Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang vừa cho biết, tỉnh sẽ tổ chức giám sát chặt chẽ tại cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới, ngăn chặn kịp thời các trường hợp nhập lậu, vận chuyển lợn và sản phẩm từ lợn nghi mắc dịch tả lợn châu Phi.
Ngành nông nghiệp tỉnh tập trung tuyên truyền để người dân không tham gia vào hoạt động buôn bán, vận chuyển lậu, sản phẩm từ lợn qua biên giới nhằm giảm nguy cơ dịch tả lợn châu Phi bùng phát trên địa bàn tỉnh.
Cán bộ thú y phun thuốc tiêu độc, sát trùng phương tiện vận chuyển lợn. Ảnh: Công Trí/TTXVN
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, dịch tả lợn châu Phi xuất hiện đầu tiên tại An Giang vào ngày 21/5/2019 tại phường Mỹ Thạnh, thành phố Long Xuyên, sau đó dịch bệnh nhanh chóng lây lan ra toàn tỉnh. Tính đến ngày 20/10/2019, toàn tỉnh đã xuất hiện 1.240 điểm dịch, tại 129 xã, phường, thị trấn thuộc 10 huyện, thị xã, thành phố.
Hiện tổng số lợn tại An Giang đã bị tiêu hủy tính đến hết ngày 20/10/2019 là trên 28.100 con, với tổng trọng lượng lợn đã tiêu hủy là gần 1.800 kg. Toàn tỉnh An Giang có 87 xã, phường, thị trấn dịch tả lợn châu Phi đã qua 30 ngày, nhưng có 18 phường, xã đã qua 30 ngày dịch tả lợn châu Phi lại tái phát bệnh.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh tả lợn châu Phi, ngày 29/10/2019, UBND tỉnh An Giang đã phê duyệt “Kế hoạch chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi năm 2019 trên địa bàn tỉnh An Giang” nhằm triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Theo đó, tỉnh thành lập Ban chỉ đạo, Tiểu Ban và Tổ giúp việc thực hiện công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh; thành lập 8 chốt kiểm dịch tạm thời đường bộ và 2 chốt kiểm dịch đường thủy thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình vận chuyển lợn và sản phẩm từ lợn ra vào địa bàn tỉnh.
Trước đó, ngày 1/3/2019, UBND tỉnh An Giang cũng đã ban hành Quyết định số 358/QĐ-UBND về việc phê duyệt “Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với bệnh dịch tả lợn châu Phi năm 2019 trên địa bàn tỉnh An Giang”; trong đó, xây dựng kịch bản trong trường hợp chưa xảy ra dịch bệnh và khi xảy ra dịch bệnh với các nội dung chi và định mức chi phù hợp quy định ngay tại thời điểm.
Theo “Kế hoạch chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi năm 2019 trên địa bàn tỉnh An Giang”, UBND tỉnh An Giang nghiêm cấm mọi hình thức vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ lợn, các sản phẩm lợn ra vào vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp; yêu cầu ngành nông nghiệp tỉnh lưu ý thời điểm tái đàn sau dịch 30 ngày kể từ khi tiêu hủy đàn lợn hoặc sản phẩm lợn bị nhiễm bệnh và đã thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định, cơ sở từng bước nuôi tái đàn với số lượng khoảng 10% tổng số lợn có thể nuôi tại cơ sở.
UBND tỉnh An Giang cũng yêu cầu các hộ dân, sau khi nuôi tái đàn được 30 ngày, thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm, nếu tất cả các mẫu xét nghiệm đều âm tính với vi rút dịch tả lợn châu Phi, khi đó mới nuôi tái đàn với số lượng có thể lên đến 100% tổng số lợn có thể nuôi tại cơ sở/hộ gia đình.
UBND tỉnh An Giang yêu cầu ngành nông nghiệp tỉnh tăng cường kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển, kiểm soát giết mổ lợn và sản phẩm từ lợn; chỉ đạo Cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh tăng cường hoạt động kiểm dịch, kiểm soát giết mổ lợn và sản phẩm từ lợn ra vào địa bàn tỉnh, nhất là khu vực biên giới, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm….
Ông Trần Tiến Hiệp, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh An Giang cho biết, Chi cục sẽ chỉ đạo các Trạm Kiểm dịch động vật cửa khẩu, Trạm Kiểm dịch động vật đầu mối giao thông phối hợp với các ngành chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát, kiểm dịch vận chuyển lợn, các sản phẩm từ lợn ra vào biên giới; kiên quyết xử lý đối với những trường hợp nhập lậu, vận chuyển lợn và các sản phẩm từ lợn qua tuyến biên giới, không rõ nguồn gốc.
“Trong quá trình kiểm soát việc vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn ra vào địa bàn tỉnh, khu vực biên giới nếu phát hiện lợn bệnh, nghi mắc bệnh, chết…, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh sẽ tiến hành lấy mẫu xét nghiệm và xử lý theo quy định, kiên quyết xử lý đối với những trường hợp nhập lậu lợn qua tuyến biên giới và vận chuyển lợn không rõ nguồn gốc trong dịp lễ, tết”, ông Hiệp cho biết thêm.
Theo ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, trong những tháng cuối năm, ngành nông nghiệp tỉnh sẽ tổ chức tuyên truyền sâu rộng cho người dân hiểu về tác hại của bệnh dịch tả lợn châu Phi, để người dân khi phát hiện lợn nuôi nghi bệnh hoặc phát hiện buôn bán, vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn bất hợp pháp, không rõ nguồn gốc qua biên giới thì thông báo với chính quyền địa phương, thú y cơ sở để có biện pháp xử lý kịp thời.
“Ngành nông nghiệp tỉnh cũng tổ chức giám sát chặt chẽ nơi buôn bán, giết mổ, trung chuyển lợn; xây dựng phương án đóng cửa chợ, cơ sở giết mổ, nơi buôn bán lợn, các sản phẩm của lợn và có biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra trên địa bàn tỉnh”, ông Nguyễn Sĩ Lâm nói.
Thanh Sang
Nguồn: TTXVN
- vận chuyển lợn li>
- buôn bán lợn li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất