[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Khi tự trộn thức ăn chăn nuôi, nhà chăn nuôi có thể giảm được từ 7 – 15% chi phí thức ăn. Cùng với đó, nhà chăn nuôi cũng tận dụng được thức ăn tại chỗ; linh hoạt trong việc lựa chọn, phối trộn nguyên liệu; điều chỉnh được công thức trộn, cỡ mẻ trộn phù hợp với từng giai đoạn của vật nuôi; đồng thời, có thêm trách nhiệm kiểm soát chất lượng thức ăn… Tự trộn thức ăn chăn nuôi mang lại nhiều lợi ích thiết thực và không còn mới mẻ tại Việt Nam, nhưng nhà chăn nuôi vẫn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động này do nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất chính là ĐỘC TỐ NẤM MỐC.
Chế biến và bảo quản thức ăn chăn nuôi quyết định đến sinh tồn của độc tố nấm mốc
Theo thống kê của tổ chức Nông – Lương của Liên hiệp quốc (FAO), hàng năm, nấm mốc gây thiệt hại tới gần 10% tổng số ngũ cốc và thực phẩm trên toàn cầu. Nấm mốc trong quá trình sinh sản và phát triển đã sản sinh ra các chất độc, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của gia súc và cả con người.
Có nhiều yếu tố ảnh đến sự sinh sản và phát triển của nấm mốc trong thức ăn chăn nuôi. (1) Nước trong thức ăn chăn nuôi (2) Nhiệt độ môi trường, (3) Ẩm độ môi trường, (4) Độ pH môi trường, (5) Chất dinh dưỡng trong thức ăn chăn nuôi.
Theo GS TS Từ Quang Hiển (Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên), các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thường giàu protein và hydratcacbon (tinh bột, đường) sẽ thuận lợi cho nấm mốc sinh sản, phát triển. Thành phần không khí (chủ yếu là O2 và CO2), một số yếu tố khác như trạng thái vật chất (lỏng, rắn), điều kiện bảo quản (bao gói kín hay để trần), cũng có ảnh hưởng đến sự sinh sản và phát triển của nấm mốc. Việc chế biến và bảo quản thức ăn chăn nuôi có ý nghĩa quyết định đến việc khống chế hay tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển. Chế biến và bảo quản sao cho ẩm độ của thức ăn chăn nuôi ở mức cho phép, bảo đảm kho cất giữ thoáng mát, không để nguyên liệu thức ăn tiếp xúc tự do với không khí thì nấm mốc sẽ khó sinh sản, phát triển và không sinh ra độc tố nấm mốc.
Độc tố nấm mốc gây thiệt hại lớn đến chất lượng thức ăn chăn nuôi và vật nuôi
Các nhà khoa học đã phát hiện được khoảng 300 chất độc do nấm mốc tiết ra, nhưng chỉ có khoảng 20 chất có tính độc cao đối với người và vật nuôi như: Aflatoxin B1, Aflatoxin B2, Aflatoxin G1, Aflatoxin G2, Aflatoxin M1, T – 2 Toxin…
Các độc tố của nấm mốc thường có điểm nóng chảy cao, trong điều kiện xử lí nhiệt đối với nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (phơi, sấy, nấu chín…) chúng hầu như không bị phá hủy.
Thiệt hại lớn do độc tố nấm mốc đến thức ăn chăn nuôi và vật nuôi
Thức ăn chăn nuôi bị nhiễm nấm mốc sẽ làm giảm hàm lượng protein (do protein bị phân hủy), giảm hàm lượng lipit của thức ăn (do nấm mốc sản sinh ra men lipaza phân giải lipit); gián tiếp làm tăng tỷ lệ xơ trong thức ăn từ đó dẫn đến tỷ lệ tiêu hóa, hấp thu giảm và làm giảm giá trị dinh dưỡng của thức ăn. Nếu ngô bị nhiễm mốc nặng thì có thể giảm tới 25% giá trị dinh dưỡng. Theo Tindall, 1983 (trích theo Đậu Xuân Hào, 2003) thì ngô bị nhiễm mốc đã giảm tỷ lệ protein từ 8,9% xuống 8,3%, lipit từ 4,0% xuống 1,3%, năng lượng trao đổi từ 3410 Kcal xuống 3252 Kcal/ Kg.
Các nấm mốc đã sản sinh ra các men phân giải protein, lipit, bột đường như: lipaza, roteaza, amilaza, làm biến đổi màu sắc và mùi vị thức ăn. Sự biến đổi này đã làm giảm tính ngon miệng của thức ăn, giảm khối lượng thức ăn gia súc, gia cầm ăn được, cuối cùng dẫn đến sinh trưởng chậm, chi phí thức ăn cho vật nuôi tăng lên.
Các độc tố nấm có sự khác nhau về cấu trúc, điều này giải thích cho sức ảnh hưởng của chúng tới sức khỏe vật nuôi đa dạng biểu hiện bên ngoài và gây những thiệt hại kinh tế nghiêm trọng.
Ví dụ như Ochratoxin là độc tố đối với thận. Tùy theo liều lượng và thời gian nhiễm độc tố mà có các biểu hiện về triệu chứng, bệnh tích khác nhau ở gia súc, gia cầm. Đối với lợn, lợn bị nhiễm độc nhẹ thì có biểu hiện khát nước, chuyển hóa thức ăn giảm, giảm trọng lượng. Lợn bị nhiễm độc nặng thì thận bị tổn thương. Các triệu chứng thường thấy khi lợn bị nhiễm độc là ỉa chảy, bỏ ăn, thận cứng và xám lại, khi xét nghiệm cơ thể thấy tăng ure máu, protein huyết thanh, men chuyển hóa amin, glacyl và protein niệu.
