Tự trộn thức ăn chăn nuôi: “Chìa khóa vàng” để giảm chi phí trong chăn nuôi - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Tự trộn thức ăn chăn nuôi: “Chìa khóa vàng” để giảm chi phí trong chăn nuôi

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Năm 2018, sản lượng thức ăn chăn nuôi của Việt Nam đạt trên 17 triệu tấn với tỷ lệ 63% cho heo, gia cầm 33% và bò 2,7%. Trong chăn nuôi, thức ăn chiếm 60 –  70% giá thành sản phẩm chăn nuôi, vì vậy thay đổi nhỏ về chi phí thức ăn/ chất lượng thức ăn ảnh hưởng rất lớn đến thành công của nhà chăn nuôi.

     

    Tự trộn thức ăn chăn nuôi có thể giảm từ 7-15% chi phí thức ăn

     

    Theo TS Bob Thaler, Trường Đại học Bang South Dakota (Hoa Kỳ), các công ty TĂCN đang cung cấp dịch  vụ & hỗ trợ theo dõi sản xuất, thị trường, quà tặng, con giống, thông tin kỹ thuật như hội thảo, tư vấn, tài liệu; nghiên cứu, phát triển và đổi mới; tài chính; kiểm soát chất lượng thức ăn…Và mỗi tấn thức ăn đã tăng chi phí từ 0,25- 3 USD và nhà chăn nuôi trả cho tất cả các chi phí trên.

     

    Tại Việt Nam, ngoài các chi phí trên, còn có chi phí cho đại lý thức ăn. Vì vậy, trong bối cảnh chăn nuôi gặp khó khăn, giá cả sản phẩm chăn nuôi lên xuống thất thường, dịch bệnh, thì việc giảm giá thành chăn nuôi bằng cách tự trộn thức ăn đang là một xu hướng mới cho nhà chăn nuôi.

    Chăn nuôi bằng cách tự trộn thức ăn đang là một xu hướng mới cho nhà chăn nuôi

     

    Cũng theo TS Bob Thaler, tự trộn thức ăn có cơ hội giảm được chi phí từ từ 7 – 15% chi phí thức ăn. Cùng với đó, điều này cũng khiến nhà chăn nuôi linh hoạt về chọn nguyên liệu từ các nhà cung cấp, công thức thức ăn, các giai đoạn cho ăn với các vật nuôi, điều chỉnh được cỡ các mẻ trộn. Đồng thời, nhà chăn nuôi có thêm trách nhiệm phải kiểm soát chất lượng và áp dụng các giải pháp khác nhau cho từng trại của mình. Tóm lại, người chăn nuôi sẽ hoàn toàn tự chủ trong việc chăn nuôi.

     

    Vượt qua “bão giá” nhờ tự trộn thức ăn chăn nuôi

     

    Nhờ tăng cường tiết giảm chi phí qua tự trộn thức ăn chăn nuôi, đã có nhiều trang trại chăn nuôi vượt qua bão giá, tiếp tục duy trì và phát triển công việc chăn nuôi. Một trong số đó là gia đình ông Nguyễn Văn Hà, Sóc Sơn, Hà Nội. Dây chuyền máy móc của gia đình ông Hà rất đơn giản: Chỉ là một máy nghiền và một máy trộn được nối thông với nhau nhưng mỗi ngày, cỗ máy này đã nghiền và trộn khoảng 600kg thức ăn, cung cấp đủ  cho 70 lợn nái và gần 200 lợn thịt. Ông Hà cho biết: “Theo tính toán của tôi, tự sản xuất được thức ăn cho lợn như thế này thì mỗi kg giảm được từ 1.000 đồng đến 1.300 đồng so với các loại thức ăn chăn nuôi được chế biến sẵn của các công ty cung cấp cám bán trên thị trường. Như vậy, chỉ tính riêng tiền thức ăn, một tháng gia đình tôi có thể tiết kiệm được từ 18 – 20 triệu đồng”. 

     

    Theo đánh giá của ông Hà, việc tự trộn cám cho lợn sẽ giúp tiết kiệm được khá nhiều nhờ vào một số nguyên liệu như ngô, sắn và lúa mua tại chỗ giá rẻ. Trước đây, việc trộn cám còn tương đối phức tạp nhưng bây giờ các chất dinh dưỡng được nhiều công ty cung cấp khá đầy đủ. Hiện nay, một số  nhà sản xuất đã có các dịch vụ tư vấn hướng dẫn công thức và cách phối trộn thức ăn chăn nuôi nên người chăn nuôi rất yên tâm.

     

    “Mình là nông dân, mỗi ngày chịu khó bỏ một chút công sức và thời gian ra trộn cám mà tiết kiệm được từ 600 – 700 nghìn đồng một ngày thì tại sao không làm? Giá thức ăn chăn nuôi thì ngày càng tăng trong khi ngô, cám gạo, đỗ tương của mình thì lại nhiều và rẻ. Người chăn nuôi bây giờ đã quen với các loại thức ăn được chế biến sẵn nên nói đến tự sản xuất thức ăn chăn nuôi thì rất ngại. Nhưng theo tôi, chỉ cần chịu khó một chút là được, một mình tôi một ngày có thể nghiền và trộn được 2 tấn cám. Nhưng công việc nghiền và trộn tôi chỉ cần làm tranh thủ chứ không mất nhiều thời gian như mọi người vẫn nghĩ.” – ông Hà tâm sự. Có lẽ cũng nhờ vào sự cần cù, chịu khó ấy mà trang trại lợn của ông vẫn duy trì và phát triển ổn định, không gặp khó khăn khi giá cả xuống thấp như những trang trại khác.

     

    Tự trộn thức ăn chăn nuôi không phải là câu chuyện mới nhưng trong điều kiện thực tế hiện nay, việc người dân tự sản xuất thức ăn chăn nuôi vẫn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể như việc thu mua và bảo quản nguyên liệu, đầu tư máy móc trang thiết bị để sản xuất cám, đầu tư thời gian công sức để làm cám..Cùng với đó, người chăn nuôi sợ thay đổi, ngại thử cái mới vì kiến thức về dinh dưỡng và vật nuôi của các nhà chăn nuôi vẫn còn hạn chế. Ngoài ra, họ chưa tìm công thức trộn phù hợp và không kiểm soát được chất lượng thức ăn và hiện thị trường có nhiều nhà cung cấp không uy tín.

     

    Để nhà chăn nuôi tự tin trộn TĂCN

     

    Theo đại diện từ Wisium, một thương hiệu quốc tế về sản phẩm premix/dịch vụ doanh nghiệp của ADM – tập đoàn toàn cầu của Mỹ về dinh dưỡng vật nuôi, để người chăn nuôi tự tin áp dụng hình thức tự trộn thức ăn cho trang trại của mình cần: Tìm được nguồn nguyên liệu tốt; Tìm được nhà cung cấp premix có uy tín trên thị trường. Bên cạnh đó, người chăn nuôi nên học hỏi thêm kiến thức về dinh dưỡng, công thức và kỹ thuật từ nguồn thông tin chính thống. Cụ thể, nhà chăn nuôi nên chú ý các yếu tố sau đây để sản xuất thức ăn tự trộn hiệu quả : 1.Chọn lựa nguyên liệu có chất lượng tốt ; 2. Kế hoạch kiểm soát chất lượng nguyên liệu và thành phẩm định kỳ; 3.Công thức phối trộn; 4. Cách trộn; 5. Bảo quản; 6. Cho ăn.

     

    Bước 1: Chọn lựa nguyên liệu có chất lượng tốt

     

    Nhà chăn nuôi cần tìm được nhà cung cấp nguyên liệu tốt, nhà cung cấp các loại premix uy tín và kiểm soát được chất lượng nguyên liệu với tỷ lệ các thành phần đạm, xơ, béo, vitamin, khoáng chất… cân đối.

     

    Cùng với đó là các hợp đồng & tài chính và khi nào bạn cần thanh toán cho nhà cung cấp để có thể chuẩn bị được nguyên liệu tốt nhất với giá cả cạnh tranh.

     

    Bước 2: Kế hoạch kiểm soát chất lượng nguyên liệu và thành phẩm định kỳ

     

    Để có được thức ăn tốt đảm bảo hiệu quả chăn nuôi và phòng tránh các rủi ro cho sức khỏe vật nuôi, người chăn nuôi cần thường xuyên kiểm soát chất lượng các nguyên liệu sử dụng và thành phẩm phối trộn bằng các phương pháp phân tích cảm quan, hóa lý; kiểm tra độc tố nấm mốc và mầm bệnh…

     

    Cần kiểm tra chất lượng nguyên liệu và thành phẩm sau mỗi đợt nhập/thay đổi nguyên liệu/nhà cung cấp hoặc khi có các dấu hiệu giảm sút năng suất chăn nuôi.

