế về bảo mật và an toàn thông tin dữ liệu, các nhà máy có thể yên tâm về vấn đề bảo mật và quản trị thông tin nội bộ.
Ông Đỗ Thành Trung cho biết: “Các thiết bị của Bühler được phát triển để có thể tích hợp hệ thống điều khiển tự động và kỹ thuật số thông minh. Đặc biệt các giải pháp tự động hóa của Bühler không chỉ có thể sử dụng trên máy Bühler mà còn có thể áp dụng cho các nhà máy sử dụng những máy móc thiết bị khác trên thị trường. Quan trọng hơn, Mercury MES có thể tích hợp với SAP – công cụ quản lý doanh nghiệp nổi tiếng được nhiều tập đoàn đa quốc gia áp dụng”.
Ông Asif Abbas, Giám đốc điều hành Bühler Việt Nam cũng tự hào cho biết thêm: “Đội ngũ kỹ sư tự động hóa của Bühler Đông Nam Á đặt trụ sở ngay tại chính Bühler Việt Nam, đội ngũ kỹ sư có sự pha trộn giữa kiến thức toàn cầu và sự thấu hiểu địa phương, kỹ sư Bühler Việt Nam đủ kiến thức và khả năng để đáp ứng mọi yêu cầu cao nhất trong tự động hóa và kỹ thuật số đối với nhà máy sản xuất TĂCN. Dịch vụ khách hàng của Bühler cũng hỗ trợ tối đa cho khách hàng trong quá trình sử dụng với chính sách hỗ trợ online trực tuyến 24/7, giúp khách hàng kiểm soát nhà máy một cách trơn tru nhất”.
Một giải pháp kỹ thuật số chưa từng có tại Việt Nam cũng được Bühler giới thiệu đó là “Giải pháp kiểm soát độ ẩm PelletingPro”, bằng cách đo đạc thu thập thông tin độ ẩm từ nguyên liệu đầu vào cho đến khâu sản xuất, Pelleting Pro của Bühler sẽ giúp kiểm soát độ ẩm đầu ra trong viên cám một cách tối ưu, giúp nhà sản xuất tối đa lợi nhuận trong sản phẩm cuối cùng.
P.V
Quý Khách hàng có nhu cầu về giải pháp và dịch vụ tự động hóa cho dây chuyền sản xuất TĂCN, vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Bühler Asia Việt Nam
Email: [email protected]
Di động: 0981 131 727
- Bühler li> ul>
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất