Tự trộn thức ăn chăn nuôi: “Chìa khóa” giảm giá thành chăn nuôi - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Tự trộn thức ăn chăn nuôi: “Chìa khóa” giảm giá thành chăn nuôi

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Thức ăn tự trộn mang lại nhiều lợi ích, khi vật nuôi được cung cấp cám tươi bởi nguyên liệu được kiểm soát, đảm bảo sạch sẽ và tươi ngon sẽ làm giảm nguy cơ bệnh tật do nấm mốc. Đồng thời, mô hình này cho phép tối ưu hóa dinh dưỡng, giảm chi phí cám và tăng tỷ lệ chuyển hóa thức ăn.

     

    Đó là những chia sẻ của ông Nguyễn Đình Ngọc, Giám đốc Công ty Nbee feed, một doanh nghiệp có tiếng chuyên sản xuất các loại premix tại tỉnh Đồng Nai để phục vụ việc tự trộn thức ăn chăn nuôi.

    Ông Nguyễn Đình Ngọc, Giám đốc Công ty Nbee feed

     

    Ông có thể chia sẻ lợi ích của việc tự trộn thức ăn chăn nuôi?

     

    Đầu tiên, việc tự trộn thức ăn chăn nuôi tận dụng được các nguyên liệu có sẵn tại địa phương. Lợi thế của Đồng bằng sông Cửu Long là có cánh đồng lúa; Tây Bắc, Tây Nguyên có cánh đồng ngô. Từ đó, giải quyết được các nguyên liệu tại chỗ như cám gạo, tấm gạo, ngô…

     

    Tiếp đến là chủ động công thức dinh dưỡng. Ví dụ, khi giá heo đắt, nhà chăn nuôi muốn đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng thì phải thiết kế công thức dinh dưỡng khác. Khi giá thành tụt xuống, muốn duy trì chăn nuôi thì cần hạ giá thành, bằng cách chủ động đưa nguyên liệu giá rẻ lên cao một chút. Chẳng hạn, heo xuất chuồng cần thức ăn có 16 đạm, nhưng nếu giảm còn 14 đạm, heo vẫn bình thường. Hay với heo nái, 1kg cám có giá 11.000-12.000 đồng, nhưng giờ giá heo rẻ, người ta muốn làm 1kg cám giá 9.000 đồng vẫn được, mà cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe đàn heo.

     

    Lợi ích thứ hai, thức ăn tự trộn giúp giảm giá bằng việc bỏ qua các chi phí như nhân công, bán hàng, marketing… dao động từ 550 đồng – 1.000 đồng/kg cám. Còn đối với 1kg cám tự trộn, chỉ phải thuê công nhân, mua máy trộn, máy nghiền, nguồn điện 3 pha. Hiện tại, nếu trộn một cách bài bản, giá trị dinh dưỡng ngang nhau thì giá thành của tự trộn rẻ hơn 1.000-2.000 đồng/kg tùy theo thời điểm nguyên liệu.

     

    Lợi ích thứ ba, đó là quản lý tốt được các thành phần trong cám. Nguyên liệu làm cám nhiều nhất là bắp (ngô). Người làm cám trộn nhìn thấy tận mắt, ngửi thấy, sờ được nguyên liệu. Nguyên liệu tốt đưa vào cấu thành công thức thì chất lượng sẽ tốt.  Với giá thành sản xuất heo hiện nay, nếu nhà chăn nuôi trộn cám thì sẽ hòa vốn sớm hơn từ 1-2 năm.

     

    Tuy nhiên, để trộn được công thức thức ăn chăn nuôi tốt, nhà chăn nuôi cần phải chú ý điều gì?

     

    Thứ nhất, nguyên liệu đầu vào phải được lựa chọn cẩn trọng. Nguyên liệu phải tươi, còn mùi thơm đặc trưng, tránh mối mọt, ẩm mốc hoặc đã bị lên men… sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu đầu vào.

     

    Thứ hai, các sản phẩm premix phải được đảm bảo các thành phần vitamin, khoáng vi, đa lượng và acid amin. Các sản phẩm phải đảm bảo rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ, đúng chất lượng, đủ hàm lượng, độ đồng đều cao.

     

    Thứ ba, khâu lên công thức phải đảm bảo đúng theo nhu cầu riêng biệt của vật nuôi. Mỗi loại vật nuôi có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, nên cần các loại premix khác nhau để đảm bảo chất lượng và chuyên nghiệp.

     

    Thực trạng tự trộn thức ăn chăn nuôi hiện nay ra sao, thưa ông?

     

    Trước đây, khi chưa có Dịch tả lợn châu Phi, ngành chăn nuôi có hơn 4 triệu hộ chăn nuôi, hiện tại đã giảm đi nhiều. Trại nhỏ mất đi, trại lớn phải nâng quy mô. Khi tăng quy mô, những công ty cám đưa ra chương trình, con người và rất nhiều thứ khác để làm lực hấp dẫn nên tỷ lệ trộn cám vẫn còn, nhưng không nhiều như trước.

     

    Trước kia, tỷ lệ trộn còn 3 phần, cám viên 7 phần, thì bây giờ cám viên chiếm 8 phần, cám trộn 2 phần. Nhưng những người trộn thì trụ lại vẫn rất tốt, dù trong lúc giá lên cao hoặc xuống thấp. Ví dụ, tôi có những nhóm khách hàng trộn 10 năm dù giá thành lên hay xuống người ta vẫn giữ vững, vì người ta đánh giá được những người lái heo họ rất thích heo ăn cám trộn, do chất lượng thịt đẹp, màu sắc đẹp, độ nạc cao lại không can thiệp đến chất cấm. Tôi thường làm những công thức như bắp, cám gạo, khô đậu nành, dầu người ăn, nguyên liệu phổ thông rất chất lượng, không xài bã dừa, DGDS, bã cải, các loại bã giá trị rẻ, vì khi đưa vào cấu thành 1kg cám sẽ tạo ra chất lượng thịt không tốt.

     

    PV: Nbee feed có vai trò như thế nào đối với các khách hàng tự trộn cám?

     

    Chúng tôi cung cấp premix dạng 4%, giải quyết việc thiếu axit amin, khoáng và vitamin trong các nguyên liệu. Trong bột cá, độ đạm là một vấn đề cần được xem xét kỹ lưỡng, thận trọng. Ví dụ, người ta nói sản phẩm bột cá chứa 60 đạm, nhưng thật sự bản thân tôi là người đi lấy bột cá để thử, sấy khô, tự giã rồi mang đi test thì thấy thực tế chỉ có 45 đạm thôi.

     

    Do đó, nếu mình bán sản phẩm, mà người ta trộn nguyên liệu không tốt sẽ dẫn đến chất lượng heo không đạt, người ta sẽ đổ do sản phẩm của mình. Cuối cùng, tôi đã giải quyết bằng cách tìm ra đạm mạch ngắn, giá thành không đắt. Bột cá 60 đạm thị trường bán 43.000 đồng/kg. Tôi mua đạm mạch ngắn, đạm thủy phân bán 40.000 đồng/kg, rẻ hơn bột cá nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng. Đối với đạm mạch ngắn, nguyên liệu đầu vào tôi sẽ hợp tác với các công ty lớn, uy tín để đảm bảo cho mình.

     

    Sau đạm mạch ngắn, Nbee feed thương mại sản phẩm mà amino axit khoáng và vitamin đang thiếu trong nguyên liệu.

     

    Nbee feed có trách nhiệm tìm ra những nguyên liệu chất lượng, giá cả hợp lý để bà con tận dụng thiết kế được công thức hoàn hảo nhất, giá thành rẻ nhất. Nhiều khi bà con mua bắp nhưng không biết bắp đó có bị ảnh hưởng nấm mốc không thì tôi phải giới thiệu cho bà con đây là sản phẩm hấp thu độc tố ở đây, tôi cứ mua để sẵn trong kho. Nếu lô nào cảm thấy nghi ngờ thì cho hấp thu độc tố nấm mốc vào, không thấy nghi ngờ thì không cần. Tôi không bán hàng bất chấp, không bắt bà con trộn để mình có sản lượng. Thay vào đó, tôi sẽ hướng dẫn bà con, ví dụ axit hữu cơ có chức năng gì, nếu không bỏ vào thì thiếu cái gì, bỏ vào thì giải quyết được cái gì, để họ tự cân nhắc và quyết định.

     

    Trộn mà không có nguyên liệu thì không trộn được, tôi phải chủ động việc đó. Hoặc mua nguyên liệu nào ở đâu, giá thành chất lượng ra sao tôi chia sẻ với khách hàng hết để họ mua không bị lầm. Bằng những kinh nghiệm của mình, kết hợp xâu chuỗi hết mọi vấn đề, sẽ tạo ra thành phẩm đạt chất lượng và giá thành rẻ hơn.

     

    Trong lĩnh vực premix thì ông đã có kinh nghiệm ra sao?