Đối với gia cầm, độc tố cũng làm cho gia cầm giảm chuyển hóa thức ăn, giảm tăng trưởng, rối loạn trao đổi sắc tố. Gà sinh sản sẽ chậm thành thục về tính, năng suất trứng giảm, giảm tỷ lệ ấp nở do phôi thai bị chết ngay trong tuần đầu. Gà nhiễm độc ochratoxin thì thường thấy hiện tượng ỉa chảy, vỏ trứng có phủ một lớp phấn màu vàng. Gà bị nhiễm độc cấp tính sẽ bị tổn thương gan, tụy, thận. Thận bị sưng to, trong niệu quản, thận, tim, cơ tim, gan, lách có chứa các chất urat màu trắng
Vì vậy, phòng chống sự phát triển của nấm mốc là biện pháp quan trọng nhất, nhằm ngăn chặn sự giảm giá trị dinh dưỡng của thức ăn và phát triển của độc tố.
Wisium: Chuyên gia toàn cầu về quản lý độc tố nấm
Wisium đã phát triển được chuyên môn toàn cầu về quản lý nhiễm độc tố nấm, một vấn đề phức tạp và không ngừng biến đổi trong ngành chăn nuôi. Nhờ cơ sở dữ liệu phân tích toàn cầu của mình, Wisium đã phát hiện thấy có sự gia tăng về mức nhiễm độc trên toàn cầu trong môi trường đã nhiễm. Trong môi trường ngày càng trở nên khó khăn, việc sử dụng một giải pháp gắn kết đơn thuần là chưa đủ. Qua đó, Wisium đã cung cấp cho khách hàng một cách tiếp cận toàn diện trong quản lý rủi ro nhiễm độc tố nấm nhờ một gói dịch vụ trọn bộ. Giải pháp chống độc tố nấm toàn diện này kết hợp giữa việc hỗ trợ kế hoạch kiểm soát chất lượng, phân tích, tư vấn kỹ thuật, dòng sản phẩm phụ gia thức ăn cao cấp T5X và ứng dụng Mycowatch. Wisium đã ra mắt ứng dụng Mycowatch® tại Eurotier 2018.
Ứng dụng Mycowatch
T5X và Mycowatch®: Bộ đôi hoàn hảo “tiêu diệt” độc tố nấm mốc
Trong quản lý rủi ro nhiễm độc tố nấm, phòng ngừa là điểm then chốt quyết định thành công. Quả thực, một điều rất quan trọng đó là các nhà sản xuất thức ăn cần phải biết mức nhiễm độc trong nguyên liệu thô của mình để có thể áp dụng một cách tiếp cận phòng ngừa. Đối với điều này, Wisium giúp khách hàng lập kế hoạch kiểm soát độc tố nấm của mình và đưa ra các giải pháp phân tích dựa trên tình hình và mục tiêu của họ.
Có kết quả phân tích là bước đầu tiên của cách tiếp cận phòng ngừa, và để tiến hơn nữa, Wisium đã phát triển ứng dụng Mycowatch®. Công cụ giám sát cho phép xem xét kết quả phân tích độc tố nấm để đánh giá mức nhiễm độc (từ thấp tới nặng), chọn sản phẩm T5X phù hợp nhất tùy vào tình hình và biết chính xác liều lượng T5X cần sử dụng.
Ứng dụng Mycowatch® có sẵn trên Google Play và Apple Store. Ứng dụng chủ yếu dành cho các chuyên gia dinh dưỡng và nhà sản xuất công thức đồ ăn để họ dùng trong công việc hàng ngày của mình. Bạn có thể nhận báo cáo đầy đủ về mỗi lần mô phỏng qua email để lưu trữ.
Sản phẩm T5X của Wisium
Về Wisium
Wisium là thương hiệu quốc tế về sản phẩm premix/dịch vụ doanh nghiệp của ADM – một hãng toàn cầu lớn trong lĩnh vực dinh dưỡng. Wisium cung cấp cho các công ty thức ăn chăn nuôi, các công ty chế biến và trại lớn một sự hợp tác chuyên tâm với sự tập trung duy nhất vào việc: nâng cao hiệu quả từ chất lượng, năng suất và lợi nhuận. Đối với bất kỳ loài vật nào, các chuyên gia của Wisium cũng mang đến giải pháp chuyên biệt, kết hợp giữa sản phẩm cao cấp và dịch vụ gia tăng.
Để hiểu rõ hơn về thương hiệu Wisium và các dịch vụ mà thương hiệu này mang lại, mời quý bạn đọc tham khảo đoạn video giới thiệu trong link sau: https://www.youtube.com/watch?v=TuBC_7zfJ6Q
TÂM AN
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:
Mr. Ngô Nhật Trường
Phòng Kỹ thuật – Thương mại WISIUM Việt Nam
W: www.wisium.com
- Công ty Wisium li>
- độc tố nấm mốc li>
- tự trộn thức ăn li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- neovia li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Em có phơi chuối trái, xong xay bột làm thức ăn cho heo mà trời mưa nên bị mốc vậy có nên xay hay không ạ. Mong chuyên gia trả lời giúp em.