     

    Bước 3: Công thức phối trộn

     

    Tỷ lệ trộn đúng các loại nguyên liệu là chìa khóa để đảm bảo dinh dưỡng của khẩu phần. Trong đó, quan trọng nhất là sự cân đối của các axít amin, vitamin, khoáng chất, hàm lượng protein, xơ, chất béo…

     

    Công thức trộn sẽ phụ thuộc vào loại và chất lượng của các nguyên liệu sử dụng cũng như các giai đoạn phát triển khác nhau của từng loài vật nuôi. Do đó, sự hiểu biết về nguyên liệu cũng như nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi rất quan trọng trong việc thành lập công thức trộn để tối ưu hiệu quả chăn nuôi, nâng cao lợi nhuận.

     

    Bước 4: Cách trộn

     

    Cách chuẩn bị, phân bố các nguyên liệu khi trộn và thời gian trộn quyết định chất lượng của mẻ trộn. Các loại nguyên liệu dạng hạt như ngô cần được nghiền trước khi đưa vào trộn. Thời gian trộn của một mẻ 500kg không được quá 15 phút.

     

    Bước 5, 6: Bảo quản và cho ăn

     

    Thức ăn sau khi trộn nên cho vật nuôi ăn ngay để đảm bảo hàm lượng các chất dinh dưỡng. Tùy vào nhu cầu của vật nuôi theo từng giai đoạn mà cân đối khẩu phần, số bữa ăn cho phù hợp. Ví dụ: heo thịt giai đoạn 15 – 30kg cần tiêu thụ từ 800g đến 1,5kg thức ăn mỗi ngày, chia làm 2 bữa ăn.

     

    Thời gian bao quản tối ưu nên dưới 3 ngày sau khi trộn. Thành phẩm nên được chứa trong bao sạch đậy kín phòng hấp thu độ ẩm, chuột, bọ… và được bảo quản ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp.

     

    Thời gian bảo quản thức ăn tự trộn phụ thuộc vào các nguyên liệu sử dụng. Thức ăn có độ ẩm, hàm lượng béo cao dễ bị nấm mốc, ôi thiu gây hại cho vật nuôi. Độ ẩm của nguyên liệu thô, thành phẩm cần được kiểm soát duy trì trong khoảng 10 – 12%.

     

    TÂM AN

    Wisium là thương hiệu quốc tế về sản phẩm premix/dịch vụ doanh nghiệp của ADM – một hãng toàn cầu lớn trong lĩnh vực dinh dưỡng. Với tinh thần “Cùng nhau, chúng ta đi xa hơn”, Wisium cung cấp cho khách hàng là các công ty thức ăn chăn nuôi, trang trại… một sự hợp tác chuyên tâm với sự tập trung duy nhất vào  mục tiêu: nâng cao hiệu quả từ chất lượng, năng suất và lợi nhuận. Đối với bất kỳ loài vật nuôi nào, các chuyên gia của Wisium cũng mang đến giải pháp chuyên biệt, kết hợp giữa sản phẩm cao cấp và dịch vụ gia tăng để đáp ứng những nhu cầu của thị trường ngày càng thách thức. Cụ thể, bên cạnh sản xuát các sản phẩm premix theo tiêu chuẩn thế giới, Wisium còn mang đến cho khách hàng các dịch vụ gia tăng hữu ích như: tư vấn công thức phối trộn phù hợp, hỗ trợ kĩ thuật, hỗ trợ miễn phí phân tích, kiểm định và đánh giá các chỉ tiêu quan trọng của nguyên liệu và thành phẩm.

     

    Để hiểu rõ hơn về thương hiệu Wisium và các dịch vụ mà thương hiệu này mang lại, mời quý bạn đọc tham khảo đoạn video giới thiệu trong link sau: https://www.youtube.com/watch?v=TuBC_7zfJ6Q

     

    Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:

     

    Mr. NGÔ Nhật Trường

     

    Phòng Kỹ Thuật – Thương Mại WISIUM Việt Nam

     

    E: [email protected]

     

    W: www.wisium.com

     

    1 Comment

    1. Nguyễn Văn Luân

      Hãy liên hệ vs tôi qua số điện thoai 0397253918

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.