     

    Trước đây, tôi làm giám đốc điều hành cho công ty khác, sau một thời gian tôi cảm thấy mình đủ tự tin để làm độc lập nên đã thành lập nhà máy. Tuy nhà máy mới hoạt động được hơn 4 năm nhưng tôi đã có kinh nghiệm trong nghề 19 năm.

     

    Hiện nay, có một số trường hợp cũng là công ty bán premix nhưng không ai để ý trang thiết bị trộn như thế nào. Khi làm  nhà máy cám, người đánh giá để nhà máy đó hoạt động là Sở NN&PTNT, nhưng làm nhà máy premix thì người đánh giá là Cục Chăn nuôi, do đó mức độ uy tín cao hơn nhà máy cám. Trong đó, có những thành phần rất nhỏ, những nguyên liệu rất nhỏ nhưng máy móc thiết bị không tốt, trộn không đều thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm. Để khắc phục điều này, tôi phải cải tiến lại so với các công ty khác. Tất cả các công ty khác trộn 1 máy thì tôi trộn 2 máy với 2 tầng nên độ đồng đều rất cao.

     

    Khi trộn ra thành phẩm, tôi lấy mẫu đầu mẻ, cuối mẻ. Với mỗi sản phẩm, tôi  lấy nguyên liệu có thành phần ít nhất. Sản xuất xong thì đầu mẻ lấy 1 mẫu, cuối mẻ lấy 1 mẫu; 2 mẫu cùng test trên 1 thành phần và đưa cả cho công ty kiểm nghiệm, nghĩa là 2 đơn vị độc lập kiểm nghiểm trên cùng 1 sản phẩm. Điều này sẽ kiểm soát độ tin cậy đến tuyệt đối. Tôi kiểm tra như vậy là 6 mẫu, độ tin cậy đều đạt 100%.

    Công nhân công ty NBee feed đang sản xuất Premix 4% cho heo và nhân viên QC kiểm tra, lấy mẫu lưu số lô, ngày sản xuất

     

    Những nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào cho Nbee feed là những đơn vị nào?

     

    Tôi mua methione của CJ BIO, ngoài ra còn có nhà nhập khẩu lớn nhất Việt Nam là Ruby. Khi nhập khẩu nguyên liệu, tôi cũng căn cứ vào những nơi có cơ sở sản xuất, kinh doanh có điều kiện, uy tín chất lượng đảm bảo để chống bị mua hàng giả. Hiện nay, để làm ra premix cho các loại vật nuôi, chúng tôi có tới 60 loại nguyên liệu. Bởi mỗi loài có nhu cầu khác nhau nên phải mua nguyên liệu khác nhau.

     

    Các sản phẩm chủ lực của Nbee feed hiện nay là gì?

     

    Với phương châm, một chất lượng, một giá trị, hiện nay, Nbee feed đang cung cấp các Sản phẩm dành cho heo như: Nbeemix 602, Nbeemix 602S, Nbeemix 603, Nbeemix 603, Nbeemix 604S…; Sản phẩm dành cho thú nhai lại: Nbeemix 202; Sản phẩm dành cho gia cầm: Nbeemix 403, Nbeemix 406… Công ty cũng phân phối một số sản phẩm: Danmilk Supremer (AB Neo), Alphasoy, Magnet và Novicid PM (Innovad).

     

    Sản lượng của Nbee feed hiện nay dao động từ 40-60 tấn, đỉnh điểm là 100 tấn (1tấn premix 4% trộn được 25 tấn cám).

     

    Ông có thể chia sẻ chiến lược hoạt động thời gian tới của Nbee feed?

     

    Thời gian tới, ngành chăn nuôi phát triển mạnh theo hướng quy mô ngày càng lớn, chuyên môn hóa cao, đòi hỏi trình độ chuyên môn sâu, trong khi đó, chăn nuôi nông hộ ngày càng giảm mạnh, nên quá trình đánh giá chất lượng sản phẩm từ cám, thuốc thú y, con giống ngày càng chuyên nghiệp, rõ ràng và chính xác.

     

    Nbee feed đảm bảo các sản phẩm có chất lượng ổn định, pháp lý rõ ràng; dịch vụ chuyên nghiệp… Công ty cũng nhận thức rằng, phải đổi mới liên tục phương thức kinh doanh, học tập những kiến thức, công nghệ mới để bắt kịp được xu hướng phát triển của ngành chăn nuôi Việt Nam.

     

    Chân thành cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!

     

    Hà Ngân – Phương Nhung

    Công ty TNHH Nbee Feed: Một chất lượng, một giá trị

     

    Địa chỉ: 150B/3, Ấp Lộc Hòa, xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai

     

    Email: [email protected]

     

    Hotline: 0938 06 11 66

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.